Liên danh Đèo Cả trúng thầu Dự án PPP cao tốc Cam Lâm Vĩnh Hảo
Dự án PPP xây dựng đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đã tìm được nhà đầu tư.
Đến thời điểm này, Bộ GTVT đã tìm được nhà đầu tư cho 3 dự án PPP cao tốc Bắc – Nam phía Đông. (Ảnh minh họa).
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 09/QĐ – BGTVT ngày 8/1/2021 về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án PPP thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020 (Dự án PPP cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo.
Theo đó, liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Thạch – Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng 194 đã được chọn là nhà đầu tư Dự án PPP cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo với kết quả lựa chọn nhà đầu tư là 8.925,48 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư là 3.786,20 tỷ đồng; phần nhà nước tham gia trong dự án là 5.139,28 tỷ đồng, bao gồm vốn góp của nhà nước (VGF) là 4.199,16 tỷ đồng; vốn hỗ trợ của nhà nước thực hiện một số công việc thuộc trách nhiệm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 940,12 tỷ đồng.
Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án 85 có trách nhiệm căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt tổ chức triển khai thực hiện các bước tiếp theo tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/10/2013, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ, Thông tư số 50/2018/TT-BGTVT ngày 11/9/2018, các quy định của pháp luật có liên quan, hồ sơ mời thầu được phê duyệt, các hồ sơ tài liệu có liên quan. Đồng thời, thực hiện rà soát, hoàn chỉnh nội dung dự thảo Hợp đồng dự án đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và hồ sơ mời thầu được phê duyệt trước khi trình Bộ GTVT tổ chức đám phán, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.
Video đang HOT
Dự án PPP cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có chiều dài toàn tuyến 78,5km, quy mô 4 làn xe, đi qua địa bàn 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Dự án có tổng vốn đầu tư (cập nhật theo tổng dự toán điều chỉnh được phê duyệt) là 9.620,2 tỷ đồng; thời gian xây dựng là 24 tháng (riêng hạng mục hầm Núi Vung là 30 tháng); thời gian thu phí và vận hành khai thác là 17 năm 0 tháng 15 ngày.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự thành phần đầu tư xây dưng đoạn Diên Châu – Bai Vot được thực hiện theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT thuộc Dự án xây dựng một sô đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Nhà đầu tư trúng thầu tại Dự án này là Liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp – Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 – Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng – Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn – Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA2 với giá trị đề nghị trúng thầu (vốn góp của nhà nước – VGF) là 4.159,59 tỷ đồng.
Vào đầu tháng 12/2020, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang – Cam Lâm thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020.
Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải được đề nghị là nhà đầu tư trúng thầu Dự án với giá trị đề nghị trúng thầu (Vốn góp của nhà nước – VGF) là 1.788,28 tỷ đồng/1.800,28 tỷ đồng.
Siêu dự án cao tốc Bắc Nam: Cú hích lớn cho kinh tế đất nước
Cao tốc Bắc - Nam sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ tạo nên cú hích rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.
Từ tuyến cao tốc đầu tiên
Cuối tháng 11/2017, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Đến ngày 30/9/2020, với việc 3 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam gồm đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đồng loạt được khởi công, trục cao tốc xuyên Việt đầu tiên của Việt Nam đang từng bước thành hình.
Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 2 thập kỷ, năm 1998 được coi là dấu mốc đặc biệt đối với ngành GTVT khi tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam là Pháp Vân - Cầu Giẽ được khởi công (lúc này chưa được coi là đường cao tốc). Đến năm 2002, khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác, Bộ GTVT có Quyết định 2047/2002/QĐ-BGTVT trong đó tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ được gọi là "đường khai thác theo tốc độ cao".
Phát triển hạ tầng giao thông góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế. Ảnh: Phạm Hùng
Năm 2013, đề xuất nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ lên thành đường cao tốc được chấp thuận. Đến nay, tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn được coi là nền móng đầu tiên của đường cao tốc ở nước ta.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021, nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2021 - 2025 của ngành GTVT, Bộ GTVT cho biết, tính đến tháng 12/2020, cả nước đã có 1.163km đường cao tốc đưa vào khai thác. Trong đó, riêng giai đoạn 2011 - 2020 đã có tới 1.074km cao tốc được hoàn thành. Như vậy, tính từ khi tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đưa vào khai thác năm 2002 với chiều dài 32,3km thì trong hai thập kỷ qua, hệ thống đường cao tốc của Việt Nam đã có sự bứt phá thần tốc. Trong đó, sự ra đời của siêu dự án cao tốc Bắc - Nam chính là cột mốc quan trọng nhất.
Ngày 21/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, nối từ Hà Nội đến Cần Thơ, với tổng vốn đầu tư trên 300.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc này có chiều dài khoảng 1.811km, bao gồm 16 đoạn tuyến, quy mô 4 - 8 làn xe với lộ trình xây dựng đến năm 2030.
Năm 2016, Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411km. Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Trước mắt đầu tư 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh với tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP.
Lợi thế vượt trội
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Hữu Đức - có kinh nghiệm nhiều năm làm cố vấn cao cấp cho Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, hạ tầng giao thông luôn là nguồn động lực rất lớn cho sự phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào. So với các tuyến đường bộ thông thường khác như quốc lộ, tỉnh lộ..., cao tốc có lợi thế vượt trội, giúp phương tiện đi nhanh hơn nên tiết kiệm nhiên liệu, thời gian di chuyển, giảm ùn tắc giao thông...
PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế khẳng định, cao tốc Bắc - Nam sẽ là trục xương sống của mạng lưới giao thông quốc gia, do khả năng tiếp cận đa dạng của các đối tượng khai thác. Hệ thống đường giao thông Việt Nam đã hình thành một trục dọc với Quốc lộ 1. Cùng với đó, những tuyến đường xuyên tâm chạy từ Đông sang Tây cũng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, do đặc thù giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 là giao thông hỗn hợp, dân cư sinh sống dọc hai bên nên tốc độ khai thác thấp, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện vận tải, áp lực giao thông ngày càng gia tăng.Hiện trạng tuyến đường này không thể nâng cấp mở rộng được, bởi sẽ ảnh hưởng đến dân sinh, khối lượng GPMB, chi phí đầu tư lớn và hiệu quả không cao. "Sự xuất hiện của cao tốc Bắc - Nam với những tiêu chuẩn của đường chất lượng cao sẽ khắc phục được hạn chế này của mạng lưới giao thông hiện nay" - PGS.TS Ngô Trí Long nói.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, sau khoảng 2 năm nữa, khi dự án cao tốc Bắc - Nam hoàn thành thi công 654km, Việt Nam sẽ có được tuyến đường cao tốc tốt nhất đi qua nhiều địa phương, chạy dọc theo chiều dài đất nước, kết nối rất nhiều cảng biển, cảng hàng không lớn từ Bắc đến Nam.
Đặc biệt, tuyến cao tốc này còn kết nối với nhiều tuyến quốc lộ, khu vực xung quanh tuyến đường cao tốc, các địa phương có thể xem xét để quy hoạch lại khu kinh tế, khu công nghiệp, dựa vào lợi thế của đường cao tốc để phát triển kinh tế, tạo nguồn công ăn việc làm. "Về lâu dài, cao tốc Bắc - Nam sẽ tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương" - Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói.
Nhiều yếu tố "đe dọa" tiến độ cao tốc Bắc- Nam nhánh Đông Tại Công điện mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ chỉ ra nhiều nguyên nhân đang cản trở tiến độ đại dự án cao tốc Bắc- Nam nhánh Đông. Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện 1802/CĐ - TTg về việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc- Nam nhánh...