Lịch sử của FED ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới
Những người trong giới tài chính, thậm chí cả những người chỉ dính dáng đôi chút với thị trường cổ phiếu hay hàng hóa… hầu hết đều theo dõi hoặc từng nghe đến cái tên FED – Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ.
FED là một ngân hàng trung ương quyền lực bậc nhất thế giới. Mỗi chính sách mà FED đưa ra không chỉ tác động đến nền kinh tế Mỹ mà còn có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Năm 1907, nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào khủng hoảng. Thất nghiệp tràn lan. Thị trường chứng khoán giảm sâu.
Người dân bắt đầu hoang mang. Họ xếp hàng suốt đêm để rút tiền hàng loạt ra khỏi các ngân hàng còn đủ sức chi trả. Điều này có thể diệt chết nền kinh tế: các ngân hàng có đang khoẻ cũng buộc phải phải đóng cửa (chẳng có ngân hàng nào chịu nổi tình trạng rút tiền hàng loạt), các doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn tín dụng buộc phải sa thải người làm và nền kinh tế vì thế trở nên tồi tệ hơn.
Vào thời điểm đó, Chính phủ Hoa Kỳ không có cách gì để đối phó với cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng này. Không có tổ chức nào có thể ngăn chặn việc rút tiền hàng loạt của người dân tại các ngân hàng dù vẫn khỏe mạnh. Cuối cùng sứ mệnh ngăn chặn cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng ấy đã được lịch sử đặt lên vai một người đàn ông đầy quyền lực: John Pierpont Morgan (ông chủ của Tập đoàn JPMorgan danh tiếng).
Vào lúc 21 giờ tối thứ 7 ngày 2/11/1907 ông đã triệu tập 40-50 nhà tài chính ngân hàng hàng đầu của New York đến thư viện riêng của mình trên Đại lộ Madison và ra lệnh một cách cương quyết: họ buộc phải đóng góp vào một quỹ điều tiết chung được sử dụng để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trị giá 25 triệu đô la. Ông ta đã chốt chặt cửa không cho ai về và giữ họ ở đó suốt đêm cho đến tận 5 giờ sáng hôm sau mới cho về khi tất cả bọn họ đã đồng ý với kế hoạch của ông.
Kế hoạch đã thành công như ông mong đợi – chương trình hành động này về cơ bản đã chấm dứt cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng năm 1907 của nước Mỹ. Hệ thống ngân hàng tài chính Mỹ lúc đó đã được giải cứu bởi quyền uy, cá tính mạnh mẽ và tư duy chuẩn xác chỉ của 1 con người: J.P. Morgan.
Rất tự nhiên sau đó giới quyền lực ở Washington đã tự hỏi: Thế lỡ xảy ra cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng tiếp theo thì sao? Thực sự liệu họ có chấp nhận để số phận của nền kinh tế Hoa Kỳ phụ thuộc vào chỉ một anh chàng giàu có nào đó ở New York? Đó không chỉ là vấn đề tài chính ngân hàng, không chỉ là kinh tế, đó là vấn đề chính trị.
Có một người đã xác định đây là một vấn đề bức thiết cần giải quyết sớm: Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich, Chủ tịch ủy ban tài chính Thượng viện lúc đó. Aldrich cho rằng nước Mỹ cần phải làm sao để không còn phải nhờ một cá nhân nào đó chấm dứt các cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng: Hoa Kỳ cần có một Ngân hàng Trung ương. Và Ngân hàng Trung ương mới cần tránh đi vào vết xe đổ cũ của lịch sử.
Bản thân nước Mỹ cũng đã từng 2 lần thành lập Ngân hàng Trung ương trước đó:
Ngân hàng Hoa Kỳ (US) thứ nhất (1791-1811) và Ngân hàng Hoa Kỳ (US) thứ hai (1817-1836) mỗi ngân hàng tồn tại 20 năm. Cả hai ngân hàng đều phát hành tiền, cho vay thương mại, chấp nhận tiền gửi, mua chứng khoán, duy trì nhiều chi nhánh và đóng vai trò là đại lý tài chính cho Kho bạc Mỹ.
