Licogi 14 (L14): Quý III/2020, lợi nhuận sau thuế đạt gần 10 tỷ đồng, giảm 48%
Công ty cổ phần Licogi 14 (Mã chứng khoán L14 – sàn HNX) công bố báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020, L14 ghi nhận doanh thu 23,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 9,98 tỷ đồng, lần lượt giảm 59,2% và 48% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 52,7% về còn 48,7%.
Doanh nghiệp có thuyết minh lợi nhuận giảm 48% do doanh thu giảm, đáng kể ở lĩnh vực xây lắp và bất động sản.
Cụ thể, các công trình thi công xây lắp đều ngưng trệ trên diện rộng đã ảnh hưởng tới hoạt động xây lắp của Công ty, dẫn tới Công ty ít việc làm, kéo theo giảm doanh thu và lợi nhuận; còn về lĩnh vực bất động sản, trong quý III/2020 có tháng cô hồn, các nhà đầu tư ngừng mua bán nhà đất, dẫn tới gặp khó khăn. Ngoài ra, L14 còn chịu tác động của đại dịch và một số nguyên nhân khác.
Mặc dù doanh nghiệp cho rằng tháng cô hồn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nhưng đây là tính mùa vụ trong báo cáo, năm nào trong quý III, lợi nhuận cũng đã phản ảnh điều này.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 73,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 25,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 58,2% và 56,1% so với 9 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng, L14 đã hoàn thành 83,4% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch tổng doanh thu là 120 tỷ đồng, lợi lợi nhuận trước thuế là 35 tỷ đồng.
Tính tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của L14 tăng 6,2% so với đầu năm, đạt gần 493 tỷ đồng. Trong đó phần lớn là tài sản ngắn hạn, chiếm 440 tỷ đồng, chủ yếu là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 275 tỷ đồng và hàng tồn kho 111 tỷ đồng.
Trong kỳ, L14 gia tăng khoản nợ ngắn hạn lên gấp đôi, đặc biệt ở khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn là 36 tỷ đồng và phải trả ngắn hạn khác là 62,6 tỷ đồng. Hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu từ 0,2 lên 0,45.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/10, cổ phiếu L14 giảm 800 đồng, tương ứng giảm 1,5% về 52.600 đồng/cổ phiếu.
ĐHCĐ TTC Land (SCR): Sẽ mua lại tối đa 73,3 triệu cổ phiếu quỹ, Chủ tịch HĐQT từ nhiệm
Ông Nguyễn Đăng Thanh, Chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật của SCR có đơn từ nhiệm vì nguyện vọng cá nhân từ ngày 30/6.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - TTC Land (SCR) diễn ra sáng nay (29/6), Ban Lãnh đạo Công ty cho biết, năm 2020, sẽ triển khai đồng loạt khoảng 10 dự án. Giai đoạn 2020 - 2025, Công ty dự kiến phát triển mỗi năm 3 - 4 dự án.
Năm 2020, SCR đặt kế hoạch với doanh thu thuần 2.056 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng. Trong khi doanh thu tăng gấp đôi năm trước, thì lợi nhuận lại giảm 65%.
Video đang HOT
Toàn bộ lợi nhuận sau thuế còn lại của năm 2019 sau phân phối các quỹ là 177 tỷ đồng, sẽ được sử dụng bổ sung vào nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không chia cổ tức.
Công ty dự kiến bán trên 1.100 sản phẩm bất động sản dân dụng và cho thuê mới gần 6.800 m2 sàn thương mại. Cụ thể, các dự án bất động sản dân dụng dự kiến bán ra như Panomax, Jamona Heights, Belleza (tầng 1 - 6), Charmington Tân Sơn Nhất, Charmington Iris, The West Bình Chánh; bán 14 sản phẩm tồn kho là nhà phố, liền kề, căn hộ chung cư tại các dự án Carillon 1, Carillon 3 và Carillon 7, Jamona Heights, Jamona Golden Silk... Ban lãnh đạo định hướng duy trì tỷ lệ lấp đầy cho thuê đạt 100% diện tích như TTC Plaza Bình Thạnh, TTC Plaza Âu Cơ, TTC Plaza Đức Trọng...
Về giải pháp tài chính, ban lãnh đạo cho biết, sẽ cân đối việc chuyển nhượng một số dự án, tài sản để tái cơ cấu nguồn vốn; nghiên cứu triển khai phương án M mục tiêu tiết giảm chi phí 20 - 30%...
Về kế hoạch phát triển dự án và quỹ đất, TTC Land cho rằng, cần tập trung hoàn thiện pháp lý các dự án đang triển khai để đưa vào kinh doanh, xây dựng cho kế hoạch 2020 và chuẩn bị cho các năm tiếp theo như Panomax, Charmington Iris, Charmington Tân Sơn Nhất, Charmington Dragonic, The West Bình Chánh, Chamington Tamashi, River Pearl...
Công ty sẽ tập trung khai thác quỹ đất phù hợp để phát triển loại hình văn phòng thông minh, tạo quỹ đất cho các năm tới, cần phát triển thêm tối thiểu 3 - 7 dự án mới cho các năm tiếp theo.
