Liên Hiệp Quốc hoãn đàm phán vấn đề Syria đến ngày 9-3
Hãng tin Reuters ngày 1-3 cho biết, Liên Hiệp Quốc (LHQ) sẽ lùi vòng hòa đàm ở Syria sang ngày 9-3 tới đây.
Đặc phái viên LHQ về vấn để Syria, ông Staffan de Mistura nói: “Chúng tôi sẽ lùi thời gian vòng đàm phán đến chiều 9-3 tuần tới vì những lý do về kỹ thuật và hậu cần, cũng như muốn chiến sự ở Syria được kiểm soát tốt hơn”. Ban đầu, cuộc đàm phán được ấn định vào ngày 7-3.
Đặc phái viên LHQ về vấn để Syria, ông Staffan de Mistura
Theo tổng thống Syria Bashar al-Assad, vẫn còn tia hy vọng cho việc chấm dứt xung đột tại nước này, bất chấp việc ông quy trách nhiệm cho lực lượng đối lập đã phá vỡ thỏa thuận.
Về phần mình, lực lượng đối lập cho rằng, chính phủ Syria đã vi phạm lệnh ngừng bắn, khi liên tục tấn công vào vị trí của họ. Phía chính phủ đã phủ nhận cáo buộc này.
LHQ coi thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ và Nga khởi xướng là cơ hội để nối lại các cuộc đàm phán hòa bình đã đổ vỡ trước khi được nối lại cách đây một tháng ở Geneve, Thụy Sĩ.
Nó đồng thời đem đến hy vọng rằng, hàng cứu trợ sẽ được chuyển đến những khu vực đang bị bao vây, nơi nhiều người dân Syria đang sống trong điều kiện tồi tàn, khốn khó.
Tuy nhiên, lực lượng đối lập vẫn chưa có bất cứ thông tin chính thức nào về vòng đàm phán mới vào ngày 9-3, đồng thời họ cũng khẳng định chưa thể bắt đầu bất cứ cuộc thảo luận nào cho đến khi những người bị bắt giữ được trả tự do và lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.
Theo_An ninh thủ đô
Nga Mỹ sẽ xích lại gần nhau vì Syria, Ukraine?
Ngoại trưởng Nga và Mỹ tiến hành gặp gỡ trước thềm các cuộc đàm phán về hòa bình cho Syria dự kiến diễn ra tại Geneva ngày 25/01 sắp tới với sự tham dự của các đại diện chính phủ và phe đối lập Syria.
Video đang HOT
Nga Mỹ sẽ xích lại gần nhau vì Syria, Ukraine?
Theo hãng Ria Novosti, ngày 20/01, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov có cuộc họp đầu tiên trong năm 2016 với người đồng cấp Mỹ John Kerry tại Jurich, Thụy Sĩ.
Năm 2015, hai ngoại trưởng đã gặp gỡ tổng cộng 18 lần và tiến hành hàng chục cuộc điện đàm khác nhau. Ông Kerry thậm chí còn tới thăm Nga 2 lần.
Chủ đề thảo luận giữa 2 bên vẫn như trước đây, bàn về giải pháp chính trị cho Syria và tình hình ở Ukraine. Song chủ đề về Ukraine cũng như chương trình hạt nhân của Iran không được đưa vào chương trình nghị sự chính (đứng hàng thứ yếu).
Syria trên bàn đàm phán
Dự kiến, chủ đề trung tâm của các cuộc đàm phán tại Geneva (25/1) sẽ là những triển vọng thiết lập một cuộc đối thoại chính trị toàn diện giữa lực lượng chính phủ và phe đối lập ở Syria.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố: "Dĩ nhiên, phần lớn cuộc họp này sẽ dành để bàn tới các vấn đề về giải pháp chính trị cho Syria".
Cho đến nay, một trong những trở ngại chính để bắt đầu tiến trình giải quyết xung đột tại Syria là sự bất đồng về danh sách những tổ chức khủng bố và thành phần đoàn đại biểu của phe đối lập tham gia đàm phán.
Hai nhà ngoại giao Nga và Mỹ sẽ cố gắng xích lại gần hơn các quan điểm về vấn đề này.
Trước đó, ông Lavrov cho hay, Moscow hy vọng "các cuộc đàm phán giữa chính phủ Syria và phe đối lập diễn ra sắp tới sẽ phù hợp với những thỏa thuận hiện tại và tuân thủ nghị quyết mới được thông qua của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình Syria.
Đặc phái viên của LHQ về Syria Staffan de Mistura cũng thông báo về dự định gặp gỡ với Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Mỹ (tại Jurich). Hiện chưa có thông tin chi tiết về cuộc họp này.
Ukraine sau cuộc tham vấn về thỏa thuận Minsk của Nga và Mỹ
Một chủ đề nữa sẽ được bàn tới trong cuộc họp giữa ông Lavrov và Kerry là tình hình ở Ukraine. Cuộc họp này là sự tiếp nối cuộc đàm phán tại Kaliningrad vào tuần trước giữa Trợ lý Tổng thống Nga Vladislav Surkov và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland.