Chính phủ Mỹ được yêu cầu mua 20% cổ phần vốn ngân hàng và bổ nhiệm 20% thành viên hội đồng quản trị của mỗi hai ngân hàng. Với vai trò này trên thực tế họ đã cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác và bị phản đối dữ dội. Do đó Tổng thống Andrew Jackson dùng quyền phủ quyết của mình chấm dứt sự tồn tại của Ngân hàng Hoa Kỳ thứ 2.
Ý tưởng về Ngân hàng trung ương với vai trò khác không phải là một sáng kiến mới. Các quốc gia châu Âu đã có ngân hàng trung ương của mình. Trong khủng hoảng, các ngân hàng trung ương về cơ bản đã làm những gì J.P. Morgan đã làm ở Hoa Kỳ: đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại lành mạnh. Khi những người gửi tiền xếp hàng ngoài cửa gào thét đòi rút tiền gửi của họ, các ngân hàng về cơ bản lành mạnh có thể vay tiền từ Ngân hàng Trung ương để chi trả.
Nhưng có vấn đề cần xem xét là tên gọi Ngân hàng Trung ương. Xuyên suốt lịch sử nước Mỹ, cả hai từ đó – “Trung ương” và “Ngân hàng” – cơ bản đều không được ưa chuộng. Ý nghĩ về một nhóm các chủ ngân hàng giàu có ở New York kiểm soát một Ngân hàng trung ương đầy quyền lực không tạo cảm giác tự tin, nhất là với các bài học cũ, nhất là với các chính trị gia. Trong khi đó các ngân hàng lại muốn có một tổ chức cho vay cuối cùng, ngăn chặn khủng hoảng hệ thống – nhưng họ muốn tự mình chịu trách nhiệm làm việc này hơn là để các chính trị gia với các tham vọng chính trị của mình can dự.
Aldrich nhận thức rằng ông ta cần sự trợ giúp của các ông chủ ngân hàng để phác thảo ra kế hoạch xây dựng một ngân hàng trung ương mới. Do đó ông tổ chức một cuộc gặp gỡ bàn thảo trong bí mật.
Aldrich mời một số ông chủ và nhà điều hành ngân hàng ở New York, vào một đêm đã thoả thuận trước từng người một, đi đến một nhà ga xe lửa ở New Jersey. Ở đó, họ lên một toa xe lửa tư nhân được mắc vào phía sau của một chiếc tàu lửa để đi về phía nam. Để che giấu danh tính, Aldrich yêu cầu các ông chủ ngân hàng mặc quần áo như thợ săn vịt trời và chỉ được gọi nhau bằng tên.
Tàu đi về phía Nam, các ông chủ ngân hàng, bao gồm cả Aldrich, đã cùng nhau xuống Georgia. Họ đã dành suốt 9 ngày họp kín với nhau tại một câu lạc bộ của resort mang tên Đảo Jekyll.
Tại Đảo Jekyll, dưới sự chủ trì của Aldrich, ông và các ông chủ ngân hàng đã thống nhất được kế hoạch hành động. Họ nhận thức được rằng nhiều người Mỹ sẽ quan ngại về một Ngân hàng trung ương có thể trở nên quá mạnh, quá ảnh hưởng trong nền kinh tế. Vì vậy, họ đã đưa ra một cách lách cổ điển kiểu Mỹ: Họ quyết định Hoa Kỳ nên có nhiều ngân hàng trung ương nhỏ, rải đều khắp đất nước. Số lượng các ngân hàng Dự trữ Liên bang đến ngày hôm nay là 12 và nằm rải rác đều khắp nước Mỹ tại các thành phố, các bang.
Sự lựa chọn vị trí đặt các ngân hàng này dựa trên sự đồng thuận, bao gồm cả để tranh thủ sự ủng hộ của các thủ lĩnh địa phương. Chẳng hạn cuộc bỏ phiếu về Đạo luật Dự trữ Liên bang để được Thượng viện thông qua cần lá phiếu của James A. Reed, thượng nghị sĩ từ bang Missouri. Vì thế không quá bí ẩn khi Missouri trở thành bang duy nhất có hai ngân hàng Dự trữ Liên bang, tại St. Louis và Kansas City.
