Lịch trình trekking đỉnh Kỳ Quan San: Trekking leo núi không thể bỏ qua Bạch Mộc Lương Tử
“Đời người thích ngắm mây có 2 sai lầm, một là không đi trekking leo núi, hai là đi trekking leo núi mà bỏ qua Bạch Mộc Lương Tử”, đó là khẳng định của người chia sẻ lịch trình trekking đỉnh Kỳ Quan San.
Gần đây, FB Khinh Vũ Phi Dương đã thu hút nhiều sự chú ý trên một diễn đàn MXH về phượt và du lịch với bài chia sẻ lịch trình trekking đỉnh Kỳ Quan San (nằm ranh giới giữa hai huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai và huyện Phong Thổ của tỉnh Lai Châu). Khẳng định “Đời người thích ngắm mây có 2 sai lầm, một là không đi trekking leo núi, hai là đi trekking leo núi mà bỏ qua Bạch Mộc Lương Tử (tên thường gọi của đỉnh Kỳ Quan San)”, thành viên này miêu tả vẻ đẹp của đỉnh núi như sau: “Cái cung đường gì mà kỳ lạ: mây có, núi có, rừng có, suối có, thác có, đỗ quyên có lá phong cũng có, các thảm thực vật đa dạng có, sống khủng long cũng có nốt, cái gì cũng có. Bắt tôi phải ngắm tất cả đặc sản của thiên nhiên trong cùng 1 cung đường như thế này thì thật sự vất vả với tôi quá, tôi không chịu được.
Bạch Mộc đẹp như một bức tranh, có những khoảnh khắc đẹp đến mức tôi chỉ biết ngẩn người đứng ngắm, lưu giữ bằng mọi giác quan, chứ chẳng thể làm gì khác. Cứ ngỡ những cảnh này chỉ có trên phim thôi chứ không có thật, thế mà cũng có lúc được tận mắt nhìn thấy, thực sự xúc động”. Hãy cùng tham khảo lịch trình trekking đỉnh Kỳ Quan San từ thành viên này.
Theo một số tài liệu, Ky Quan San còn được gọi là Kỳ Quan San hay Bạch Mộc Lương Tử – là đỉnh núi cao thứ tư ở Viêt Nam.
Lịch trình leo Bạch Mộc Lương Tử vào dịp cuối tuần
- Xuất phát từ Hà Nội vào 20h tối thứ Năm.
- Sáng thứ Sáu tới chân núi và bắt đầu leo. Chiều tới lán nghỉ khoảng 2.800 m (highly recommend ở lán Núi Muối, một trong những nơi ngắm bình minh còn đẹp hơn cả trên đỉnh, rất nhiều người chỉ tới đây thôi và không có nhu cầu lê.n đỉn.h), ngủ lại lán đêm thứ Sáu.
- Sáng thứ Bảy leo lê.n đỉn.h rồi quay trở lại lán (Núi Muối) ngủ lại lán thêm tối thứ Bảy.
- Sáng Chủ nhật leo xuống núi và quay về Hà Nội.
Với những người nào không có thời gian thì gộp đoạn leo lê.n đỉn.h rồi quay trở lại trong cùng 1 ngày thì hoàn toàn có thể đi từ tối thứ Sáu. Nhưng đời người chắc mỗi đỉnh chỉ leo một hoặc vài lần thôi, mỗi lần về với thiên nhiên hãy thật chậm rãi để tận hưởng trước khi quay lại phố thị nhé!
Cảnh đẹp của Kỳ Quan San hẳn khiến bất cứ ai chinh phục được nơi đây đều cảm thấy tâm hồn phơi phới.
Thời gian đẹp nhất để leo Bạch Mộc Lương Tử
Tầm cuối tháng 10 cho tới tháng 12, tránh những ngày có mưa ra. Có thể xem trước thời tiết trước khi đi…
Lịch trình này kèm những hình ảnh trải nghiệm thực tế đã nhận được nhiều ý kiến tích cực từ cộng đồng mạng: “Đẹp mê luôn, phải đi chậm ngắm để hưởng thụ là đúng rồi, mấy khi mà leo được.”; “Hẹn gặp BMLT 1 ngày gần nhất 1, mê quá”; “Em cũng mê đỉnh này lắm”; “Hôm nào bạn cho mình xin vài tips để làm sao chinh phục được những đỉnh núi cao như thế này nhé, tks bạn”… Đáng chú ý, một cư dân mạng góp ý là lán Núi Muối có độ cao 2.215 m chứ không phải 2.800 m, có kèm ảnh thực tế.
