Liên hợp quốc: Ấn Độ sẽ nhiều hơn Trung Quốc 2,9 triệu người vào giữa năm 2023
Ấn Độ đang trên đường trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, vượt qua Trung Quốc với gần 3 triệu người vào giữa năm nay, theo dữ liệu do Liên hợp quốc công bố hôm thứ Tư (19/4).
Cụ thể, dân số Ấn Độ được ước tính sẽ là 1,4286 tỷ người, so với 1,4257 tỷ người của Trung Quốc trong “Báo cáo tình trạng dân số thế giới” của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) năm nay. Mỹ ở vị trí thứ ba, với dân số ước tính là 340 triệu người.
Một khu chợ đông đúc ở Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Các chuyên gia dân số sử dụng dữ liệu trước đây của Liên hợp quốc đã dự đoán Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong tháng này, nhưng báo cáo mới nhất của cơ quan toàn cầu không nêu rõ ngày tháng.
Các quan chức dân số của Liên hợp quốc cho biết không thể chỉ định ngày tháng do không chắc chắn về dữ liệu từ Ấn Độ và Trung Quốc, vì cuộc điều tra dân số gần đây nhất của Ấn Độ được tổ chức vào năm 2011 và cuộc điều tra tiếp theo, dự kiến vào năm 2021, đã bị trì hoãn do đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Mặc dù cả hai quốc gia sẽ chiếm hơn 1/3 dân số toàn cầu ước tính là 8,045 tỷ người, nhưng tốc độ tăng dân số ở cả hai quốc gia đều đang chậm lại, trong đó Trung Quốc chậm hơn nhiều so với Ấn Độ.
Năm ngoái, dân số Trung Quốc lần đầu tiên giảm sau 6 thập kỷ, một bước ngoặt lịch sử dự kiến sẽ tác động sâu sắc đối với nền kinh tế thế giới. Dữ liệu của Ấn Độ cho thấy tốc độ tăng dân số hàng năm của nước này trung bình là 1,2% kể từ năm 2011, giảm từ mức 1,7% trong thập kỷ trước.
Nguyên nhân Ấn Độ không thống kê được dân số
Theo dự báo của Liên hợp quốc (LHQ), trong 2 tháng tới, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỷ dân.
Tuy nhiên, trong ít nhất một năm trở lại đây, quốc gia Nam Á này vẫn không biết thực sự hiện nước mình đang có bao nhiêu người.
Mọt khu chợ tấp nập tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, cuộc điều tra dân số mười năm một lần của Ấn Độ với kế hoạch ban đầu diễn ra vào năm 2021 đã bị trì hoãn 2 năm vì đại dịch COVID-19 và giờ đây cũng chưa biết bao giờ triển khai do gặp những thách thức về kỹ thuật và hậu cần.
Các chuyên gia cho biết sự chậm trễ trong việc cập nhật dữ liệu xét trên các khía cạnh việc làm, nhà ở, trình độ biết chữ, mô hình di cư và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, được thống kê trong cuộc điều tra dân số, đã ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh tế - xã hội cũng như hoạch định chính sách của nền kinh tế đang đứng thứ 5 toàn cầu.
Rachna Sharma, thành viên tại Viện Chính sách và Tài chính Công Quốc gia, cho biết dữ liệu từ điều tra dân số cũng ảnh hưởng đến khảo sát chi tiêu tiêu dùng và lực lượng lao động.
"Trong trường hợp không có dữ liệu điều tra dân số mới nhất, các ước tính dựa trên dữ liệu đã có từ hơn 10 năm trước có thể dẫn tới các ước tính khác xa với thực tế", chuyên gia Sharma lý giải.
Một quan chức cấp cao của Bộ Thống kê và Thực hiện Chương trình cho biết dữ liệu điều tra dân số từ năm 2011 đang được sử dụng cho các dự báo và ước tính cần thiết để đánh giá chi tiêu của chính phủ.
Người phát ngôn của bộ này cho hay vai trò của bộ chỉ giới hạn trong việc cung cấp các dự báo tốt nhất có thể và không thể bình luận về quá trình điều tra dân số. Trong khi đó, Văn phòng Thủ tướng chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề trên.
Hai quan chức chính phủ khác, thuộc Bộ Nội vụ và văn phòng Tổng cục Đăng ký Ấn Độ, tiết lộ nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ khi tiến hành điều tra dân số phần lớn là do chính phủ quyết định điều chỉnh quy trình cũng như muốn ứng dụng công nghệ để mọi việc được xử lý thuận tiện hơn.
Quan chức Bộ Nội vụ cho hay phần mềm được sử dụng để thu thập dữ liệu điều tra dân số trên ứng dụng điện thoại di động phải được đồng bộ hóa với cơ sở dữ liệu nhận dạng hiện có, bao gồm cả chương trình chứng minh thư quốc gia Aadhaar vốn dĩ đang tốn nhiều thời gian. Một trong những nhược điểm của chương trình Aadhaar là trẻ em không được tính vào vì chưa đủ tuổi đăng ký cũng như nhiều trường hợp tử vong chưa được cập nhật. Theo Cơ quan Nhận diện Ấn Độ (UIDAI), tính đến ngày 31/12/2022, phần mềm cập nhật 1,30 tỷ người song trên thực tế, con số được dự kiến phải là 1,37 tỷ người.
Theo ước tính của LHQ, dân số Ấn Độ có thể chạm mốc 1.425.775.850 người vào ngày 14/2, vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Dự trên dữ liệu từ cuộc điều tra dân số năm 2011, thời điểm đó Ấn Độ đang có 1,21 tỷ người. Điều này đồng nghĩa với việc trong 12 năm, Ấn Độ sẽ có thêm 210 triệu người - gần bằng tổng số dân tại Brazil.
Theo quy trình khảo sát, 330.000 giáo viên các trường công lập sẽ tham gia điều tra dân số. Việc của họ là gõ cửa từng nhà, lên danh sách thành viên gia đình và sau đó thực hiện tiếp lần khảo sát thứ 2. Trong hai giai đoạn kéo dài suốt 11 tháng, những người này sẽ hỏi hơn 20 câu hỏi với 16 ngôn ngữ khác nhau.
Các con số sẽ được lập bảng và dữ liệu cuối cùng sẽ được công khai vài tháng sau đó. Theo ước tính vào năm 2019, toàn bộ quá trình điều tra dân số tốn khoảng 87,5 tỷ rupee (tương đương 1,05 tỷ USD).
Tuy nhiên, bên cạnh nhiệm vụ đi khảo sát dân số, những người giáo viên này còn nhiệm vụ ở trên trường học, đặc biệt là sau khi đại dịch kết thúc. Họ cũng phải tham gia tổ chức 9 cuộc bầu cử cấp bang vào năm 2023 và tổng tuyển cử vào năm 2024.
Arvind Mishra, một quan chức cấp cao của Liên đoàn giáo viên tiểu học toàn Ấn Độ với 2,3 triệu thành viên, cho biết theo luật pháp tại Ấn Độ, giáo viên có nghĩa vụ tham gia tổ chức bầu cử và điều tra dân số. Tuy nhiên, chính phủ phải tăng mức phí nhiệm vụ mà họ nhận được.
"Họ phải đưa ra một cơ chế thanh toán có hệ thống cho những công việc này. Các giáo viên xứng đáng được tôn trọng và họ không thể chạy khắp nơi để đòi tiền lương cho bài tập đếm lớn nhất Trái Đất này", Mishra bức xúc.
Châu Á đối mặt với thách thức dân số Trong khi dân số thế giới vẫn đang trên đà tăng, thì nhiều quốc gia châu Á lại phải loay hoay tìm giải pháp để cải thiện tỷ lệ sinh thấp, chặn đà suy giảm dân số - yếu tố vốn đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhân viên y tế chăm sóc em...