Kế hoạch Aldrich và các ông chủ ngân hàng đưa ra vẫn còn một chặng đường dài phải đi để trở thành hiện thực. Chương trình này đã bị đánh tơi tả đầu tiên là tại Quốc hội. Kế hoạch xây dựng một Ngân hàng Trung ương mới cho nước Mỹ đã được tranh luận, thay đổi đáng kể, còn bị đổi cả tên. Nhưng ý tưởng cơ bản đã được triển khai thành hiện thực trên cơ sở đồng thuận, cân bằng quyền lực của giới chính trị và sự tự chủ của giới ngân hàng. Vào ngày 23/12/1913, Tổng thống Woodrow Wilson đã chính thức ký ban hành Đạo luật Dự trữ Liên bang – Cục Dự trữ Liên bang Fed ra đời.
Ban lãnh đạo đầu tiên của Fed.
Việc hình thành Fed cũng không giải quyết hết các vấn đề kinh tế của nước Mỹ. Trên thực tế, một vài thập kỷ sau khi Fed được thành lập, chính các chính sách của Fed đã khiến cuộc Đại khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn. Bản thân Fed đã có những thay đổi đáng kể trong suốt một thế kỷ hình thành và hoạt động. Nước Mỹ đã trải qua nhiều cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng cũng như sự thăng trầm của nền kinh tế.
Trong từng giai đoạn Fed có thể phần nào đó đã hành động sai lầm, nhưng thực tế Fed đã hoạt động khá nhịp nhàng, hiệu quả, là yếu tố cốt lõi để sửa lỗi, duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế Mỹ.
Gần đây nhất năm 2008, Fed đã có những hoạt động rất mạnh tay và phần nào đó nằm ngoài phạm vi hoạt động truyền thống của mình để đóng vai trò tối quan trọng trong giải quyết khủng hoảng tài chính ngân hàng tại nước Mỹ và toàn cầu. Không phải vô tình mà mỗi phát ngôn của Fed được cả thế giới lắng nghe và phân tích động thái.
Ngày nay Cục Dự trữ Liên bang có 5 nhiệm vụ. Một là, thực hiện chính sách tiền tệ: giữ giá trị đồng tiền (lạm phát) bao gồm tác động lên việc cung tiền và cấp tín dụng. Hai là, quản lý và giám sát các tổ chức tài chính ngân hàng. Ba là, cung cấp dịch vụ thanh toán. Bốn là, đóng vai trò đại lý tài chính ngân hàng cho chính phủ Hoa Kỳ. Năm là, bảo vệ người tiêu dùng và phát triển cộng đồng.
Về tổ chức, Fed gồm: Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên do Tổng thống đề cử và Hạ viện thông qua với nhiệm kỳ 14 năm để đảm bảo tính độc lập, liên tục và kế thừa; 12 ngân hàng thành viên; Thị trường mở.
Hoạt động của Fed khá khoa học về cơ chế, không quá phức tạp trong vận hành, minh bạch trong ra quyết định và có thể coi là chuẩn mực cho các ngân hàng trung ương thế giới được mô tả trong hầu hết các quyển sách giáo khoa về tài chính ngân hàng.
Tổ chức quyền lực FED được ra đời và phát triển như thế.
Theo người thành công, vietnamfinance
Làm món chả giò thịt bò kết thúc mùa nước nổi
Mùa nước nổi năm nay lên chậm hơn năm ngoái nhưng nhanh chóng kết thúc, mực nước dâng cao gần 1 tháng. Hôm nay chúng em làm món chả giò thịt bò ăn với bún để ăn mừng sự vất vả của mùa lũ.
Theo thôn nữ miền tây
Cả làng làm nhà không có cửa, của cải vàng bạc không lo ai lấy trộm Nhìn qua ngôi lang cũng như biết bao ngôi làng khác, nhưng điều đặc biệt là các ngôi nhà trong làng đều không có cửa. Đây là một ngôi làng nhỏ ở Ahmednagar, Ấn Độ. Nhìn qua nó cũng như biết bao ngôi làng khác, nhưng điều đặc biệt là các ngôi nhà trong làng đều không có cửa. Bởi trong làng Shani...