Núi Muối có độ cao 2.215 m. (Ảnh: FB Thiệu Cristiano)
Đoản khúc Kỳ Quan San
Ở Kỳ Quan San, cây, mây, núi, gió và mặt trời chan hòa, quyện vào làm một. Thành một màu sắc, một hương vị, một tinh thần duy nhất.
Năm 2013, cung leo núi Kỳ Quan San bắt đầu được giới ưa du ngoạn truyền tụng. Đó là ngọn núi cao 3.046m thuộc dãy Kỳ Quan San (Bát Xát, Lào Cai). Thế nhưng trong suốt 5 năm trời, ngọn núi này bị gọi với cái tên Bạch Mộc Lương Tử (nghĩa là... con của Bạch Mộc Lương - một ngọn núi ở bên kia biên giới Trung Quốc). Năm 2018, huyện Bát Xát đã thay cột trụ trên đỉnh, trả lại cái tên Kỳ Quan San cho ngọn núi cao thứ tư ở Việt Nam.
Video đang HOT
Ăn gian
Muốn leo lê.n đỉn.h Kỳ Quan San từ hướng Lào Cai, bạn sẽ xuất phát từ chân bản Sàn Ma Sáo. Tuy nhiên, bản này nằm trải dài theo sườn núi, nên nếu thực sự bạn bắt đầu leo từ chân núi, thì cũng phải mất cả tiếng đồng hồ mới ra khỏi khu vực dân sinh, thực sự bước vào thiên nhiên hoang dã. Một số du khách chọn leo từ chân núi, nhưng cũng không ít người chọn đi xe ôm cho tới tận bìa rừng. Đó có phải là một sự "ăn gian" không? Câu trả lời có lẽ sẽ rõ hơn khi quay về.
Sau 3 ngày 2 đêm miệt mài với tổng hơn 30km đường núi, tới rìa bản Sàng Ma Sáo, gần như không ai từ chối một cuốc xe ôm với giá 50 nghìn đồng để xuống tới nơi tập kết ô tô. Những thanh niên người Mông sẽ đèo bạn trên những chiếc xe lấm lem bùn đất, đổ dốc ầm ầm trên con đường đất gan gà trơn như bôi mỡ. Bíu chặ.t ta.y vào yên xe, bạn sẽ nhận ra mình vừa giao phó tính mạng cho một người xa lạ, và đó mới là quyết định liều lĩnh nhất của hành trình này. Sự "ăn gian" nào cũng có cái giá của nó.
Giới hạn
Lộ trình leo đỉnh Kỳ Quan San khả thi nhất cho mọi người, ở sức khỏe trung bình cũng có thể thực hiện, là 3 ngày 2 đêm. Ngày đầu tiên leo từ chân núi tới lán trại ở độ cao 2.100m, nghỉ lại một đêm ở đây. Ngày thứ hai leo từ độ cao 2.100m tới đỉnh 3.046m rồi quay xuống, nghỉ đêm thứ hai tại lán. Ngày thứ ba xuống núi. Tất nhiên, đỉnh núi cao ba nghìn mét không phải là một con đường dài ba cây số.
|
Hành trình leo Kỳ Quan San theo các đồng hồ thể thao đếm được thì khoảng gần 100.000 bước chân, và các bước chân ấy phần lớn đều leo dốc, hay như cách nói giàu hình ảnh là "đầu gối chạm ngực". Nhà cách mạng Che Guevara có câu nói nổi tiếng khi cưỡi motor đi xuyên Nam Mỹ: Hành trình không nằm ở đích đến mà trên từng chặng đường đi.
Những người chưa quen leo núi, rất nhanh chóng sẽ mệt và phải nghỉ chân liên tục. Ban đầu, các chặng nghỉ tính bằng kilomet. Sau đó là vài trăm mét. Sau nữa là vài chục bước. Cuối cùng thì cứ leo chưa được chục bước là phải đứng chống gậy mà thở dốc. Thở bằng cả mồm, cả mũi, cả tai. Câu hỏi mà bạn nghe nhiều nhất sẽ là: Sắp tới nơi chưa? Và các porter sẽ cười mà đáp rằng: Còn xa.
Ở trên núi, một khi ta đã vào cuộc leo, thì giới hạn không nằm ở kinh nghiệm.
