Lịch sử rất công bằng
Chỉ có nhân dân mới có quyền phán xét những gì thuộc về lịch sử vì họ là người viết nên lịch sử của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Lịch sử luôn công bằng.Chính trường Peru đang trở nên sôi động trong cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống nước này qua cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng Tư tới.
Sự ủng hộ của người dân Peru dành cho nữ ứng cử viên Keiko Fujimori tăng đột biến. Hơn 39% người dân Peru được hỏi ủng hộ bà Keiko Fujimori, theo kết quả các cuộc thăm dò của Bloomberg, AFP ngày 11/2 đưa tin.
Bà Keiko Fujimori là con gái của cựu Tổng thống Peru Alberto Fujimori, người từng nắm quyền tại nước này trong giai đoạn 1990 – 2000, một nhân vật chính trị có nhiều ảnh hưởng đến chính trường Peru trong một phần tư thế kỷ qua trên cả hai mặt, tích cực và tiêu cực.
Keiko Fujimori là một nhân vật quan trọng trong chính quyền của cha bà. Bà thay mẹ trong vai trò “Đệ nhất phu nhân Peru”, sau khi cha mẹ bà ly thân vào năm 1994.
Bà theo học tại Đại học Boston và Đại học Columbia, Hoa Kỳ, sau đó trở về Peru và đắc cử nghị sĩ Quốc hội năm 2006. Năm 2011 Keiko Fujimori đã thua Ollanta Humala trong một cuộc bầu cử Tổng thống.
Cựu Tổng thống Peru Alberto Fujimori, ảnh: Karel Navarro/AP.
Gần đây sự ủng hộ của người dân Peru dành cho bà Keiko Fujimori tăng vọt và điều đó được cho là do nội dung tranh cử của bà có liên quan đến cha mình – cựu Tổng thống Peru Alberto Fujimori. Trong đó có cả những điều tích cực mà ông đã làm được cho người dân Peru, cũng như cả những hệ lụy mà ông để lại cho đất nước này.
Dư luận cho rằng, qua sự ủng hộ dành cho nữ ứng cử viên 40 tuổi Keiko Fujimori khiến cho bà vươn lên dẫn điểm trước 18 đối thủ cạnh tranh cho thấy, vai trò trong lịch sử của vị cựu Tổng thống cứng rắn người gốc Nhật Bản này có ảnh hưởng gần như mang tính quyết định đến chiếc ghế Tổng thống Peru sắp tới.
Tuy nhiên, theo người viết thì điều đó còn cho thấy người dân Peru – chủ thể của lịch sử dân tộc Peru – tỏ ra rất công bằng đối với ông Alberto Fujimori.
“Tội trạng”
Theo AEP, nhắc đến cái tên Alberto Fujimori, là dư luận quốc tế lại gợi lên hình ảnh một vị Tổng thống Peru quản lý và điều hành chính quyền nước này trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt.
Ông đã tạo ra nhiều điểm tối trong hơn 2 nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Thậm chí, nhiều người còn cáo buộc ông là độc tài và tham nhũng.
Năm 1990, ông Alberto Fujimori chạy đua vào chức Tổng thống Peru và đã giành chiến thắng với 60% số phiếu ủng hộ trong vòng bầu cử thứ hai – tỷ lệ ủng hộ cao nhất trong lịch sử bầu cử Tổng thống nước này.
Chiến thắng đó biến ông Alberto Fujimori trở thành người gốc Nhật đầu tiên lên nắm chức Tổng thống tại Cộng hòa Peru.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tháng 4/1992, Tổng thống Alberto Fujimori giải tán Quốc hội, áp đặt kiểm duyệt báo chí, đình chỉ một số phần của Hiến pháp và bắt giữ một số đối thủ chính trị. Ngày 22/11/1994 một Quốc hội đơn viện đã được bầu tại Peru và đã thông qua luật cho phép Tổng thống có thể tái tranh cử.
Bà Keiko Fujimori giờ đây đang được hưởng thành quả của người cha, ảnh: The San Diego Union Tribune.
Năm 1995 và năm 2000 Alberto Fujimori tái đắc cử Tổng thống lần 2, lần 3 và hành động này bị xem là vi hiến. Trong thời gian nắm quyền, ông Alberto Fujimori đã ân xá cho hàng loạt những nhân vật quân đội và cảnh sát Peru bị kết án vi phạm nhân quyền. Do vậy ông bị các nhà hoạt động nhân quyền và nhiều nước lên án.
Tháng 9/2000 Tổng thống Alberto Fujimori đối mặt với cáo buộc của phe đối lập về tội tham nhũng và gian lận, khi Giám đốc Cơ quan tình báo Peru – cánh tay mặt của Tổng thống là Vladimiro Montesinos có dính líu đến một vụ bê bối tham nhũng.
Ngày 22/11/2000 khi đang trong chuyến công du tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Brunei, ông Alberto Fujimor tuyên bố từ chức.
Song Quốc hội Peru đã bác đơn từ chức của Alberto Fujimori và đã bỏ phiếu phế truất ông do thiếu đạo đức. “Chính phủ của Alberto Fujimori là chính phủ mạnh mẽ và độc tài”, AFP dẫn lời bà Maria Isabel Remy, một nhà xã hội học tại Viện Nghiên cứu Peru tại Lima, khi nhận định về Tổng thống Alberto Fujimori.
Công trạng
Tuy nhiên, với người dân Peru thì cái tên Alberto Fujimori còn có ý nghĩa về một điều gì đó hoàn toàn khác. Đó người đàn ông – là vị Tổng thống – đã quyết định nghiền nát một cuộc nổi dậy du kích tàn bạo, đã có công trong việc chấm dứt lạm phát phi mã và mở đường cho một sự bùng nổ kinh tế tại Peru trong hơn hai thập kỷ qua, theo AFP.
Về chính trị, sau khi nắm quyền Tổng thống Alberto Fujimori đã quyết tâm chống lại tổ chức du kích Con đường sáng – Sendero Luminoso, phong trào Tupac Amarú và những kẻ buôn bán ma túy. Ông Alberto Fujimori đã thành công trong việc bắt sống và bỏ tù thủ lĩnh của Sendero Luminoso, Abimael Guzmán Reynoso.
Thủ lĩnh của Sendero Luminoso, Abimael Guzmán Reynoso. Ảnh: trome.pe.
Hình ảnh thủ lĩnh tổ chức Con đường sáng Abimael Guzmán Reynoso lồng lộn trong cũi sắt cho thấy Alberto Fujimori như một người hùng.
Việc ông hạ lệnh cho quân đội chính phủ tấn công những kẻ phiến loạn của phong trào Tupac Amarú đã bắt giữ hàng trăm con tin tại khu nhà ở Đại sứ Nhật tại Peru năm 1997, cho thấy Alberto Fujimori là vị Tổng tư lệnh cứng rắn và quyết đoán, là khắc tinh của tội phạm, đảm bảo ổn định xã hội.
Về chính sách kinh tế, Tổng thống Fujimori áp dụng những biện pháp cải cách kinh tế cứng rắn để giảm siêu lạm phát, cho ra đời những định chế của kinh tế thị trường tự do, thực hiện tư hữu hoá các công ty quốc doanh và khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Giữa thập niên 1990, các chính sách này đã khiến Peru phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, vượt 12% vào năm 1994, nền kinh tế Peru được cải thiện nhanh chóng.
Hình ảnh Tổng thống Alberto Fujimori lăn xả vào giải quyết các hư hại, đi thăm các khu vực bị thiệt hại và đưa ra những biện pháp chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai cho thấy ông là Tổng thống của hành động. Điển hình như việc ông lăn vào chỉ đạo khắc phục mưa và lũ lụt nghiêm trọng do el Nio gây ra, giết chết hơn 200 người tại Peru những năm 1997 -1998.
Đây có thể là sự lý giải tại sao con gái của ông, Keiko Fujimori đã vượt lên trước các đối thủ cạnh tranh trong bầu cử Tổng thống sắp tới. Mặc dù, bà Keiko được cho là đã giảm bớt sự ảnh hưởng bởi lập trường của cha mình trong quản lý xã hội, nhưng các nguyên lý cơ bản của nó vẫn còn nhiều điểm tương đồng trong kỷ nguyên của Alberto Fujimori.
Sự công bằng của lịch sử
Nhiều người không thể nghĩ rằng sau khi ông Alberto Fujimori bị phế truất, sống lưu vong tại Nhật Bản, thì ông và gia đình vẫn còn cơ hội trở lại chính trường Peru. Đặc biệt, năm 2006, ông đã bị bắt giữ tại Chile và đưa về Peru xét xử với những cáo trạng liên quan đến tội ác và tham nhũng.
Song người dân Peru – chủ thể của lịch sử dân tộc Peru – đã rất công bằng trong việc nhìn nhận và đánh giá công và tội của Alberto Fujimori. Người dân đất nước này không thể tha thứ cho những sai lầm của ông và buộc ông phải trả giá cho những lỗi lầm ấy bằng những phiên tòa, bản án mà ông phải đối mặt.
Đất nước Peru phồn vinh ngày nay mang dấu ấn rất lớn của cựu Tổng thống Alberto Fujimio. Ảnh: Peru Connection.