Theo ông Surkov, tại cuộc đàm phán tuần trước, hai bên đã "tập hợp các biện pháp nhằm thực hiện thỏa thuận Minsk".
Các quan chức phương Tây, đặc biệt là cố vấn của Thủ tướng Đức Christof Hoysgen và đặc phái viên của Tổng thống Pháp Jacques Audibert có mặt tại Kiev đã khẳng định, xuất hiện những tín hiệu tốt trong việc thực hiện thỏa thuận này.
Ông Alexander Hug, phó trưởng đoàn quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine cho hay, tuy OSCE đang tiến hành khắc phục tình trạng kết nối tồi tệ với khu vực Donbass từ đầu năm nay, công việc của các quan sát viên ngày càng gặp nhiều trở ngại.
Theo ông Hug, tiến trình thực hiện thỏa thuận Minsk có thể bị ảnh hưởng nếu các bên tham gia xung đột vẫn tiếp tục can thiệp vào công việc của đoàn quan sát viên.
Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện triển vọng xích lại gần nhau trong quan điểm của Nga và phương Tây về tình hình Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier cũng thừa nhận, việc thực hiện Hiệp định Minsk đã ngăn ngừa những thiếu sót của Kiev, điều mà các nhà chức trách Nga đã nhiều lần nhắc tới trong năm qua.
"Và điều có lợi cho chúng ta đó là việc tạo ra một thể chế mới cho phép thực hiện bầu cử ở miền Đông Ukraine. Và để thực hiện được điều này chúng ta cần một đạo luật về bầu cử - vấn đề đã được đề cập 6 tuần trước đó trong khuôn khổ các cuộc họp của Nhóm liên lạc", ông Steinmeier nói.
Ngoại trưởng Đức bổ sung thêm: "Nếu chúng ta có một đạo luật về bầu cử và thực hiện bầu cử ở Ukraine... thì triển vọng về một giải pháp lâu dài cho tình hình tại đây sẽ mở ra trước mắt chúng ta".
Hướng tới dỡ bỏ lệnh trừng phạt
Vấn đề thực hiện Thỏa thuận Minsk liên quan chặt chẽ tới việc EU và Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga. Mới đây Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes tuyên bố, Washington sẵn sàng dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga nếu như Thỏa thuận Minsk được thực hiện.
Ông Rhodes phát biểu: "Chúng tôi muốn nói rằng, nếu chúng tôi quan sát thấy Thỏa thuận Minsk được thực hiện, đạt được tiến bộ và các hành động chứng tỏ, người Ukraine, phe ly khai và người Nga sẽ tuân thủ các cam kết của mình, thì chúng tôi sẽ xem xét tới việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga".
Đáp trả lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Mỹ chưa hề tiến hành bất kỳ một cuộc đối thoại nào với Nga về vấn đề lệnh trừng phạt.
Đồng thời, Ngoại trưởng Lavrov trong một cuộc điện đàm gần đây với ông Kerry cũng chỉ ra rằng, việc gia tăng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga chỉ làm suy yếu đi khả năng hợp tác song phương về các vấn đề quốc tế cấp thiết, mà Mỹ hiện đang muốn nhờ Nga trợ giúp giải quyết.
Ứng cử viên tiềm năng cho chức Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ Hilary Clinton
Một sự khởi đầu mới?
Một trong những ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng - bà Hillary Clinton nhận định, thời gian gần đây Washington đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải bình thường hóa quan hệ với Nga. Theo đó, Bà Clinton không loại trừ khả năng Mỹ sẽ thiết lập lại mối quan hệ (mới) với Nga tùy thuộc vào việc Moscow sẽ làm gì cho Mỹ.
Trong một cuộc tranh luận của các ứng viên Tổng thống Mỹ Đảng Dân chủ, trả lời câu hỏi, liệu có sẵn sàng đẩy nút "reset" cho quan hệ giữa Nga và Mỹ hay không, bà Clinton cho biết: "Điều đó phụ thuộc vào việc tôi sẽ nhận được gì từ Nga".
Theo các chuyên gia, tuyên bố của bà Clinton có thể mang hai hàm ý: nói về sự thay đổi quan điểm chính trị tại Mỹ và cũng là một chiến thuật trong chiến dịch tranh cử của ứng viên Tổng thống Mỹ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới. Ngày 9/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập tờ Tiếng nói nước Nga và RIA Novosti thành Rossiya Segodnya (hãng tin tức quốc tế Russia Today (RT)).
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet
Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tái ngừng bắn ở Yemen Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi các bên tham chiến ở Yemen tái thỏa thuận ngừng bắn và tham gia vòng đàm phán thứ hai sẽ tiến hành giữa tháng 1 để giải quyết cuộc khủng hoảng. Một vụ đánh bom xe hơi tự sát xảy ra ở thành phố cảng Aden, phía nam Yemen ngày 5.1 - Ảnh: Reuters RIA ngày...