Liên Hợp Quốc cảnh báo quân đội Myanmar
Liên Hợp Quốc kêu gọi quân đội Myanmar trao trả quyền lực cho chính quyền dân sự, cảnh báo không sử dụng vũ lực với người biểu tình.
“ Thế giới đang dõi theo”, phó cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc Nada al-Nashif hôm nay phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền ở Geneva, Thụy Sĩ, trong phiên họp đặc biệt được Anh và Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu triệu tập khẩn cấp hồi đầu tuần, nhằm thảo luận về cuộc đảo chính ở Myanmar và hệ quả của nó.
Cảnh sát bắt một người biểu tình chống đảo chính tại thành phố Mawlamyine, Myanmar, hôm nay. Ảnh: AFP .
Al-Nashif chỉ trích việc chính quyền quân sự Myanmar bắt giam các lãnh đạo dân cử, trong đó có Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và hơn 350 người khác, bao gồm quan chức, nhà hoạt động hay nhà báo. Các quan chức Liên Hợp Quốc khác và nhà ngoại giao cũng lên tiếng cảnh báo về mối nguy hiểm với nền dân chủ Myanmar và tình trạng bạo lực đối với người biểu tình.
Video đang HOT
“Hãy để chúng tôi nói rõ, rằng việc sử dụng tùy tiện các loại vũ khí gây sát thương chống lại những người biểu tình ôn hòa là không thể chấp nhận”, al-Nashif tuyên bố. Tuy nhiên, bà lưu ý “bất cứ lệnh trừng phạt đang được xem xét nào cũng cần nhắm mục tiêu cẩn thận vào các cá nhân cụ thể, những người được cho là vi phạm quyền của dân”, tránh gây tổn hại cho những người dễ bị tổn thương nhất ở đất nước này.
Cảnh báo được Liên Hợp Quốc đưa ra trong bối cảnh hàng trăm nghìn người ủng hộ bà Suu Kyi hôm nay tiếp tục xuống đường biểu tình khắp cả nước, dẫn đến đụng độ với cảnh sát, bất chấp lời kêu gọi tránh tụ tập đông người của quân đội. Kyaw Myint, quan chức Hội Chữ thập Đỏ Myanmar, cho biết ba người đã bị thương vì trúng đạn cao su trong lúc cảnh sát giải tán đám đông ở thành phố Mawlamyine.
Tại thành phố Yangon, hàng trăm bác sĩ mặc đồng phục trắng diễu hành qua chùa vàng Shwedagon, địa điểm Phật giáo linh thiêng nhất Myanmar. Biểu tình cũng diễn ra ở thủ đô Naypyidaw, thành phố ven biển Dawei và thủ phủ bang Kachin Myitkyina. Trong các cuộc biểu tình trước đó, cảnh sát đã sử dụng vòi rồng, hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông.
Tại phiên họp của Liên Hợp Quốc, đại sứ Myanmar Myint Thu nhấn mạnh quân đội nước này buộc phải hành động “do những bất thường sau bầu cử”.
Quân đội Myanmar, dưới sự lãnh đạo của Thống tướng Min Aung Hlaing, hôm 1/2 tiến hành cuộc đảo chính bất ngờ, lật đổ chính quyền do đảng của bà Suu Kyi lãnh đạo. Quân đội cáo buộc đã có hành vi gian lận trên diện rộng trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020, đồng thời cam kết chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng khi bầu cử được tổ chức lại sau một năm duy trì tình trạng khẩn cấp.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 11/2 thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Thống tướng Min Aung Hlaing và những quan chức quân sự hàng đầu Myanmar sau vụ đảo chính hôm 1/2. Trước đó, Tổng thống Joe Biden cũng ký một sắc lệnh hành pháp cho phép Bộ Tài chính Mỹ nhắm vào cả con cái hoặc vợ/chồng của những người bị trừng phạt.
LHQ lần đầu liên lạc với quân đội Myanmar sau đảo chính
LHQ kêu gọi trả tự do cho các nhà lãnh đạo dân sự Myanmar trong cuộc tiếp xúc đầu tiên với quân đội nước này sau đảo chính.
"Đặc phái viên của chúng tôi hôm nay đã tiếp xúc lần đầu với quân đội Myanmar, bày tỏ thẳng thắn quan điểm của Liên Hợp Quốc với phó chỉ huy quân đội nước này", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres hôm nay cho biết, nhắc tới nhà ngoại giao Thụy Sĩ Christine Schraner Burgener, đặc phái viên về Myanmar tại LHQ.
Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, tại một sự kiện ở Yangon hồi tháng 7/2018. Ảnh: AFP .
Ông cho hay Burgener cũng liên hệ với những quốc gia khác trong khu vực, đồng thời tuyên bố "chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để cộng đồng quốc tế đoàn kết trong việc đảm bảo tạo điều kiện lật ngược cuộc đảo chính".
Quân đội Myanmar lên nắm quyền sau cuộc đột kích bắt giữa Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và nhiều lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) hôm 1/2, đưa đất nước trở lại chế độ binh trị sau 10 năm theo chế độ dân chủ.
Các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ ngày 3/2 họp khẩn về tình hình Myanmar, song rơi vào bất đồng và chưa thể ra tuyên bố chung. Một nguồn tin cho biết Trung Quốc và Nga yêu cầu thêm thời gian để thảo luận.
Các ngoại trưởng G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ sau đó ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Myanmar và hối thúc quân đội nước này thả những người bị bắt.
Thân tín của Aung San Suu Kyi bị bắt Win Htein, lãnh đạo cấp cao đảng NLD, trợ lý chủ chốt của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, bị bắt rạng sáng nay. Kyi Toe, nhân viên báo chí của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD), hôm nay đăng trên Facebook thông báo lãnh đạo đảng Win Htein đã "bị bắt lúc nửa...