Liên hợp quốc có biện pháp ‘đột phá’ ngăn thảm họa tràn dầu tại Yemen
Các quan chức cho biết Liên hợp quốc (LHQ) đã đưa ra một quyết định quan trọng nhằm ngăn chặn nguy cơ thảm họa dầu loang từ một tàu chở dầu bị bỏ không nhiều năm nay ở ngoài khơi Yemen.
Tàu FSO Safer mắc kẹt ngoài khơi cảng Ras Isa, Yemen, ngày 19/7/2020. Ảnh (chụp từ vệ tinh bởi Maxar Technologies): AFP/TTXVN
Theo đó, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 9/3 cho biết đã ký hợp đồng mua một tàu chở dầu của công ty chở dầu Euronav. Tàu này sẽ đến Yemen để hút dầu từ tàu FSO Safer. Con tàu 47 tuổi này đã không được sử dụng kể từ khi bùng phát xung đột tại Yemen năm 2014 và bị bỏ ngoài khơi cảng Hodeida. Cảng này hiện do lực lượng Houthi kiểm soát và là một cửa ngõ quan trọng cho các tàu hàng ra vào quốc gia hiện phụ thuộc nhiều vào viện trợ khẩn cấp của quốc tế.
Tổng giám đốc UNDP Achim Steiner cho biết thỏa thuận trên là “một đột phá lớn”. Phát biểu trước báo giới tại trụ sở LHQ, ông Steiner khẳng định: “Nỗ lực này sẽ giúp tránh được nguy cơ xảy ra một thảm họa môi trường và nhân đạo trên quy mô lớn”. Theo ông, tàu của Euronav sẽ lên đường trong tháng tới, sau thời gian bảo dưỡng định kỳ tại Trung Quốc. Ông bày tỏ hy vọng nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, hoạt động chuyển dầu từ tàu FSO Safer sang tàu Euronav sẽ bắt đầu từ đầu tháng 5 tới”.
Các quan chức của LHQ từng bày tỏ lo ngại nguy cơ vỡ tàu FSO Safer khiến dầu tràn ra biển và sẽ tốn khoảng 20 tỷ USD để làm sạch.
Theo LHQ, tàu FSO Safer chứa 1,1 triệu thùng dầu, nhiều gấp 4 lần lượng dầu từng bị tràn trong thảm họa tàu Exxon Valdez năm 1989, một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất thế giới. Một thảm họa sinh thái có thể cản trở hoạt động qua eo biển Bab al-Mandab giữa châu Phi và bán đảo Arab, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới vì làm đình trệ hoạt động ở kênh đào Suez.
Video đang HOT
Nhiều năm qua, LHQ đã tìm giải pháp cho vấn đề này và đã kêu gọi tài trợ hoặc cho thuê một tàu chở dầu. Cuối cùng, LHQ đã quyết định mua tàu, cho rằng đây là phương án khả thi duy nhất, dù giá tàu đã tăng trong năm ngoái do xung đột tại Ukraine.
Hoạt động cứu hộ ước tính tốn 129 triệu USD, trong đó LHQ đã nhận được 75 triệu USD và thêm 20 triệu USD đã được cam kết. Ông Steiner cảnh báo LHQ có thể ngừng hoạt động cứu hộ này nếu không đủ tài trợ.
Mỹ đã đóng góp 10 triệu USD cho hoạt động trên và kêu gọi các nước khác cũng như các nhà tài trợ tư nhân hỗ trợ để LHQ hoàn tất chiến dịch cứu hộ khẩn cấp càng nhanh càng tốt.
Ông Steiner nhấn mạnh kế hoạch trên “rất nhiều rủi ro” và vượt quá các hoạt động thông thường của UNDP. Ông cho biết thêm hiện LHQ vẫn đang cân nhắc nơi để chuyển lượng dầu nói trên.
Yemen đối mặt với 'thảm họa kinh hoàng' nếu bị tràn dầu
Thời gian để bốc dỡ một triệu thùng dầu từ một tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển Yemen sắp hết và các chuyên gia cảnh báo rằng nó có thể dẫn đến một "nạn đói lan rộng" nếu tàu bị vỡ.
