Lịch thi đấu, trực tiếp vòng 8 V-League 2022: Tâm điểm ở Hòa Xuân
Cập nhật lịch thi đấu, lịch trực tiếp vòng 8 Night Wolf V-League 2022 với tâm điểm là trận SHB Đà Nẵng gặp Sông Lam Nghệ An, diễn ra chiều 19-7, trên sân Hòa Xuân.
Sông Lam Nghệ An đang có phong độ cao khi giành được 13 điểm sau 6 trận, qua đó vững vàng trên ngôi đầu bảng xếp hạng Night Wolf V-League 2022. Chiều nay, đội bóng xứ Nghệ gặp phải thách thức lớn khi làm khách trên sân Hòa Xuân của SHB Đà Nẵng. Đội bóng sông Hàn đang rất “khát” điểm khi trải qua hai trận liên tiếp không biết đến chiến thắng.
Một buổi tập của Sông Lam Nghệ An trên sân Hòa Xuân chuẩn bị cho trận gặp SHB Đà Nẵng. Ảnh: SLNA
Video đang HOT
Cũng trong chiều 19-7, đội bóng đang xếp ở vị trí nhì bảng là Hải Phòng FC sẽ tiếp Topenland Bình Định trên sân nhà. Trong khi đó, Viettel FC được dự báo sẽ trải qua trận đấu khó khăn trên sân Thiên Trường của Nam Định. Trận đấu này sẽ được tường thuật trực tiếp trên các kênh VTV6, VTV5 On Sport , Next Sports.
Ngoài các cặp đấu trên, vòng 8 Night Wolf V-League 2022 còn có nhiều cuộc đối đầu hấp dẫn gồm: Hoàng Anh Gia Lai-Becamex Bình Dương, Hà Nội FC-Sài Gòn FC, Câu lạc bộ TP Hồ Chí Minh-Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Trong đó, áp lực dành cho thầy trò huấn luyện viên Trần Minh Chiến là rất lớn khi câu lạc bộ TP Hồ Chí Minh đang trải qua hai trận thua liên tiếp.
Lịch thi đấu, trực tiếp vòng 8 Night Wolf V-League 2022.
Không dễ 'săn' ngoại binh chất lượng
Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (V-League) 2022 sẽ trở lại từ ngày 26-6, nhưng phải đến đầu tháng 8, các câu lạc bộ (CLB) mới được quyền bổ sung cầu thủ.
Việc đăng ký thêm cầu thủ nội đã khó, chiêu mộ ngoại binh càng khó hơn bởi không nhiều "ông Tây" (từ thường gọi về cầu thủ bóng đá người nước ngoài thi đấu tại Việt Nam) chấp nhận ký hợp đồng thi đấu trong 3 tháng rồi không biết sau đó tương lai đi về đâu.
Những năm qua, các đội bóng tại V-League luôn thụ động trong việc tuyển chọn cầu thủ người nước ngoài. Nhiều đội bóng vẫn chưa đủ tiềm lực tài chính để chiêu mộ cầu thủ chất lượng, nên đa phần các "ông Tây" đến Việt Nam đều đang trong tình trạng vừa hết hợp đồng với đội bóng cũ, hoặc thậm chí là thất nghiệp. Bởi vậy, nhiều ngoại binh chỉ đến Việt Nam trong vài ngày để thử việc, nếu phù hợp sẽ được ký hợp đồng theo năm, hoặc thậm chí theo tháng.
Pha tranh bóng giữa các cầu thủ giữa đội chủ nhà Sài Gòn FC (áo hồng) và đội Sông Lam Nghệ An (áo vàng). Ảnh: TTXVN.