Theo đó, HĐQT trình cổ đông thông qua ủy quyền cho HĐQT quyết định việc đầu tư, mua, bán và sáp nhập các dự án bất động sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 70% tổng giá trị tài sản của công ty.
Công ty cũng xem xét việc mua lại tối đa 73,3 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, tương ứng 20% vốn điều lệ. Thời gian mua sau khi UBCK chấp thuận và Công ty thực hiện công bố thông tin theo luật định, cụ thể do HĐQT quyết định.
Đại hội cũng tiến hành biểu quyết việc từ nhiệm của 3 thành viên HĐQT bao gồm ông Nguyễn Đăng Thanh, Chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật có đơn từ nhiệm vì nguyện vọng cá nhân từ ngày 30/6. Đồng thời, ông Lâm Minh Châu, Thành viên HĐQT phụ trách kiểm soát và bà Trần Yến Duyên, Thành viên HĐQT độc lập cũng từ nhiệm.
Đại hội đã tiến hành bầu nhân sự bổ sung 4 thành viên HĐQT, số lượng thành viên HĐQT gồm 6 người, trong đó 2 thành viên độc lập.
Một số câu hỏi của cổ đông và trả lời của lãnh đạo Công ty trong phần thảo luận
Công ty có chính sách giảm giá cho cổ đông khi mua sản phẩm của Công ty không?
Hiện nay, chính sách cụ thể cho cổ đông chưa ban hành chính thức, nhưng chúng tôi cũng đang xây dựng cơ chế, chính sách cho cổ đông nắm giữ theo tỷ lệ nhất định sẽ ứng với tỷ lệ giảm giá cụ thể. Dự kiến, quý III/2020 sẽ trình HĐQT cơ chế này.
Tỷ lệ nợ vay Công ty như thế nào, biện pháp kiểm soát?
Năm 2019, nợ vay vắn và dài hạn giảm so với 2018 lần lượt 4% và 11%. Chỉ số nợ vay/tổng tài sản và nợ vay/vốn chủ sở hữu giảm nhẹ, ở mức 0,21 lần và 0,48 lần, thấp hơn so với cùng kỳ và bình quân ngành. Hiện nay, cơ cấu vốn tron dự án trung bình thì 30% vốn tự có, 40% vốn huy động khách hàng và 30% vốn vay - là cơ cấu tương đối an toàn.
Hiện nay, số người mua trả tiền trước ngắn hạn 1.231 tỷ đồng, chiếm 13% tổng tài sản - là mức an toàn, đảm bảo các chỉ số liên quan nợ vay của TTC Land.
Vì sao ông Nguyễn Đăng Thanh không tiếp tục tham gia HĐQT?
Ông Thanh: Nguyên nhân sâu xa cũng chỉ là lý do cá nhân. Tham gia TTC Land hơn 1 năm, mong muốn tái cấu trúc TTC Land, những điểm cơ bản thì TTC Land đã triển khai, bước tiếp theo là các dự án cụ thể, tổng là còn 12 dự án. Cá nhân tôi nhận thấy rằng, xác định định hướng mới là quay lại tài chính ngân hàng - chuyên môn, kinh nghiệm của cá nhân tôi, thì phù hợp hơn.
Tầm nhìn của TTC Land trong các năm tới là gì?
Định hướng 2021-2025 là nhà phát triển hàng đầu Việt Nam, không chỉ thị trường TP.HCM. Để đạt được, trong ban điều hành, đã nhiều giải pháp với từng công tác phát triển dự án, quỹ đất, xây dựng và đều có mục tiêu kiểm soát chi phí, áp dụng công nghệ và liên quan đội ngũ kế thừa.
Để đạt mục tiêu, Công ty cần trung bình mỗi năm phải phát triển được 3-4 dự án. Nhưng trong những năm đầu giai đoạn này, từ 2020 - 2022, sẽ tập trung, củng cố và kiện toàn các dự án hiện hữu. Vừa qua, may mắn là Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư, luật bất động sản sửa đổi, đặc biệt liên quan đến các dự án có liên quan đến đất công sẽ được tháo gỡ.
Còn giai đoạn 2023-2025, TTC Land mỗi năm phát triển 3-4 dự án mới, trong đó tập trung các ngành đang thu hút, có tiềm năng phát triển, như bất động sản khu công nghiệp. Trong danh sách bầu cử HĐQT mới, có một nhân sự rất "mạnh" về bất động sản khu công nghiệp.
Tìm kiếm nguồn vốn từ quỹ đầu tư nước ngoài như thế nào?
Năm 2019 thành công ký kết nguyên tắc hợp tác với Lotte Land - công ty con thuộc tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Công ty đang tiếp tục tìm kiếm quỹ đầu tư, nguồn vốn nước ngoài. Có nhiều dạng nguồn vốn đối với một doanh nghiệp bất động sản, bao gồm tìm kiếm nguồn vốn đầu tư vào dự án cụ thể, hoặc dưới dạng vốn vay (khoản vay nước ngoài), và 3 là cổ đông chiến lược.