Tôi đã từng đạp xe 30 kilomet - Tốt thôi, nhưng đây là leo núi.
Tôi đã từng đi bộ 10 kilomet - Tốt thôi, nhưng đây là leo núi.
Tôi đã từng chạy bộ 21 kilomet - Tốt thôi, nhưng đây là leo núi.
Tôi đã từng leo 15 tầng nhà - Tốt thôi, nhưng đây là leo núi.
|
Những giới hạn liên tục được đặt ra. Nào cố lên, một giờ nữa là tới. Nhưng rồi 2 giờ, 3 giờ trôi qua, vẫn chưa tới. Nào cố lên, nốt cái dốc này thôi. Nhưng hết dốc, rồi lại dốc. Nào cố lên, nào cố lên... Thậm chí khi ta rất nản rồi, thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Núi vẫn ngạo nghễ dốc, và ta vẫn cứ phải cặm cụi leo. Hóa ra, những giới hạn cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Porter
Porter nghĩa là người khuân vác. Nhưng leo núi, ai cũng gọi là porter. Kể cả người Mông, cũng trăm phần trăm xưng là pót-tơ.
Những porter cực khỏe và dẻo dai. Lưng đeo 2 balo đầy ự đồ đạc (người leo núi chỉ đeo một balo nhẹ đựng nước và đồ ăn nhanh mà có khi còn muốn vứt), có khi còn tròng thêm một balo vào trước ngực, mà porter nào cũng leo núi băng băng. Nếu ta thấy họ cứ quẩn quanh bên mình, đằng trước, đằng sau, thì không phải vì ta leo bằng họ mà chẳng qua vì họ cố tình đi chậm lại để kèm ta đó thôi.
Porter nghĩa là người khuân vác. Nhưng leo núi, ai cũng gọi là porter. |
Từ chân núi, những chú chó của các porter bám theo chân chủ. Không phải giống Mông cộc huyền thoại, đó là những chú chó lai lung tung, nhưng leo núi thì khỏe khiếp. Đường lầy, chúng chạy nhon nhón, bùn không ướt quá khoeo chân. Đường dốc, chúng lượn xuống những bụi cây chênh vênh sườn núi, rồi bất chợt đón đầu ở đằng trước như trên trời rơi xuống. Rét, lũ chó vùi mình vào tro bếp. Chúng ăn ít, uống ít, không rên không sủa. Nhìn lũ chó leo núi, những thị dân bắp thịt nhão nhoét chặc lưỡi nể phục, và tự nỗ lực hơn.
Còn những porter chỉ cười rồi thản nhiên: Cố lên, còn 2 tiếng nữa.
Những chú chó của các porter bám theo chân chủ. |
Nhìn lũ chó leo núi, những thị dân bắp thịt nhão nhoét chặc lưỡi nể phục, và tự nỗ lực hơn. |
Bỏ cuộc
Gần 1.000m còn lại từ lán nghỉ lên tới đỉnh, đoàn người vẫn hăm hở đi. Nhưng tới những vách đá hiểm trở cuối cùng, một số đành lắc đầu quay lui.
- Em sợ độ cao - một cô gái giải thích.
- Anh cũng sợ, cố lên, còn một chút nữa tới đích rồi.
- Leo lên thì có thể, nhưng leo xuống...
Đúng vậy, những vách đá trơn với những mấu được porter đắp bằng xi măng là thử thách thực sự khi leo xuống. Nhất là nếu sức yếu leo chậm, xuống núi khi trời sập tối, thì những vách đá không chỉ mất sức mà còn cực kỳ nguy hiểm.
Rồi những chấn thương khó tránh khỏi. Trời lạnh, đường xấu, một cú vấp, một cái trượt tay. Chỉ cần bong gân hay trẹo cổ tay cổ chân, cuộc hành trình sẽ trở thành cuộc hành xác. Không ai có thể giúp ai, những porter cũng không thể cõng lên những con dốc gập người, cõng xuống những vách đá cheo leo miệng vực. Ngậm ngùi bỏ cuộc, là giữ an toàn cho bản thân và cũng là trách nhiệm với những người khác.
Người già nhất đoàn leo đã 66 tuổ.i. Ông rắn rỏi, khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực. Bật loa bluetooth đeo sau balo, hết nhạc phượt tới nhạc tiếng Anh, hết tiề.n chiến tới Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, U70 leo băng băng, ít nghỉ, ít giảm tốc.