Chất lượng ngoại binh của V-League bao năm qua luôn là vấn đề gây tranh luận. Bởi có chuyện thông qua môi giới, các ngoại binh được thổi phồng giá trị, danh tiếng, nhưng khi về thi đấu lại kém xa thực tế. Nhiều người nói những "ông Tây" sướng vì thi đấu ít, nhưng nhận mức lương cao hơn nhiều so với cầu thủ nội. Ý kiến khác thì nhận định, cầu thủ người nước ngoài sang Việt Nam đa phần là trình độ làng nhàng, một số khác chỉ là nghiệp dư. Một cầu thủ có trình độ sẽ tìm đến giải đấu có chất lượng cao hơn bởi ngoài thu nhập còn là sự cạnh tranh về chuyên môn. Dù vậy ở thời điểm này, việc tìm kiếm một ngoại binh là điều khó khăn, thậm chí có tiền cũng khó có cầu thủ tốt.
Khác với các giải đấu khác, lịch thi đấu của V-League phụ thuộc vào hoạt động của các đội tuyển bóng đá quốc gia. Khi thì V-League đá với mật độ cao, lúc lại nghỉ vài tháng. Trong quãng nghỉ đó, nhiều đội bóng chật vật nuôi cầu thủ. Một ngoại binh lương tối thiểu cũng phải vài nghìn USD, có trường hợp lên tới hơn chục nghìn USD. Bởi vậy, nhiều đội bóng "con nhà nghèo" lâu nay phải dè dặt ký hợp đồng ngắn hạn, quãng nghỉ dài lại tìm cách đẩy đi để kiếm người mới. Trong khi đó, cả đội bóng có tiềm lực thì săn "ông Tây" cũng không dễ dàng. Bởi muốn có cầu thủ ngoại tốt thì cần nhiều thời gian săn đón, thử việc trước khi ký hợp đồng.
Trường hợp của Hà Nội FC là ví dụ khi đội bóng đang rất đau đầu bởi trường hợp ngoại binh đắt giá Djuro Zec bị chấn thương nặng và phải cần khoảng 9 tháng để hồi phục. Hoàng Anh Gia Lai nhờ mối quan hệ thân thiết của "bầu" Đoàn Nguyên Đức với bóng đá Hàn Quốc đã nhanh chóng tìm được người thay thế Kim Dong-su vì lý do cá nhân, nhưng chất lượng của người mới Ahn Sae-hee vẫn là dấu hỏi. Nam Định FC sau khi ký được nhà tài trợ mới trị giá 200 tỷ đồng/năm nhưng vẫn chưa cho thấy dấu hiệu chiêu mộ ngoại binh chất lượng. Nhiều đội bóng khác như: Viettel FC, Topenland Bình Định, Hải Phòng FC... vẫn khá kín tiếng trên thị trường chuyển nhượng.
Kiếm được một "ông Tây" chất lượng đã khó, để cầu thủ đó thi đấu tốt và hòa nhập với văn hóa CLB tại bóng đá Việt Nam lại càng khó hơn. Lâu nay, nhiều đội bóng tại V-League luôn hoạt động theo "luật của mình" nên không tránh khỏi những vụ kiện tụng giữa đội bóng và cầu thủ nước ngoài vì liên quan đến hợp đồng, chế độ đãi ngộ. Rất khó để hy vọng V-League 2022 sẽ xuất hiện những ngoại binh chất lượng, có chăng, sự thay đổi nhân sự vẫn như mọi năm là đội này thải loại, đội kia chộp ngay. Khó săn "ông Tây" vì tài chính và lịch thi đấu, V-League chỉ toàn những gương mặt ngoại binh quen thuộc. Từng có thời điểm, một số đội bóng Việt Nam có riêng một tuyển trạch viên chuyên đi săn "ông Tây", song thời buổi khó khăn này, nhiều CLB chỉ biết cầm hơi duy trì.
Vòng 8 V-League: Thước đo thực lực của Hải Phòng Sau chuỗi thành tích ấn tượng đầu mùa, CLB Hải Phòng bất ngờ nhận 2 thất bại liên tiếp trước những đối thủ trực tiếp trong cuộc đua vô địch là Hà Nội FC và Viettel. Dù vẫn đứng trong tốp 3 V-League nhưng nếu không thể giành được chiến thắng trước Topenland Bình Định ở vòng 8 diễn ra lúc 18 giờ...