Lịch trình thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama
Nhà Trắng công bố lịch trình chuyến thăm chính thức tới Việt Nam và Nhật Bản của Tổng thống Barack Obama, chuyến thăm thứ 10 của ông tới châu Á.
Lịch trình
Theo đó, chuyến công du này của người đứng đầu Nhà Trắng sẽ diễn ra từ ngày 21-28/5. Chuyến thăm sẽ khẳng định những cam kết của ông Obama đối với chiến lược tái cân bằng của Mỹ về khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đây là chuyến thăm được thiết kế nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao, chính trị và an ninh giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vưc, Nhà Trắng cho biết.
Các đặc vụ thuộc Đơn vị Bảo vệ Tổng thống trấn thủ lớp an ninh trong cùng, đảm bảo an toàn cho ông chủ Nhà Trắng. Ảnh minh họa: Pinterest
Dự kiến, ông Obama sẽ đặt chân tới Việt Nam trước. Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Obama sẽ có các cuộc gặp chính thức với các nhà lãnh đạo Việt Nam để bàn biện pháp thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ và tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực bao gồm hợp tác kinh tế, hợp tác nhân dân, an ninh, nhân quyền, cũng như các vấn đề toàn cầu và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ sẽ có một bài phát biểu về quan hệ Việt-Mỹ. Trong các cuộc gặp và sự kiện tại Hà Nội và TP.HCM, ông Obama sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay.
Ông cũng sẽ có các cuộc tiếp xúc với thành viên của tổ chức Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á, các doanh nhân, và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.
Khi tới thăm Nhật, ông Obama sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông tại Ise-Shima. Hội nghị này sẽ là dịp để các nhà lãnh đạo G7 thúc đẩy các lợi ích chung trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và an ninh, cũng như giải quyết các thách thức cấp bách toàn cầu.
Nhà lãnh đạo Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ gặp song phương để bàn về tăng cường mối quan hệ liên minh Mỹ-Nhật, bao gồm hợp tác về kinh tế và an ninh, cũng như các thách thức toàn cầu.
Cuối cùng, ông Obama sẽ cùng ông Abe có một chuyến thăm lịch sử tới Hiroshima, nơi Mỹ đã trút bom nguyên tử ở thời điểm gần kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Hiroshima nhằm nhấn mạnh cam kết của ông trong việc theo đuổi hòa bình và an ninh trong một thế giới không có vũ khí hạt nhân, Nhà Trắng cho biết.
Hàng rào bảo vệ
Video đang HOT
Theo tổ chức phi chính phủ Mỹ National Taxpayers Union, khi tổng thống Mỹ thăm chính thức một nước khác, chính phủ sẽ trả tiền cho tất cả các chi phí liên quan, bao gồm thức ăn, chỗ ở, đi lại, phí phát sinh cho cả tổng thống và tất cả những người đi cùng.
Riêng Air Force One, chuyên cơ phục vụ cho chuyến đi quốc tế của tổng thống Mỹ có thể ngốn vài triệu USD. Ví dụ, trong chuyến đi lịch sử của ông Obama về quê cha Kenya tháng 7/2015, cần gần 14 giờ để bay từ căn cứ không quân Andrews ở ngay ngoại ô Washington đến Nairobi, Kenya; rồi từ đó đến Addis Ababa, Ethiopia và trở lại Washington cần thêm 15 giờ. Điều đó có nghĩa là chi phí vận hành máy bay sẽ là gần 6 triệu USD.
Air Force One được trang bị thiết bị quân sự cần thiết để đảm bảo an toàn cho tổng thống, bao gồm cả các hệ thống phòng thủ tên lửa, khả năng gây nhiễu radar và thiết bị đàm thoại có hình.
Đáng chú ý, chuyên cơ Air Force One chở tổng thống sẽ được tháp tùng bởi ít nhất 6 máy bay khác. Vài chiếc trong số này mang theo những trang bị cần thiết như trực thăng, xe limousine, phương tiện liên lạc… Những phi cơ khác chở hàng trăm đặc vụ cùng nhân viên phục vụ tổng thống.
“Hàng nghìn người được điều động mỗi lần tổng thống di chuyển”, ông Jeffrey Robinson, đồng tác giả cuốn sách “Standing Next to History: An Agent’s Life Inside the Secret Service” viết về cuộc sống của những nhân viên mật vụ bảo vệ tổng thống Mỹ nói.
Đối với hàng rào an ninh bảo vệ tổng thống Mỹ, nó được phân làm ba lớp nhằm đảm bảo không ai có thể bất ngờ tiếp cận hay gây nguy hiểm cho người đứng đầu Nhà Trắng.
Oregon Live dẫn lời ông Ronald Kessler, tác giả nhiều cuốn sách viết về mật vụ Mỹ, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), Cục Điều tra Liên bang (FBI), cho hay lực lượng bảo vệ tổng thống còn phải phối hợp hành động với cảnh sát địa phương để liệt kê tất cả các mối nguy hiểm tiềm ẩn và điểm mặt những thành phần có khả năng đe dọa tới tổng thống. Sau đó, các mật vụ sẽ liên lạc với những người này để cảnh báo rằng họ đang bị giám sát rất chặt chẽ.