- Người cao tuổ.i nhất anh từng leo cùng lê.n đỉn.h Kỳ Quan San là bao nhiêu tuổ.i?
- Một ông hơn 80.
- Thật á?
- Thật. Ông ấy leo còn khỏe hơn nhiều thanh niên.
Nghe vậy, lại gạt mồ hôi, nghiến răng bước tiếp.
Thực vật ở Kỳ Quan San thật kỳ diệu. |
Cây- mây- mặt trời và gió
Thực vật ở Kỳ Quan San thật kỳ diệu.
Chỉ nói riêng dương xỉ đã không biết bao nhiêu loại. Rồi những vạt địa y đủ hình thù, màu sắc, khi xanh như ngọc, lúc đỏ như lửa. Những cây sơn trà cheo leo vách núi, đột nhiên nở bung một bông vàng tươi, hoặc trắng muốt. Tiếc là chuyến leo không đúng mùa đỗ quyên, nên chỉ nhìn những sườn núi xanh biếc đỗ quyên mà hình dung cảnh tượng rực rỡ khi mùa hoa đến. Nhưng được đi hàng cây số dưới những rừng tùng, phong cổ thụ, luồn lách giữa những rừng trúc xanh biếc, đã thấy quả thật thiên nhiên tưởng thưởng bội phần cho những chút nỗ lực nhỏ nhoi của đôi chân người.
|
Và đột nhiên, mây ùa đến từ phương nào. Bồng bềnh, mát lạnh, ôm ấp lả lơi, như một tiên nga vuốt bàn tay trắng muốt qua má lữ khách, rồi vừa cười khanh khách vừa cuốn theo thần gió thẳng về hướng mặt trời.
Biển mây trên đỉnh núi Muối đã đẹp, lên tới đỉnh Kỳ Quan San còn choáng ngợp gấp bội phần. Ở nơi ấy, Cây, Mây, Núi, Gió và Mặt trời chan hòa, quyện vào làm một. Thành một màu sắc, một hương vị, một tinh thần duy nhất. Tinh thần mà đối diện với nó, không một phàm nhân nào không thấy mình trở nên nhỏ bé và khiêm nhường.
A Tùng - porter đã ngoài 40 - ngồi trên khúc gỗ ở đỉnh Kỳ Quan San, trầm ngâm ngắm cảnh. Còn tôi lặng lẽ ngắm A Tùng. Chúng ta không bao giờ hết ngạc nhiên về tạo hóa, và về nhau.
Vì còn những dang dở...
Nhiều túi nylon, vỏ chai nước, giấy gói bánh kẹo và các loại rác... vứt suốt dọc đường đi. Những bụi cây, hốc đá ven suối, rồi khắp đỉnh Kỳ Quan San nữa, đầy rác. Không ai làm thùng rác công cộng trên núi cả, vì làm gì có nhân viên vệ sinh môi trường hoạt động hàng ngày? Rác, lẽ ra phải được cho vào balo và mang xuống núi.
Lán nghỉ chân quá đúng nơi đúng chỗ, quá hợp lý cho hành trình dài mệt nhọc, nhưng cũng còn tạm bợ. Nước thiếu, nơi vệ sinh chật và bẩn, chăn gối không được giặt có lẽ đã nhiều năm, rác của các đoàn leo núi được gom lại và đốt, khói đen khét mù.
|
Những porter là người Mông bản địa đã cùng nhau tạo nên hệ thống dịch vụ của tuyến leo núi Kỳ Quan San. Nhưng rõ ràng, đây vẫn là một điểm du lịch đầy tiềm năng còn chưa được đầu tư đúng mức. Dịch vụ tốt hơn sẽ mang lại lợi ích cho cả du khách lẫn người dân bản địa. Và những rủi ro tất yếu sẽ xảy đến, sẽ bớt nghiêm trọng hơn nếu có sự đầu tư bài bản vào hạ tầng.
Và bởi vì rừng đỗ quyên sẽ còn nở nhiều mùa hoa nữa, nên rồi ai cũng sẽ phải quay lại đây, ngắm Kỳ Quan San thêm một lần, một lần nữa.
Lào Cai: Bát Xát phát triển du lịch leo núi Vùng cao Bát Xát có khí hậu và phong cảnh khá tương đồng với Sa Pa - đây được xác định là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong định hướng phát triển, huyện Bát Xát đang tập trung xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch 'Chinh phục đỉnh cao' để thỏa...