Tuy nhiên, người dân Peru cũng không quên những đóng góp của ông Alberto Fujimori cho quá trình ổn định và phát triển đất nước khi ông nắm chính quyền.
Giá trị của những đóng góp ấy đã đảm bảo cho sức mạnh của chính quyền tại Peru với 3 nhiệm kỳ Tổng thống đã qua, đảm bảo cho xã hội Peru được ổn định và phát triển trong hơn một thập kỷ qua.
Chỉ có nhân dân mới có quyền phán xét những gì thuộc về lịch sử vì họ là người viết nên lịch sử của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Lịch sử luôn công bằng với những sự kiện, những con người của lịch sử.
Và trong quá trình phát triển, lịch sử luôn tạo ra thời thế làm xuất hiện anh hùng – nghĩa là khi nhân dân cần, xã hội cần thì nhân vật lịch sử sẽ xuất hiện.
Tình hình hiện nay tại Peru cũng vậy. Theo một cuộc khảo sát mới đây của Cơ quan thống kê quốc gia Peru, tội phạm được xếp hạng là số 1 mối quan tâm của người dân Peru.
Tội phạm đã trỗi dậy gây bất ổn cho xã hội Peru, ảnh hưởng đến sự yên bình trong cuộc sống của người dân Peru. Điều đó cần một chính quyền đủ mạnh và có kinh nghiệm trong trấn áp tội phạm.
Keiko đã bắt đầu thực hiện những đề nghị của cử tri trong quá trình vận động tranh cử, bà đã không né tránh chỉ trích sự khắc nghiệt của cha mình, ông Alberto Fujimori đối với phụ nữ trong cộng đồng Andean.
Bà Keiko cũng ủng hộ Ủy ban Sự thật và Hòa giải điều tra các tội ác chiến tranh: “Tôi biết làm thế nào để nhìn vào quá khứ. Tôi biết đó là những quyết định đúng đắn và cũng là trang sử mà không bao giờ được viết lại một lần nữa.”
Về kinh tế, bà Keiko Fujimori ủng hộ kinh tế thị trường tự do và chính sách về tài chính bảo thủ mà cha mình đã thực hiện. Không ai trong số các đối thủ của bà đề xuất được một chính sách khả dĩ cho nền kinh tế của Peru, ngoài việc kế thừa những di sản của Alberto Fujimori như hơn thập kỷ qua.
Điều đó càng cho thấy ý nghĩa những đóng góp của cựu Tổng thống Alberto Fujimori cho Peru.
Cuộc bầu cử Tổng thống tại Peru chưa diễn ra nên chưa biết kết quả cuối cùng sẽ là chiến thắng của ứng cử viên nào. Nhưng qua việc nữ ứng cử viên Keiko Fujimori – con gái Tổng thống của “công và tội” Alberto Fujimori – được sử ủng hộ mạnh mẽ của người dân Peru cho thấy, lịch sử luôn khách quan và công bằng, nhân dân luôn công bằng và khách quan trong việc đánh giá những sự thật lịch sử. Và sự thật mãi mãi là sự thật.
Ngọc Việt
Theo giaoduc
Mỹ xả súng và tấn công bằng dao tại buổi trình diễn mô-tô
Cảnh sát tại Denver cho biết, có một số người bị thương trong vụ xả súng và tấn công bằng dao tại buổi trình diễn mô-tô.
Ít nhất 1 người thiệt mạng và một số người khác bị thương sau khi xảy ra xả súng và tấn công bằng dao tại buổi trình diễn mô-tô tại bang Colorado của nước Mỹ.
Cảnh sát tại Denver cho biết, có một số người bị thương trong vụ tấn công. Khu vực này đang tổ chức triển lãm mô-tô Colorado - một trong sự kiện triển lãm mô-tô lớn nhất tại Mỹ.
Theo các quan chức y tế, có 9 người đang được điều trị trong bệnh viện. Vụ việc bắt đầu do mâu thuẫn giữa các nhóm mô-tô đối địch nhau. Hiện chưa bắt giữ được nghi phạm nào.
Trước đó, tháng 5/2014, một vụ đấu súng giữa các nhóm Mô-tô tại Waco, Texas làm 9 người người thiệt mạng và hơn 170 người bị bắt giữ./.
Phạm Hà
Theo_VOV
Truy tố tên tấn công bằng dao Theo kết quả điều tra, tên dùng dao tấn công tại trạm tàu điện ngầm Leytonstone ở thủ đô London (Anh) tối 5-12 tên là Muhaydin Mire 29 tuổi (ảnh), cư trú tại đường Sansom ở London. Tên này đã bị truy tố về tội giết người và ra tòa ngày 7-12.Đầu tiên Muhaydin Mire đánh một người đàn ông 56 tuổi rồi...