Cả 3 phương án này là chỉ tiêu của HĐQT. Bình quân 1 tuần tôi đều tiếp xúc với các đoàn nhà đầu tư - họ có sẵn danh sách bất động sản mà họ muốn đầu tư, thường họ chủ động gặp chúng ta.
Dự án Jamona City đã bàn giao lâu, vì sao còn số dư 1.955 tỷ đồng trên BCTC quý 1/2020?
Nhiều cấu phần, thấp tâng, cao tầng và vẫn có 2 block chưa triển khai. Chưa bàn giao hết nên vẫn nằm trong sổ sách
Tính pháp lý dự án Charmington Iris, khi nào dự án được khởi động trở lại?
TTCLand là đơn vị mua sỉ sản phẩm (có đóng góp thêm các thế mạnh để hoàn thiện sản phẩm). Chủ đầu tư là Sabeco HP. Dự án này đã có giấy phép xây dựng, đã đóng tiền sử dụng đất. Dự án không phải đất công nên dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối 2020.
Tính pháp lý dự án Charminton Tân Sơn Nhất, Charminton Dragonic?
Cả 2 dự án đều thuộc phân khúc mà SCR đang quan tâm đầu tư (Jamona, Charmington, Carillon) và 2 dự án là dòng sản phẩm cao cấp công ty. Dự án CharmingtonTân sơn Nhất chỉ chờ 1 vài bước thủ tục pháp lý là khởi công, dự kiến 6/2021. Dự án Dragonit, vướng 1 phần đất công, với luật đầu tư và luật BDS sửa đổi thì dự kiến 2020 sẽ hoàn thiện pháp lý.
Không chỉ 1-2 dự án này mà khi các luật trên thông qua, các bất động sản của TTC Land cất cánh
Tình hình bất động sản khu công nghiệp nói chung và dự án Phú Quốc nói riêng?
Đối với bất động sản khu công nghiệp hiện nay TTC Land không trực tiếp làm chủ đầu tư, mà là gián tiếp thông qua tỷ lệ sở hữu 19% khu công nghiệp Thành thành công Tây Ninh.
Còn tình hình chung về bất động sản Công nghiệp nói chung, đang có xu hướng tốt từ thay đổi trong chính sách thương mại ở Trung Quốc, triển vọng tốt. Tập đoàn TTC có những đơn vị chuyên về bất động sản khu công nghiệp.
TTCLand Phú Quốc có thành lập để thực hiện niith số dự án ở đây, nhưng đến nay chưa chính thức để trình làng dự án, đang ở giai đoạn ban đầu xúc tiến các thủ tục, xin được lập quy hoạch và một số bước khác.
Kế hoạch mua cổ phiếu quỹ tổng cộng trên 70 triệu cổ phiếu, tính giá trung bình hiện nay 6.000 đồng/cổ phiếu, Công ty cần gần 500 tỷ đồng, nguồn vốn đâu để mua?
HĐQT mong muốn sẽ cô đọng cơ cấu cổ đông, tăng sự tập trung với các nhà đầu tư lâu dài. Theo đó, trong quá trình tìm kiếm đối tác lâu dài vào SCR thì bước đầu tiên là mua cổ phiếu quỹ để giảm lượng lưu hành trên thị trường, sau đó tìm đối tác để cùng tham gia.
Thị giá SCR so với giá trị sổ sách quá chênh lệch, còn thấp nên có cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư.
Công ty có dự án trọng điểm nào cho năm 2020?
Công ty triển khai 9 dự án, với hình thức lần lượt là bán hàng (với dự án xong pháp lý), và huy động vốn (với các dự án đang thiết kế, xây dựng, thi công). Các dự án bao gồm Panomax, Jamona Height, Charmington Iris, Charmington Tân Sơn Nhất, River Pearl Tân Vạn...
Vì sao kế hoạch doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh?
Liên quan câu chuyện hạch toán, đầu năm dính dịch Covid không chỉ ảnh hưởng bán hàng mà còn tiến độ xây dựng chậm lại. Một số dự án rơi vào quý IV/2020 dự kiến bàn giao, nay chậm lại cũng sẽ ảnh hưởng ghi nhận doanh thu.
Câu chuyện pháp lý vẫn chưa thay đổi nhiều trong năm 2020, phải năm 2021 mới thông qua được nên đặt mục tiêu lợi nhuận tương đối thận trọng và cả khả năng Covid có quay lại.
ĐHCĐ Vinafor (VIF): Cổ đông quan tâm tới khoản tiền nhàn rỗi hơn 2.600 tỷ đồng gửi ngân hàng Tại ĐHCĐ thường niên 2020 sáng 29/6, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor - mã chứng khoán: VIF) Phí Mạnh Cường khẳng định, Tổng công ty chỉ lựa chọn dự án hiệu quả, đảm bảo an toàn cho cổ đông. Chia sẻ của ông Cường liên quan đến câu hỏi của cổ đông về khoản tiền nhàn rỗi hơn...