Chó nghiệp vụ cũng là một thành phần không thể thiếu trong đoàn bảo vệ tổng thống Mỹ. Trước ngày chuyến công du diễn ra, các đặc vụ sẽ đưa những con chó có khả năng đánh hơi bom tới từng tuyến đường mà tổng thống sẽ đi qua để kiểm tra.
Họ còn phải di dời mọi phương tiện đỗ tại các con phố xung quanh nơi tổng thống ở nhằm chắc chắn rằng không ai có thể đặt được bom xe gần khách sạn của tổng thống, ông Robinson cho hay. Bên cạnh đó, họ đôi khi phải bố trí cả những tấm màn chắn quanh chiếc xe chở tổng thống để giúp ông không bị lộ diện.
Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng của nhân viên mật vụ là đảm bảo tổng thống luôn ở gần các bệnh viện dã chiến, cách tối đa 10 phút đi xe. Họ sẽ cắt cử người túc trực tại các bệnh viện này để trợ giúp, phối hợp với đội ngũ y bác sĩ nếu cần cấp cứu.
Ngoài ra, để giữ an toàn tối đa cho tổng thống, những tuyến đường mà đoàn xe của ông đi qua cũng sẽ bị cấm.
Khi tổng thống tới khách sạn, các nhân viên mật vụ có thể sẽ không đưa ông vào theo lối cửa chính. Thay vào đó, họ dùng những cánh cửa phụ, thậm chí hộ tống tổng thống về phòng nghỉ thông qua lối đi trong nhà bếp, ông Kessler giải thích.
Nhân viên mật vụ còn phải kiểm tra nhân thân, hồ sơ lý lịch của tất cả nhân viên khách sạn nơi tổng thống ở, Kessler cho biết thêm. Bất kỳ ai có tiền sử bạo lực, kể cả những hành vi rất nhỏ, đều được yêu cầu ở nhà trong suốt thời gian tổng thống lưu trú. Thêm vào đó, mọi phòng khách sạn phía trên, phía dưới và xung quanh buồng của tổng thống cũng bị phong tỏa.
Các nhân viên mật vụ sẽ rà soát toàn bộ phòng nghỉ của tổng thống trước khi ông bước chân vào. Họ kiểm tra xem có dấu vết của thiết bị nghe lén hay vật liệu nổ hay không. Sau đó, họ tháo rời tất cả những bức tranh treo trên tường để đảm báo không có thứ gì được giấu đằng sau chúng hay bên trong các khung hình. Họ cũng lắp đặt vật liệu chống đạn che kín các ô cửa sổ hay tháo bỏ điện thoại và tivi bố trí sẵn trong phòng để thay thế bằng những vật dụng bảo mật hơn.
Robinson tiết lộ, nhân viên mật vụ sẽ dựng vành đai an ninh ba lớp xung quanh tổng thống. Cảnh sát trấn giữ vòng ngoài cùng, nhân viên mật vụ xếp ở lớp giữa và cuối cùng, các đặc vụ thuộc Đơn vị Bảo vệ Tổng thống trấn thủ lớp trong cùng, gần với ông chủ Nhà Trắng nhất.
Khi tổng thống Mỹ công du, ông thường mang theo thức ăn của riêng mình, Robinson cho hay. Một đội ngũ đầu bếp và nhân viên phục vụ sẽ đảm nhận trách nhiệm mua đồ ăn, nấu nướng, dưới sự giám sát của các mật vụ. Họ muốn chắc chắn rằng không ai có thể can thiệp vào quá trình này.
Theo Báo Đất Việt
Trung Quốc bất ngờ hạ giọng với Mỹ
Quan chức Trung Quốc bất ngờ nhẹ nhàng với Mỹ trong bối cảnh hai quốc gia đang chạy đua ngoại giao trên Biển Đông trước khi PCA ra phán quyết.
The Straits Times ngay 14/5 đưa tin, Trung Quôc va Mỹ đang tim cach ha nhiêt căng thăng leo thang trên Biên Đông trươc khi Toa Trong tai Thương trưc PCA ra phan quyêt vu Philippines khơi kiên Trung Quôc (ap dung sai, giai thich sai, vi pham Công ươc Liên hơp quôc vê Luât Biên 1982 - UNCLOS) ơ Biên Đông.
Theo đó, ngày 12/5, tướng Phong Phong Huy, ngươi đưng đâu Bô Tham mưu liên hơp thuôc Quân uy trung ương Trung Quôc đa co cuôc hôi đam trưc tuyên vơi Chu tich Hôi đông Tham mưu trương liên quân Hoa Ky Joseph Dunford vê viêc hai bên cân quan ly sư khac biêt môt cach xây dưng, kiêm chê cac hanh đông gây phương hai đên quan hê giưa hai bên.
