Licogi “thoát xác ve sầu”?
Tổng Công ty Licogi (UPCoM: LIC) đã liên tục thua lỗ sau cổ phần hóa (CPH), phải chăng doanh nghiệp này đang tạo điều kiện cho nhóm cổ đông tư nhân tiếp tục thâu tóm doanh nghiệp với giá thấp?.
Sở hữu hàng loạt đất vàng cộng lợi thế chuyển đổi sớm mô hình CPH nhưng Licogi vẫn tiếp tục thua lỗ trong nhiều năm qua.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Licogi giai đoạn 2015-2018
Nợ gấp gần 11 lần vốn chủ sở hữu
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019, tổng doanh thu hoạt động kinh doanh và tổng doanh thu tài chính của Licogi chỉ đạt hơn 436 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo phía Licogi, doanh thu trong quý giảm là do sự khó khăn chung của thị trường xây dựng trong nước và sự sụt giảm doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Cơ khí Đông Anh Licogi (công ty con của Licogi).
Trong khi đó, tổng chi phí của Licogi trong kỳ hơn 440 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ, do gần như không phát sinh các khoản trích lập dự phòng phải thu, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng đầu tư tài chính được hoàn nhập…
Mặc dù chi phí giảm mạnh, nhưng Licogi vẫn lỗ ròng gần 27 tỷ đồng trong quý 2/2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, Licogi lỗ ròng hơn 67 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi ròng 6 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/06/2019, Licogi đã lỗ luỹ kế hơn 600 tỷ đồng, chiếm hết 2/3 vốn góp của chủ sở hữu.
Đáng lưu ý, nợ phải trả của Licogi đến cuối quý 2 hơn 4.124 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ hơn 384 tỷ đồng. Theo đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Licogi lên tới 1.073%.
Mất vốn Nhà nước
Video đang HOT
Đầu năm 2019, sau khi phân tích các chỉ số tài chính của Licogi, Bộ Tài chính đánh giá Tổng công ty này đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, đặc biệt là các khoản nợ có kỳ hạn dưới 4 tháng.
Bộ Tài chính đã có báo cáo đánh giá về tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Licogi. Theo đó, từ năm 2017- 2018, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Licogi đã âm hơn 100 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty mẹ cũng giảm mạnh. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu do doanh thu kinh doanh bất động sản giảm mạnh gần 10 lần (năm 2016 đạt 158 tỷ đồng thì năm 2017 chỉ còn 16,7 tỷ đồng, năm 2018 còn hơn 10 tỷ đồng).
67
tỷ đồng là tổng số lỗ ròng của Licogi trong 6 tháng đầu năm nay, nâng tổng số lỗ lũy kế đến cuối quý 2 lên hơn 600 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho rằng, kết quả kinh doanh thua lỗ cộng với hệ số bảo toàn vốn và mức độ bảo toàn vốn của tổng công ty mẹ đáng báo động ở mức lần lượt là 0,79 và 0,49. Do vậy, Licogi chưa bảo toàn vốn đầu tư Nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo thay người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và báo cáo việc doanh thu liên tục giảm và đưa ra giải pháp để khắc phục.
Kẽ hở từ đâu?
Điều đáng nói là, trong những năm trước, Licogi luôn duy trì lãi trước thuế 167 tỷ đồng (năm 2011), 143 tỷ đồng (năm 2012), 101 tỷ đồng (năm 2013), 87 tỷ đồng (năm 2015). Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại rơi vào tình trạng thua lỗ kèo dài sau CPH.
Theo các chuyên gia, ngoài việc thị trường xây dựng khó khăn, thì điểm mấu chốt ở đây chính là công tác quản trị trước và sau CPH của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nói chung còn nhiều kẽ hở.
Các chuyên gia kiểm toán đều nhìn nhận, trước thời điểm CPH, khi xác định giá trị doanh nghiệp và quyết toán vốn Nhà nước, Licogi không được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng đầu tư tài chính. Do vậy, khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần, Licogi phải trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu thấp, nên Licogi đã mất cân đối về vốn ngay sau khi công tác CPH được hoàn tất.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, Licogi “thoát xác ve sầu” bằng cách hạch toán lỗ, hoặc cố tính đẩy doanh nghiệp vào thua lỗ sau CPH nhằm giúp nhóm cổ đông tư nhân tiếp tục thâu tóm doanh nghiệp cùng với “đất vàng- hơn hơn 1.500.000 m2″ với giá thấp. Nghi ngại này không phải là không có cơ sở nếu nhìn vào quá trình CPH của Licogi. Cụ thể, một nhóm nhà đầu tư đã thâu tóm thành công 21,27 triệu cổ phần Licogi với giá 10.006 đồng/cp. Trước đó, 35% vốn, tương đương 31,5 triệu cổ phần đã được bán cho nhà đầu tư chiến lược – Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Khu Đông với mức giá theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt là 315 tỷ đồng, cũng chỉ bằng mệnh giá…
Trong thời gian qua, có không ít DNNN trong giai đoạn cổ phần hóa, mặc dù nắm trong tay khối tài sản khồng lồ, song vẫn liên tục báo lỗ. Việc lỗ hay lãi, theo chuyên gia, bằng các nghiệp vụ kế toán hoàn toàn có thể “mông má” được, thực tế là lãi, nhưng trên giấy tờ biến hóa thành lỗ. Doanh nghiệp càng lỗ thì giá trị của phần vốn Nhà nước càng giảm sút, và cổ đông tư nhân dễ dàng mua lại với mức giá rất rẻ…
Thách thức ngành xây dựng
Theo Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), năm 2019 ngành xây dựng phát triển khá ổn định, đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu về xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng giao thông được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, và tiếp tục tăng trong vòng 10 năm tới nhờ vào xu hướng đô thị hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Đặc biệt, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững hướng đến năm 2030 sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng- vật liệu xây dựng nghiên cứu sâu hơn và ứng dụng những thành tựu công nghệ mới nhất một cách chuyên nghiệp để tạo ra các công trình thông minh, từ đó nâng cao chất lượng cũng như trình độ của mình. Điều này sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyên nghiệp hơn để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Vietnam Report dự báo, tăng trưởng lợi nhuận của các công ty xây dựng có xu hướng giảm do giá nguyên vật liệu tăng mạnh và cạnh tranh gay gắt trong ngành này.
