Liên đoàn Arab hối thúc mở các hành lang nhân đạo trên Dải Gaza
Ngày 16/10, Tổng thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hoạt động quân sự tại Dải Gaza và mở các hành lang an toàn để vận chuyển hàng cứu trợ cho người dân ở đây.
Dòng người chờ đi qua cửa khẩu Rafah ở phía Nam Dải Gaza, ngày 14/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp các Bộ trưởng Tư pháp của các nước Arab tại thủ đô Baghdad của Iraq, ông Ahmed Aboul Gheit bày tỏ lo ngại việc Israel phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza đe dọa trực tiếp tình hình nhân đạo tại đây khi cắt đi nguồn nước, thực phẩm, điện và nhiên liệu.
Cũng trong ngày 16/10, các Ngoại trưởng Ai Cập và Pháp đã hối thúc vận chuyển hàng cứu trợ tới Dải Gaza và đưa người nước ngoài ra khỏi dải đất đang hứng chịu xung đột này.
Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna cho rằng cần đảm bảo người nước ngoài có thể rời khỏi Dải Gaza như mong muốn đồng thời kêu gọi mở các cửa khẩu.
Video đang HOT
Hiện nay, cửa khẩu Rafah trên biên giới Ai Cập là điểm duy nhất lưu thông Dải Gaza với bên ngoài mà không nằm trong tầm kiểm soát của Israel. Phát biểu với các phóng viên ngày 16/10, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết đã nhiều lần kêu gọi giới chức Israel đảm bảo lưu thông hàng hóa cứu trợ cho Dải Gaza nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi mới. Đến chiều 16/10, cửa khẩu này vẫn đóng khiến các chuyến hàng cứu trợ bị tắc lại bên phía Ai Cập. Trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao chưa đạt được đột phá, Ngoại trưởng Pháp cho biết Paris ủng hộ sáng kiến của Ai Cập tổ chức hội nghị thượng đỉnh quốc tế bàn về cuộc xung đột hiện nay.
Cũng trong ngày 16/10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã trở lại Israel sau chuyến công tác 6 nước Arab với mong muốn phối hợp các nỗ lực nhằm tìm cách tháo gỡ cuộc khủng hoảng hiện nay. Cách đây 4 ngày, ông Blinken đã đến Tel Aviv để thể hiện sự đoàn kết với Israel trước khi đến các nước Arab.
Phát biểu tại Cairo ngày 15/10, Ngoại trưởng Blinken cho biết sẽ chia sẻ lại với phía Israel các thông tin mà ông có được trong chuyến công tác qua 6 nước Arab và cùng bàn về các bước đi tiếp theo. Ông khẳng định quyết tâm làm mọi thứ để đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân dải Gaza, tránh để dân thường phải hứng chịu hậu quả của xung đột. Ngày 15/10, với sự hối thúc của Mỹ, Israel đã nối lại hoạt động cấp nước cho miền Nam Dải Gaza. Trong ngày 16/10, Mỹ cũng cử điều phối viên các vấn đề cứu trợ nhân đạo cho Dải Gaza David Satterfield đến Israel.
Kênh truyền hình NTV ngày 16/10 dẫn nguồn tin Chính phủ Đức cho biết Thủ tướng Olaf Scholz sẽ tới Israel trong ngày 17/10.
Tuần trước, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng đã tới Israel trong chuyến thăm thể hiện sự ủng hộ của Berlin đối với Israel sau cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10. Sau Israel, bà Baerbock đến Ai Cập trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đang nỗ lực ngăn chặn xung đột leo thang trong khu vực.
Động đất tại Maroc: Lực lượng cứu hộ chạy đua với thời gian để tìm kiếm người sống sót
Ngày 11/9, hơn 48 giờ đồng hồ sau thảm họa động đất xảy ra tối 8/9 gây thương vong lớn nhất tại Maroc trong hơn 60 năm qua, lực lượng cứu hộ phải chạy đua với thời gian trong nỗ lực tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát.