Phong Phong Huy, ngươi đưng đâu Bô Tham mưu liên hơp Quân uy Trung ương Trung Quôc
Ông Huy cung noi vơi tương Dunford răng không phai Trung Quôc đô lôi cho Mỹ vê nhưng căng thăng trên Biên Đông. Tân Hoa Xa dân lơi tương Dunford kêu goi hai bên kiêm chê, ông cho biêt Mỹ săn sang lam viêc vơi Trung Quôc đê thanh lâp môt cơ chê kiêm soat rui ro hiêu qua, duy tri ôn đinh ơ Biên Đông băng biên phap hoa binh.
Yue Gang, môt nha phân tich Trung Quôc nhận định, phat biêu cua Phong Phong Huy trai ngươc vơi nhưng lơi le gay găt tư giơi ngoai giao Trung Quôc đa cho thây, Băc Kinh co thê muôn ngăn chăn căng thăng leo thang, măc du no se không thoa hiêp vê yêu sach chu quyên.
"Ho đang giai quyêt cac muc tiêu khac nhau. Cach sư dung ngôn tư trong ngoai giao đê xoa diu sư tưc giân (cua dư luân Trung Quôc vê vu My tuân tra đa Chư Thâp) khac vơi ngôn tư sư dung trong cac cuôc đam phan ma phân nhiêu la mang tinh thưc dung", Yue Gang cho hay.
Ông lưu y, măc du ha giong vơi My nhưng không co nghia la Trung Quôc se thoa hiêp trong vân đê yêu sach chu quyên (vô ly, phi phap va banh trương) cua minh trên Biên Đông. Nhưng đôi thoai cho thây ca hai bên đêu hiêu ro nhu câu câp thiêt đê xoa diu căng thăng đang leo thang nhanh chong nhưng thang gân đây.
Động thái của quan chức Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh cả Bắc Kinh và Washington đang chạy đua nước rút tìm kiếm đồng minh trong vấn đề Biển Đông nhằm đón đầu phán quyết sắp tới của PCA.
Suốt thời gian qua Trung Quốc đã tăng tốc vận động các nước ủng hộ mình trong vấn đề Biển Đông, dùng nhiều chiêu bài, đổi chác khác nhau để có được sự ủng hộ đó.
Một diễn biến rất đáng chú ý là Nga, nước đang bị phương Tây tăng cường cô lập sau sự kiện sáp nhập lãnh thổ Crimea của Ukraine vào Nga, nay đã quay sang ủng hộ Trung Quốc.
Cũng có thể thấy rõ mục tiêu của Trung Quốc là tìm được càng nhiều sự ủng hộ càng tốt, bất kể đó là nước lớn, nước bé, có vị trí địa lý cách xa nhau như thế nào. Nhờ thế mà Trung Quốc đã lôi kéo được Gambia ở châu Phi và Fiji ở nam Thái Bình Dương hùa theo tiếng nói của mình.
Trong khi đó, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tham gia một chuyến bay tuần tra trên Biển Đông. Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận với Philippines để binh sĩ Mỹ có thể luân phiên tới các căn cứ quân sự nước này.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ USS William P. Lawrence cũng vừa đi xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập vào ngày 10/5, hành động thể hiện rõ ràng việc Mỹ không công nhận chủ quyền phi pháp của Trung Quốc.
Một phần quan trọng trong cuộc chạy đua ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc là nhắm tới ASEAN, tiếng nói chung quan trọng nhất của nhiều nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông, bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Cho tới nay, ASEAN vẫn không chỉ trích đích danh Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông trong bối cảnh trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN vượt quá con số 360 tỷ USD/năm (số liệu năm 2014), còn cao hơn với Mỹ. Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách chia rẽ ASEAN, lặp đi lặp lại luận điệu là không nên "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông, rằng các tranh chấp chỉ nên được giải quyết ở cấp song phương.
Trong khi đó, Mỹ nhấn mạnh cần một phản ứng mạnh mẽ và thống nhất từ phía ASEAN sau phán quyết của PCA.
Thế nên thời gian qua Mỹ và Trung Quốc tăng cường các hoạt động ngoại giao trong khu vực, chồng chéo lên nhau. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tăng cường "chạy đua" đến gặp các lãnh đạo Brunei, Campuchia và Lào. Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng vừa thăm Malaysia và Indonesia.
Về phía Mỹ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á Daniel Russel vừa kết thúc chuyến thăm Lào, Việt Nam và Malaysia. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sắp đến thăm Việt Nam.
Theo phán đoán của các chuyên gia quốc tế, phán quyết của PCA sẽ bất lợi cho Trung Quốc.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Cuộc đua ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua nước rút để tìm kiếm đồng minh trong vấn đề Biển Đông, đón đầu phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài thường trực(PCA) trong vụ Philippines kiện hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Daniel Russel tại Hà Nội ngày 10.5TRƯỜNG SƠN Bàn...