Licogi quay lại với ám ảnh thua lỗ
Tưởng chừng như năm 2018 Licogi đã ngăn được đà lỗ sau cổ phần hóa, nhưng kết quả thu về kém khả quan trong năm 2019 một lần nữa đẩy cựu thành viên Bộ Xây dựng vào ám ảnh thua lỗ.
Tổng công ty Licogi – CTCP (Mã chứng khoán: LIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019.
Tổng công ty Licogi – CTCP (Mã chứng khoán: LIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 (chưa kiểm toán).
Trong quý IV, Licogi ghi nhận lỗ 3,4 tỷ đồng của công ty liên doanh, liên kết cùng với đó doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm hơn 30 tỷ đồng, còn 16 tỷ đồng, tuy nhiên nhờ doanh thu bán hàng tăng 25% lên 984 tỷ đồng, nên kết quả Licogi vẫn đạt 27,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 78% so với quý IV/2018. Dẫu vậy mức tăng này không cứu được Licogi khỏi cảnh thua lỗ khi lũy kế cả năm, công ty này lỗ đến hơn 52 tỷ đồng.
Doanh thu của Licogi liên tục giảm từ năm 2015 đến nay.
Tiền thân là Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng, Licogi được cổ phần hoá vào năm 2014. Kể từ đó, tình hình kinh doanh của Licogi đi xuống rõ rệt, đặc biệt với khoản lỗ kỉ lục 437 tỷ đồng trong năm 2016.
Video đang HOT
Bước sang năm 2017, tình hình không khả quan hơn mấy khi công ty vẫn báo lỗ hơn 56 tỷ đồng. Đến năm 2018, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh cùng chi phí tài chính được tiết giảm giúp tổng công ty này lãi sau thuế 46,5 tỷ đồng. Những tưởng tình hình kinh doanh của Licogi sẽ từ đây tiếp tục đi lên, công ty cũng theo đó đặt ra chỉ tiêu 80 tỷ đồng lợi nhuận, nhưng kết quả thu về với số lỗ 52 tỷ trong năm 2019 đã đẩy Licogi một lần nữa phải quay lại với ám ảnh thua lỗ, điều mà tưởng chừng như đã dứt ra được vào năm 2018.
Đến cuối kỳ tài chính 2019, tổng tài sản của Licogi đạt mức 4.415 tỷ đồng, xấp xỉ đầu năm, chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn 1.204 tỷ đồng và tài sản dở dang dài hạn 1.042 tỷ đồng. Bên kia bảng cân đối kế toán, công ty này có 4.005 tỷ đồng nợ phải trả, nợ vay tài chính ngắn và dài hạn đạt 1.948 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Licogi còn có một khoản nợ tiềm năng lên đến 19 tỷ đồng liên quan đến Dự án nhà máy lọc dầu số 01 Dung Quất với Tổng Công ty Lũng Lô. Nếu khoản nợ này được hạch toán vào BCTC sẽ là một gánh nặng cho bức tranh tài chính của doanh nghiệp này trong tương lai.
Vốn điều lệ hiện nay của Licogi đạt mức 900 tỷ đồng, cổ đông lớn nhất là SCIC (40,71%), tiếp theo là Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Khu Đông (35%) và các cổ đông khác 24,29%.
Bất động sản Khu Đông là một cái tên được nhắc đến nhiều sau quá trình cổ phần hóa Tổng công ty Licogi từ doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc bộ Xây dựng sang công ty cổ phần. Đặc biệt, hồi cuối năm 2016, công ty này từng có văn bản gửi bộ Xây dựng đề xuất mua lại toàn bộ 40,71% vốn Nhà nước tại Licogi tuy nhiên Bộ này cho biết việc thoái vốn tại Licogi không thuộc thẩm quyền của Bộ. Ngoài ra, ông Phan Thanh Hải, Tổng giám đốc Licogi còn là cố vấn cao cấp cho HĐQT Bất động sản Khu Đông.
Theo Thanh Hương/nhadautu.vn
Licogi trở lại con đường thua lỗ trong năm 2019, vẫn sa lầy trong dự án Thịnh Liệt
Tổng Công ty Licogi (Licogi, UPCoM: LIC) báo lãi tăng đến 85% so quý 4 nhưng cả năm 2019 lỗ hơn 56 tỷ đồng.
Riêng trong quý 4/2019, doanh thu thuần của Licogi tăng 25% ghi nhận gần 984 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tăng đến 71% lên hơn 113 tỷ đồng, biên lãi gộp trong kỳ cũng được cải thiện từ 8% lên 11%.
Song, Công ty ghi nhận doanh thu chỉ 16 tỷ đồng, giảm 68% so cùng kỳ nhưng chi phí tài chính cũng giảm đến 84% còn 8,5 tỷ đồng.
Trong kỳ, Công ty cũng có khoản lỗ hơn 3 tỷ đồng trong hoạt động liên doanh, liên kết. Sau cùng, Licogi có lãi ròng gần 24 tỷ đồng, tăng mạnh đến 85% so cùng kỳ.
Dù có lãi tăng khủng trong quý 4 nhưng cả năm 2019, Licogi lỗ hơn 56 tỷ đồng do kết quả lỗ của 2 quý đầu năm. Doanh thu thì giảm nhẹ 10% về mức 2.343 tỷ đồng. Khoản lỗ này khiến lỗ luỹ kế tại ngày 31/12/2019 của Công ty lên đến 577 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2016 và 2017 Licogi lỗ lần lượt là 414 tỷ đồng và 66 tỷ đồng.
Licogi trở lại lỗ 56 tỷ đồng trong năm 2019, vẫn sa lầy trong khu đô thị Thịnh Liệt
Licogi cho biết, 2019 là một năm khó khăn đối với hoạt động kinh doanh. Để cân bằng lại nguồn tài chính, Công ty sẽ đẩy nhanh công tác thoái vốn tại các công ty con, đồng thời quyết liệt và nhanh chóng hơn trong công tác thu hồi công nợ, đặc biệt là các khoản nợ lớn, kéo dài nhằm cân đối lại dòng tiền, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.
Licogi cũng đẩy mạnh triển khai dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt để giải quyết vấn đề về việc làm cho người lao động.
Tại thời điểm cuối năm 2019, Công ty co tông tai san hơn 4.416 ty đông, giảm nhẹ 1% so vơi hôi đâu năm. Trong đo, tai san ngăn han chiêm gân 2.137 ty đông, tai san dai han chiêm gân 2.279 ty đông.
Công ty ghi nhân khoan chi phi san xuât kinh doanh dơ dang tai dư an Khu đô thi Thinh Liêt sô tiên hơn 1.009 ty đông, tăng 3% so vơi hôi đâu năm.
Măt khac, khoan vay va nơ thuê tai chinh ngăn han thê hiên gân 1.950 ty đông, tăng nhẹ 2% so đầu năm. Vay nợ và thuê tài chính của Công ty chủ yếu là các khoản ngắn hạn.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Không có nguồn thu từ bất động sản, năm 2019 Đầu tư VRC 'sống' được nhờ hoạt động tài chính Bất động sản và Đầu tư VRC báo lãi ròng trong quý 4/2019 đạt gần 1 tỷ đồng, giảm đến 99% so với con số lãi hơn 100 tỷ đồng của cùng kỳ. Trong quý 4/2019, doanh thu thuần của CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (HoSE: VRC) chỉ đạt gần 300 triệu đồng, giảm 82% so với cùng kỳ. Doanh...