Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ tăng trưởng toàn cầu thấp kéo dài
Một báo cáo công bố ngày 16/5 của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định nền kinh tế thế giới đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng thấp kéo dài do hậu quả của đại dịch COVID-19, khủng hoảng Ukraine, biến đổi khí hậu và các điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi, dù đã xuất hiện một số dấu hiệu cải thiện phần nào.
Nền kinh tế thế giới đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng thấp kéo dài do hậu quả của đại dịch COVID-19, khủng hoảng Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bản cập nhật giữa năm của báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế Thế giới công bố hồi tháng 1/2023, tình trạng lạm phát cao dai dẳng ở cả các nước phát triển và đang phát triển do hậu quả của đại dịch đã thúc đẩy các ngân hàng trung ương đưa ra những đợt tăng lãi suất mạnh nhất trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, sự giảm tốc tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023 có thể sẽ ít nghiêm trọng hơn so với dự đoán trước đây, chủ yếu nhờ chi tiêu hộ gia đình tăng liên tục ở các nền kinh tế lớn cũng như đà phục hồi của Trung Quốc.
Dự báo tăng trưởng toàn cầu đã được điều chỉnh tăng từ 1,9% trong báo cáo tháng Một lên 2,3% cho năm 2023. Song mức tăng trưởng toàn cầu cho năm 2024 được điều chỉnh giảm từ 2,7% xuống 2,5%.
Theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng toàn cầu vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình 3,1% trong hai thập kỷ trước đại dịch.
Video đang HOT
Đối với Mỹ, chi tiêu hộ gia đình ổn định đã thúc đẩy LHQ điều chỉnh tăng dự báo cho nước này từ mức 0,4% lên 1,1% cho năm nay. Tương tự, dự báo cho Liên minh châu Âu (EU) cũng được tăng lên 0,9% thay vì 0,2%. Ước tính tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay được điều chỉnh từ 4,8% lên 5,3%.
Đối với các nền kinh tế lớn khác, tăng trưởng của Nhật Bản hiện được dự báo ở mức 1,2%, thấp hơn con số trước đó là 1,5%. Nền kinh tế của Anh dự kiến sẽ suy giảm ít hơn ước tính đầu tiên, giảm 0,1% thay vì 0,8%. Nga, quốc gia đang chịu các lệnh trừng phạt nặng nề của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, sẽ chứng kiến nền kinh tế suy giảm 0,6%, một kịch bản tốt hơn nhiều so với dự báo hồi tháng Một về mức giảm 2,9%. Dự báo cho tăng trưởng kinh tế Ấn Độ vẫn được giữ nguyên ở mức 5,8%.
Thương mại toàn cầu dự kiến sẽ vẫn chịu áp lực. Kịch bản cơ sở dự đoán rằng khối lượng thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu sẽ tăng 2,3% vào năm 2023, cao hơn so với dự báo trước đây về mức tăng trưởng gần như bằng không.
Tuy nhiên, những tác động kéo dài của COVID-19, căng thẳng địa chính trị gia tăng và thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp tục kìm hãm thương mại toàn cầu, mặc dù những hạn chế về chuỗi cung ứng và chi phí vận chuyển đã giảm bớt.
Lạm phát trung bình toàn cầu ước vào khoảng 5,2% trong năm 2023, giảm từ mức cao nhất trong hai thập kỷ là 7,5% hồi năm 2022. Báo cáo lưu ý trong khi áp lực tăng giá dự kiến sẽ “hạ nhiệt” dần, lạm phát ở nhiều quốc gia sẽ vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của các ngân hàng trung ương.
Chi tiêu quân sự của Ukraine đã tăng 640% trong năm 2022
Báo cáo cho hay chi tiêu tăng đột biến, chủ yếu do cuộc khủng hoảng Ukraine gây ra, là mức tăng cao nhất trong một năm về chi tiêu quân sự của một quốc gia từng được ghi nhận trong dữ liệu SIPRI.
Một binh sỹ Ukraine. (Ảnh: Reuters)
Theo THX, hãng thông tấn Ukrinform do Chính phủ Ukraine điều hành dẫn một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết chi tiêu quân sự của Ukraine đã tăng 640% trong năm 2022 lên khoảng 44 tỷ USD.
Báo cáo cho hay chi tiêu tăng đột biến, chủ yếu do cuộc khủng hoảng Ukraine gây ra, là mức tăng cao nhất trong một năm về chi tiêu quân sự của một quốc gia từng được ghi nhận trong dữ liệu SIPRI.
Năm ngoái, chi tiêu quốc phòng chiếm 34% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine so với 3,2% vào năm 2021.
Theo SIPRI, trong năm 2022, Ukraine là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới sau Qatar và Ấn Độ.
Trước đó ngày 11/4, theo thông tin được công bố trên trang web của Quốc hội Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ký ban hành luật tăng chi tiêu quốc phòng thêm 14,6 tỷ USD. Luật mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 13/4.
Nghị sỹ Quốc hội Ukraine Yaroslav Zheleznyak nhấn mạnh đây là mức tăng ngân sách kỷ lục.
Trên trang Telegram, ông Zheleznyak nêu rõ: "Chưa bao giờ trong lịch sử Ukraine có những thay đổi quan trọng như vậy đối với ngân sách."
Hôm 21/3, Quốc hội Ukraine đã thông qua dự luật tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng thêm hơn 14 tỷ USD.
Trước đó, Ukraine lên kế hoạch chi tiêu ngân sách năm 2023 ở mức 2.600 tỷ hryvnia (71,1 tỷ USD), trong đó 1.140 tỷ hryvnia (31,2 tỷ USD) sẽ được phân bổ cho các nhu cầu an ninh và quân sự, chiếm 43% tổng chi tiêu, tương đương 18,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Đồng thời, chi tiêu cho Bộ Quốc phòng đã tăng từ 133,5 tỷ hryvnia (3,65 tỷ USD) trong năm ngoái lên 857,9 tỷ hryvnia (23,46 tỷ USD) cho năm nay.
Bộ Tài chính Ukraine có kế hoạch hỗ trợ ngân sách bằng các khoản vay trong và ngoài nước, cũng như nguồn thu từ các công ty thuộc sở hữu của nhà nước.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Ukraine đã nhận được tổng cộng 4,5 tỷ euro (4,9 tỷ USD) viện trợ trực tiếp từ Liên minh châu Âu (EU)./.
Trung Quốc mong muốn gì ở châu Âu trong giải quyết khủng hoảng Ukraine? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận với châu Âu về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh. Ảnh: AP Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò...