Liên Hợp Quốc cảnh báo về “đại dịch” khác sắp xảy ra
Báo cáo đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tình hình hạn hán năm 2021 nêu chi tiết những rủi ro mà con người sẽ phải đối mặt trong những năm tới do lượng mưa giảm ở các điểm chính trên thế giới.
Liên Hợp Quốc cảnh báo có một loại “đại dịch” khác sắp xảy ra trên thế giới.
Sự nóng lên toàn cầu phân phối lại nguồn nước trên Trái đất là một thực tế đáng lo ngại mà nhiều nước trên thế giới buộc phải đối phó.
Báo cáo cho hay: “Với sự thay đổi khí hậu do con người gây ra, tần suất và mức độ nghiêm trọng của hạn hán đã tăng lên ở một số khu vực trên toàn cầu. Khi thế giới chuyển động dường như không thể tránh khỏi việc nhiệt độ trung bình toàn cầu ấm hơn 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, các tác động của hạn hán tăng lên và được dự đoán là sẽ tồi tệ hơn ở nhiều khu vực”.
Ít nhất 1,5 tỷ người trên thế giới đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán trong hai thập kỷ qua, gây thiệt hại cho các nền kinh tế hơn 124 tỷ USD.
Video đang HOT
Theo các tác giả báo cáo, thường có một khoảng cách giữa tổn thất được báo cáo và tác động thực tế, có nghĩa là những con số như thế này tốt nhất nên được xem xét thận trọng. Chưa kể các ước tính thực tế thậm chí không tính đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển.
Vấn đề đáng nói chính các quốc gia đang phát triển và các vùng xa xôi lại xuất hiện đầu tiên khi chúng ta nghĩ về hạn hán nghiêm trọng. Có gần 1/5 dân số thế giới sống trong khu vực có nguy cơ khan hiếm nước. Vào cuối thế kỷ này, chúng ta có thể nhận thấy hầu hết các quốc gia sẽ bị ảnh hưởng bởi hạn hán theo một cách nào đó.
Ngày càng có nhiều báo cáo dự đoán mức độ gia tăng nguy cơ thiếu nước trong một tương lai bị tàn phá bởi một cuộc khủng hoảng khí hậu.
Nhưng nếu chúng ta biết tất cả những điều này, chúng ta biết rằng hạn hán có thể tàn khốc như thế nào, và rất nhiều người trong chúng ta phải đối mặt với tương lai của những đợt khô hạn thì tại sao chúng ta không kiểm soát nó tốt hơn?
Trong nỗ lực đưa ra câu trả lời, báo cáo của Liên Hợp Quốc đã tập hợp một số nghiên cứu điển hình mô tả chi tiết các vấn đề liên quan đến hạn hán để làm nổi bật ai trong cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thời kỳ căng thẳng về nước thường xuyên.
Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai, Mami Mizutori, đã so sánh tình trạng thiếu nước trong tương lai với một thảm họa toàn cầu mà chúng ta có thể đối mặt.
“Hạn hán đang trên đà trở thành đại dịch tiếp theo và không có vắc xin nào chữa khỏi”, Fiona Harvey của tờ The Guardian nhận định.
Bất bình đẳng xã hội, thiếu sự chuẩn bị và khó thích ứng với những rủi ro mới chỉ càng làm tăng thêm những thách thức mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt trong quá khứ.
Nhưng cũng giống như một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh được hưởng lợi từ ký ức dài hạn về bệnh tật trong quá khứ, cộng đồng toàn cầu của chúng ta không thể bỏ qua những cộng đồng đã mờ nhạt trong lịch sử vì muốn tiếp cận đáng tin cậy với nước ngọt.
Myanmar bác nghị quyết cấm vận của LHQ
Bộ Ngoại giao Myanmar vừa bác nghị quyết cấm vận vũ khí và lên án đảo chính của Liên Hợp Quốc, cho rằng nó dựa trên cáo buộc "phiến diện".
Bộ Ngoại giao Myanmar mô tả nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), được thông qua ngày 18/6 và không có ràng buộc pháp lý, là "dựa trên những cáo buộc phiến diện và những giả định sai lầm". Tuyên bố từ thủ đô Naypyidaw nói rằng cơ quan này đã gửi thư phản đối tới Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Abdulla Shahid.
"Dù Myanmar tiếp thu những lời đóng góp mang tính xây dựng của cộng đồng quốc tế để giải quyết những thách thức đang phải đối mặt, bất kỳ nỗ lực nào xâm phạm chủ quyền đất nước và can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar đều không được chấp nhận", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Myanmar ngày 19/6 cho hay.
Nghị quyết của LHQ kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar khôi phục quá trình chuyển đổi dân chủ của nước này, lên án "bạo lực quá mức và gây chết người" hậu đảo chính và kêu gọi tất cả các nước "ngăn chặn nguồn vũ khí vào Myanmar".
Nghị quyết cũng kêu gọi lực lượng vũ trang Myanmar trả tự do vô điều kiện ngay lập tức cho bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều quan chức, chính trị gia bị bắt khác, cũng như tất cả những người bị bắt giam và buộc tội "một cách tùy tiện".
Người dân Myanmar kêu gọi cứu bà Aung San Suu Kyi trong cuộc biểu tình ở Yangon. Ảnh: AFP.
Nghị quyết được thông qua với 119 phiếu đồng thuận, một phiếu phản đối của Belarus, nước cung cấp vũ khí lớn của Myanmar, cùng 36 phiếu trắng, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc và Nga.
Đại sứ Myanmar tại LHQ Kyaw Moe Tun, người hồi tháng hai lên án đảo chính, đã bỏ phiếu đồng thuận và kêu gọi cộng đồng quốc tế có "hành động mạnh mẽ nhất có thể" để chấm dứt ngay lập tức đảo chính. Bộ Ngoại giao Myanmar nói đối với họ Kyaw Moe Tun đã bị cách chức và bị buộc tội phản quốc.
"Do đó, tuyên bố, sự tham gia và hành động của ông ấy trong cuộc họp là không hợp lệ và không thể chấp nhận. Myanmar mạnh mẽ bác bỏ sự tham gia và các tuyên bố của ông ấy", cơ quan này nói.
Hội đồng Bảo an LHQ, cơ quan có thể đưa ra những nghị quyết ràng buộc pháp lý, đã thông qua một số tuyên bố về Myanmar, gồm lên án sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình ôn hòa, kêu gọi quân đội khôi phục quá trình chuyển đổi dân chủ và "kiềm chế đối đa" bạo lực ở tất cả các bên. Tuy nhiên, cơ quan này chưa bao giờ có thể lên án đảo chính hay cho phép cấm vận vũ khí hoặc các biện pháp khác, bởi gần như chắc chắn vấp phủ quyết của Trung Quốc và có thể thêm Nga.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2022-2026 Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 18/6/2021, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã tuyên thệ nhậm chức sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp và thông qua Nghị quyết bổ nhiệm ông tiếp tục đảm nhiệm nhiệm kỳ 2 từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2026. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu...