Lịch sử phát triển của đèn ô tô
Như chúng ta đã biết, ánh sáng là vô cùng cần thiết cho con người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và càng cần thiết hơn cho các phương tiện khi tham gia giao thông vào ban đêm. Vậy những chiếc đèn pha mà chúng ta thấy ngày nay, nó đã trải qua sự phát triển như thế nào?
Đâu là chiếc đèn pha đầu tiên?
Những ngày đầu tiên xuất hiện xe ngựa kéo, việc di chuyển chủ yếu dựa vào tầm nhìn của người điều khiển và do tốc độ di chuyển khi ấy còn thấp nên ngựa cũng có thể tự tìm đường trong bóng tối. Sau này để phục vụ nhu cầu của các ông chủ, họ đã nghĩ ra việc dùng nến thắp sáng trong xe và báo hiệu cho các xe khác.
Dầu và đèn dầu
Do nến cháy rất nhanh và ánh sáng không ổn định, đặc biệt là với các chuyến đi dài. Cùng với sự phát triển của xã hội, các phương tiện cũng được nâng cấp, cải tiến để chạy với tốc độ cao hơn do đó nhu cầu về chiếu sáng tăng lên và người ta đã phát minh đèn dầu.
Video đang HOT
Đèn khí
Đèn khí đòi hỏi một lượng lớn nguồn cung khí đốt, trong khi đó thời này công nghệ nén khí chưa phát triển nên đây là một bài toán lớn đối với các nhà thiết kế. Lấy ý tưởng từ việc khí Axetilen cháy, chiếu sáng sân khấu, Louis Bleriot đã phát triển ra đèn khí năm 1896. Bằng các trộn nhôm cacbua với nước, khí Axetilen thoát ra được dẫn đến đèn đốt và chiếu sáng đường vào ban đêm. Đây là bước tiến lớn trong việc phát triển đèn chiếu sáng cho ô tô.
Đèn điện
Ngay cả trước khi đèn khí được phát minh, năm 1874 Alexander Ladigin đã phát minh ra ống chân không đầu tiên. Năm 1906 lần đầu tiên vofram được sử dụng làm dây tóc bóng đèn – đánh dấu một bược ngoặt lớn trong phát minh ra đèn điện. Tuy nhiên thời kì này người ta lại gặp khó khăn trong việc tìm nguồn điện cho xe nên mãi đến năm 1915 đèn khí mới biến mất hoàn toàn và đến năm 1920 những chiếc đèn cao áp trên xe mới xuất hiện.
Đèn pha
Bước tiếp theo, các kỹ sư nghĩ đến việc dồn ánh sáng về một hướng. Công nghệ này đã xuất hiện lần đầu tiên nhờ vào phản xạ của một gương parapol trong các nhà máy của Liên Xô năm 1990. Nhưng hiệu quả của nó chỉ được 27 – 45 % vì vậy các kỹ sư tiếp tục phát triển một dạng phản xạ tự do với kiểu phức tạp hơn và lúc này hiệu quả được nâng lên 65% và 70%.
Tuy nhiên không lâu sau, vào giữa những năm 1990 các ông lớn ngành ô tô đã nhận ra và phát triển hệ thống chiếu sáng Xenon và thậm chí là hệ thống đèn laser LED.
Quốc Việt
Theo_Đời Sống Pháp Luật
"Sự hiện diện của Nga ở Syria cần thiết vào lúc này"
Nhà phân tích Eric Draitser cho rằng, sau những chính sách thất bại của Mỹ thì sự hiện diện của Nga ở Syria là cần thiết vào lúc này.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài phát thanh Sputnik, chuyên gia Draitser cho rằng, sự hiện diện của Nga ở Syria là một yếu tố là thay đổi cục diện và cần thiết vào thời điểm hiện nay.
Mỹ cần thay đổi chính sách "hoàn toàn yếu ớt và mất uy tín" đối với cuộc xung đột Syria. "Chương trình đào tạo phiến quân ôn hòa của Mỹ là hoàn toàn không hiệu quả. Về cơ bản, họ đưa vũ khí và tiền bạc vào tay những người mà họ thậm chí họ không biết và không tin tưởng", chuyên gia Eric Draitser cho hay.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy máy bay Nga ở Syria.
Theo quan điểm của chuyên gia trên, nhà chức trách Mỹ đã tạo ra một ranh giới tưởng tượng giữa Mặt trận al-Nusra, phiến quân IS và cái gọi là lực lượng phiến quân ôn hòa Syria. Tuy nhiên, những vạch ranh giới đó "rất mù mờ".
Ngoài ra, ông còn cho biết, tình hình hỗn loạn ở Iraq và Libya là những ví dụ điển hình do những chính sách của Mỹ gây nên. Theo ông, sau các chính sách Mỹ ở Syria thất bại (như chương trình đào tạo phiến quân ôn hòa để đánh IS) thì sự hiện diện của Nga tại khu vực này là cần thiết để ổn định tình hình và chấm dứt cuộc nội chiến.
"Sự hợp tác quân sự Nga trong cuộc chiến chống lại IS và ngăn chặn sự sụp đổ của chính phủ Tổng thống Assad ở Syria là một yếu tố làm thay đổi cuộc chơi", ông nói.
Trong thời gian gần đây, các nước phương Tây không ngừng bày tỏ sự quan ngại trước các thông tin về việc Nga tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria khi điều hàng loạt máy bay chiến đấu, binh sĩ.
Thanh Nga (theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Vợ định tự tử, cựu CA dùng dao đâm liên tiếp Khi người vợ chồm qua người lấy con dao định tự tử, cựu CA phường lấy con dao trên tay vợ đâm liên tiếp đến khi vợ chết. Cựu công an phường đó là Lê Văn Lũy (SN 1961, nguyên công an phường 20 và phường 5, quận 11, TP.HCM). Theo cáo trạng, vợ của Lũy có vay tiền của nhiều người, không...