Một triệu thùng dầu thô cần được giải cứu khỏi tàu chở dầu FSO Safer đang neo đậu ngoài khơi bờ Biển Đỏ của Yemen. Ảnh: UNRCO Yemen
Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG) cảnh báo rằng thế giới nguy cơ không còn thời gian để ngăn chặn một "thảm họa có cường độ nghiêm trọng" ở Biển Đỏ, khi một triệu thùng dầu thô từ tàu chở dầu khổng lồ FSO Safer đang bị rỉ sét ở ngoài khơi bờ biển của Yemen.
Các chuyên gia đã cảnh báo rằng tàu FSO Safer có thể phát nổ hoặc vỡ bất cứ lúc nào. "Các cảng sẽ bị đóng cửa đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu do dầu tràn và ngành đánh bắt cá sẽ sụp đổ. Tác động nhân đạo, chỉ riêng ở Yemen, sẽ là một cuộc khủng hoảng dẫn đến nạn đói lan rộng", Joost Hiltermann, Giám đốc MENA tại ICG, nói.
Hiện công việc sửa chữa con tàu rỉ sét đã bị trì hoãn một phần do thiếu kinh phí và ở mức độ lớn hơn là sự "lãng quên" của quốc tế.
Liên hợp quốc đã đảm bảo 60 triệu USD để khắc phục sự cố và dự kiến còn thiếu 20 triệu USD nữa. Do đó, Liên hợp quốc đã chuyển sang huy động vốn từ cộng đồng để đảm bảo số tiền còn lại.
Tuy nhiên, ông Hiltermann lo ngại rằng bất kỳ sự cố tràn dầu nào cũng có thể khiến cuộc xung đột ở Yemen lan rộng vì dẫn đến sự can dự của các lực lượng quốc tế khác vào khu vực vốn đã mong manh.
"Với bản chất chiến lược của Biển Đỏ là một tuyến đường vận tải quan trọng; sự cố có thể quốc tế hóa hơn nữa cuộc chiến Yemen, vốn đã trở nên phức tạp hơn do có sự can dự của bên ngoài", ông Hiltermann nói.
Tại Yemen, các bên tham chiến, hiện đang hướng đến một thỏa thuận hòa bình, có thể nhanh chóng đổ lỗi cho nhau về thảm họa, điều này rất có thể dẫn đến "một cuộc cạnh tranh gay gắt về nguồn lực rất khan hiếm", ông Hiltermann lưu ý.
Các chuyên gia cảnh báo rằng con tàu chở dầu 45 năm tuổi FSO Safer đang bị ăn mòn gần cảng Hodeidah của Yemen đã trở thành "một quả bom hẹn giờ".
Câu hỏi "ai sở hữu dầu, ai có quyền bán nó và số tiền đó sẽ do ai quản lý" đã gây ra sự bất đồng giữa các phe phái Yemen khác nhau và những người ủng hộ họ đồng ý về một kế hoạch chung để giải quyết tình hình.
Hannah Porter, một nhà phân tích Yemen tại DT Global, một công ty phát triển quốc tế, cho rằng vấn đề này không nên được chính trị hóa: "Con tàu là mối đe dọa đối với tất cả người dân Yemen, bất kể đảng phái chính trị nào. Mọi người đều quan tâm đến mối đe dọa này phải được hóa giải ngay lập tức".
Các nhà bảo vệ môi trường đã cảnh báo chi phí của hoạt động trục vớt, khoảng 80 triệu USD, sẽ chỉ bằng một phần nhỏ so với ước tính 20 tỷ USD cho chi phí để làm sạch dầu tràn.
LHQ huy động vốn cộng đồng để ngăn chặn thảm họa tràn dầu ngoài khơi Yemen Liên hợp quốc (LHQ) ngày 13/6 đã phát động chiến dịch huy động vốn cộng đồng cho nỗ lực ngăn chặn sự cố tràn dầu từ tàu FSO Safer - bị bỏ lại ngoài khơi thành phố Hodeidah của Yemen từ năm 2015. Tàu FSO Safer mắc kẹt ngoài khơi cảng Ras Isa, Yemen, ngày 19/7/2020. Ảnh (chụp từ vệ tinh bởi Maxar...