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm nạn nhân dưới những đống đổ nát sau trận động đất ở Marrakesh, Maroc, ngày 10/9/2023. Ảnh: Anadolu/TTXVN
Tây Ban Nha và Anh đã cử các nhóm chuyên gia tìm kiếm cứu hộ và chó nghiệp vụ đến Maroc hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai sau khi nhận được đề nghị giúp đỡ chính thức từ Rabat.
Các nhóm này hiện đang tham gia nỗ lực tìm kiếm người sống sót. Nhiều người dân Maroc còn dùng tay không đào bới đống đổ nát với hy vọng tìm thấy người thân còn sống.
Trong khi đó, những người sống sót sau thảm họa cũng đang gặp nhiều khó khăn như phải tìm nơi trú tạm thời và nhu yếu phẩm hằng ngày. Trong bản tin tối 10/9, truyền hình nhà nước Maroc cho biết nhiều người sống sót sau động đất đã phải ngủ ngoài trời 3 đêm do nhà cửa của họ bị tàn phá hoặc hư hại.
Tính đến thời điểm này đã có những ghi nhận về thiệt hại đối với các địa danh văn hóa và lịch sử của Maroc. Thành phố cổ Marrakech - địa danh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới - đã bị hủy hoại. Động đất cũng gây hư hại nặng đối với thánh đường Hồi giáo Tinmel có từ thế kỷ 12. Thánh đường này nằm gần chấn tâm của trận động đất.
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm nạn nhân sau trận động đất ở Marrakesh, Maroc, ngày 10/9/2023. Ảnh: Anadolu/TTXVN
Nhiều quốc gia trên thế giới đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Maroc khắc phục hậu quả của thảm họa động đất. Phát biểu trên kênh truyền hình BFM của Pháp ngày 11/9, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna cho biết chính phủ nước này cam kết hỗ trợ 5 triệu euro (tương đương khoảng 5,4 triệu USD) cho các tổ chức đang tham gia công tác cứu trợ tại Maroc. Cùng ngày, truyền thông Trung Quốc đưa tin Hội Chữ thập Đỏ của Trung Quốc sẽ viện trợ nhân đạo khẩn cấp 200.000 USD cho tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Maroc. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ quốc gia Bắc Phi này triển khai công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả động đất. Qatar cũng đang điều một đội cứu hộ tới Maroc.
Trước đó, Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế (IFRC) và các nước như Mỹ, Bỉ, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Maroc. Chính phủ Maroc cho biết nước này đã tiến hành đánh giá nhu cầu và cân nhắc nỗ lực phối hợp với các nước và tổ chức quốc tế trước khi tiếp nhận hỗ trợ. Hiện Maroc mới chỉ chính thức tiếp nhận viện trợ từ 4 nước, gồm Tây Ban Nha, Anh, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Trận động đất có độ lớn 6,8 xảy ra tối 8/9 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 2.122 người, 2.421 người khác bị thương và san phẳng những ngôi làng trên các ngọn đồi của dãy núi Atlas. Nhiều ngôi nhà được xây bằng gạch bùn và gỗ hoặc gạch làm bằng than xỉ và xi măng, có kết cấu ít khả năng chống chịu động đất. Theo truyền thông Maroc, hơn 18.000 hộ gia đình đã bị ảnh hưởng. Tỉnh Al-Haouz - chấn tâm của trận động đất, cách trung tâm du lịch Marrakesh 72 km về phía Tây Nam - ghi nhận 1.351 người thiệt mạng trong trận động đất này. Chính phủ Maroc đã tuyên bố quốc tang 3 ngày. Theo lệnh của Nhà Vua Mohamed VI, Maroc đã bắt đầu thực hiện các nghi lễ quốc tang tưởng niệm các nạn nhân. Kể từ trưa 10/9, tất cả các công trình công cộng trên cả nước đều treo cờ rủ.
Pháp ủng hộ Tổng thống bị phế truất nhưng bác khả năng can thiệp vào Niger Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna loại trừ cáo buộc của chính quyền quân sự Niger cho rằng Paris đang chuẩn bị kế hoạch mở chiến dịch quân sự tại quốc gia châu Phi. Khi được hỏi về cáo buộc của chính quyền quân sự Niger cho rằng Paris có kế hoạch can thiệp quân sự tại quốc gia châu Phi, Ngoại trưởng Pháp...