Hà Phương
Theo enternews.vn
ĐHCD PAN: Cổ đông chất vấn về việc nhận vốn đầu tư nhưng không có kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2019
Năm 2019, CTCP Tập đoàn PAN (mã chứng khoán: PAN) đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 10.513 tỷ đồng, tăng trưởng 34% so, lãi ròng ở mức 340 tỷ đồng, tương đương năm 2018. Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ), cổ đông chất vấn về việc, sau khi nhận khoản đầu tư từ Sojitz để M&A và phát triển kinh doanh nhưng vì sao lại không thấy công ty có kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2019.
Trong năm 2018, PAN đẩy mạnh huy động vốn từ tổ chức quốc tế, cụ thể đã huy động 1.135 tỷ đồng trái phiếu, 817 tỷ đồng từ việc phát hành 13,4 triệu cổ phiếu cho tập đoàn Sojitz (đã được dùng để tăng sở hữu tại VFG, khoảng hơn 510 tỷ đồng)
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT PAN cho biết, sau M&A, PAN sẽ đầu tư công nghệ, cải thiện nhiều quy trình hoạt động tại các đơn vị thành viên, như nhà máy chế biến nông sản Vinaseed hoặc dự án mở rộng vùng nuôi tại Fimex.
"Không có dự án mới đầu tư nào mà có thể sinh lời ngay, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp thì cần thời gian mới thấy hiệu quả. Chính vì các khoản đầu tư sinh lợi cần có độ trễ, nên năm 2019, lợi nhuận không thay đổi đáng kể so với 2018".
"Phải chấp nhận bỏ ra chi phí vốn đầu tư trong giai đoạn đầu phát triển. Sau khi mọi thứ đi vào quỹ đạo, doanh thu cùng lợi nhuận sẽ bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn và Tập đoàn sẽ thu về thành quả", ông Hưng nói.
Nói về chiến lược M&A của Tập đoàn, ông Hưng cho rằng, PAN sẽ không thực hiện M&A bằng mọi giá mà chỉ với những công ty mục tiêu có tiềm năng và giá trị hợp lý. Ngoài ra, M&A cũng phải đến từ mong muốn của các đơn vị mục tiêu.
Đó cũng là câu trả lời cho việc vì sao PAN chào mua cổ phiếu VFG không thành công để nâng tỷ lệ sở hữu từ 41,88% lên trên 51%. Theo ông Hưng "có thể do người ta không muốn bán hoặc có thể mức giá chưa đủ cao".
Về mảng hạt điều được cho là thị trường đang khó khăn, ông Hưng cho biết, kinh doanh hạt điều có 2 hướng làm, gồm hướng giao dịch hàng hóa nhân điều thô thì phụ thuộc rất lớn vào biến độ giá thế giới. Đây là bài toán khó giải quyết; hướng còn lại là hướng PAN đang làm là tập trung sản xuất, kinh doanh điều giá trị gia tăng, ít phụ thuộc vào giá điều nguyên liệu.
Ông Hưng tiết lộ, năm 2019, mảng điều bắt đầu có lãi, kế hoạch lãi gần 15 tỷ đồng.
Còn với mảng cá tra, PAN hiện chưa xuất khẩu cá tra sang Mỹ, mà xuất sang thị trường Nhật Bản, châu Âu. Tập đoàn hướng đến việc phát triển mô hình sản xuất cá tra khép kín, cạnh tranh về chất lượng sản phẩm chứ không cạnh tranh về giá.
Năm 2018, PAN ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu hợp nhất và lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 7.828 tỷ đồng và 567 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 92% và 13% so với năm 2017. Kết quả được đóng góp bởi sự tăng trưởng của các công ty chủ chốt trong Tập đoàn như Vinaseed, Bibica (BBC),... cũng như sự tăng trưởng của các công ty trong mảng thủy sản như Aquatex Bến Tre (ABT) và Sao Ta (FMC).
Theo phương án phân phối lợi nhuận, năm 2018 sẽ không chia cổ tức vì công ty đang cần tập trung nguồn lực để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh và nắm bắt các cơ hội M&A nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị nông nghiệp.
Với năm 2019, PAN dự chia cổ tức 10%.
Ngoài ra, năm 2019, PAN đề xuất phương án phát hành tối đa hơn 43 triệu cổ phiếu thưởng (tương ứng tỷ lệ thực hiện quyền là 4:1) cho cổ đông hiện hữu trong năm 2019. Và PAN cũng dự kiến phát hành 3 triệu cổ phiếu ESOP, giá phát hành dự kiến là 10.000 đồng/CP.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Uber thông báo lỗ 5,2 tỷ USD trong quý II/2019 Doanh thu của Uber trong quý II/2019 tăng 14% lên 3,2 tỷ USD, song hãng vẫn thua lỗ tới 5,2 tỷ USD. Biểu tượng Uber. Ảnh: AFP/TTXVN Giá cổ phiếu của hãng cung cấp dịch vụ chia sẻ xe Uber đã sụt giảm trong phiên giao dịch 8/8, sau khi hãng này công bố báo cáo cho biết kết quả kinh doanh không...