Lịch khám thai 3 tháng giữa mẹ bầu cần ghi nhớ
Trong 3 tháng giữa, thai nhi phát triển nhanh, thay đổi rõ rệt hàng ngày. Khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ bầu theo dõi và kiểm soát được sức khỏe của mẹ và bé, đảm bảo an toàn cho thai nhi, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Do đó mẹ bầu cần ghi nhớ lịch khám thai 3 tháng giữa để đi kiểm tra đầy đủ.
1. Khám thai vào tuần 16 – 18
Đây là lịch khám thai 3 tháng giữa đầu tiên. Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra thông thường như đo cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm 2D,… để đánh giá sự phát triển của thai nhi và theo dõi sức khỏe của mẹ.
Đây cũng là lịch khám thai 3 tháng giữa quan trọng nhất. Bởi vì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm sàng lọc Triple test. Đây là 1 loại xét nghiệm máu để dự đoán sớm nguy cơ thai nhi bị Down hoặc dị dạng nhiễm sắc thể. Đúng như cái tên Triple test. Nó bao gồm 3 xét nghiệm là:
- Xét nghiệm protein AFP do bào thai sản xuất.
- Xét nghiệm nội tiết tố hcG do nhau thai sản xuất.
- Xét nghiệm Estrirol, là một loại nội tiết estrogen do nhau thai và thai nhi sản xuất.
Triple test không cho biết tình trạng thai nhi, mà là xét nghiệm dự đoán xem sự di truyền nhiễm sắc thể có nguy cơ bị rối loạn hay không. Nếu Triple test cho thấy nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm chọc ối vào lịch khám thai 3 tháng giữa.
Cần làm thủ thuật xâm lấn vào bào thai để lấy nước ối xét nghiệm – Ảnh Internet
Chọc ối là thủ thuật xâm lấn vào bào thai để lấy 1 lượng nhỏ nước ối làm xét nghiệm, nhằm phát hiện các dị tật thai nhi và bệnh liên quan đến di truyền. Chọc ối thường được chỉ định thực hiện vào tuần 16 đến tuần 24.
Video đang HOT
2. Lịch khám thai vào tuần 22
Trong lịch khám thai 3 tháng giữa thai kỳ này, bà bầu cần phải thực hiện khá nhiều xét nghiệm:
- Đo cân nặng và huyết áp, kiểm tra tổng quát sức khỏe của người mẹ.
- Đo chiều dài từ đỉnh tử cung đến xương mu để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Nghe tim thai.
- Siêu âm 4D để kiểm tra hình thái, giải phẫu thai nhi, xác định nhau thai, lượng nước ối, tính chính xác tuổi thai. Tìm các bất thường ở tim, xương, cột sống, não, thận, chân tay,…
Trong tuần 22, bác sĩ đã có thể nhìn thấy khá rõ các bộ phận của thai nhi. Do đó có thể phát hiện sớm dị dạng ở các cơ quan nội tạng cũng như dị tật hình thái như sứt môi, hở hàm ếch. Thực hiện lịch khám thai 3 tháng giữa vào tuần 22 là vô cùng quan trọng. Bởi nếu phát hiện dị tật nghiêm trọng thì có thể thực hiện đình chỉ thai nghén trước tuần 28.
Siêu âm 4D trong lịch khám thai 3 tháng giữa còn giúp bà bầu kiểm tra và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến thai kỳ. Một số thủ thuật sản phụ khoa như khâu eo tử cung, cắt khối u buồng trứng,… có thể được thực hiện trong thời gian này mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu thăm khám muộn, sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiết niệu và nguy cơ tiền sản giật.
- Test dung nạp đường để tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
- Tiêm vaccine uốn ván cho mẹ bầu. Nếu đây là lần sinh nở đầu tiên, thì mẹ cần tiêm nhắc lại mũi vaccine uốn ván vào một tháng sau.
3. Khám thai vào tuần 26 – Lịch khám thai 3 tháng giữa cuối cùng
Trong lần thăm khám này, bác sĩ chủ yếu thực hiện các xét nghiệm đơn giản để theo dõi và đánh giá sự phát triển của bé, mà không có xét nghiệm nào đặc biệt. Ngoài đo cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,…. Mẹ bầu còn có thể phải xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh và viêm gan B.
Nếu sức khỏe bà bầu và thai nhi ổn định, thì chỉ cần đi khám thai 3 lần theo đúng lịch khám thai 3 tháng giữa. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám và đưa ra hướng dẫn cụ thể. Điều quan trọng là bà bầu cần đi khám thai định kỳ, đúng lịch và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
5 cách hiệu quả giúp phòng tránh dị tật thai nhi, mẹ bầu nào cũng phải biết
Dị tật thai nhi có thể phòng tránh bằng những cách đơn giản mà mẹ bầu nào cũng nên nghiêm túc thực hiện.
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có thể mắc những dị tật bẩm sinh do nhiều nguyên nhân. Từ dị tật chỉ bé bằng nốt chấm như lỗ rò luân nhĩ, dị tật bí ẩn như tinh hoàn lạc chỗ cho đến những dị tật lớn, rõ ràng như sứt môi, hở hàm ếch... Ngoài ra, còn có những dị tật chức năng khi trẻ lớn lên mới thấy rõ như câm điếc bẩm sinh, tự kỉ...
Mẹ nào cũng mong muốn con sinh con ra khỏe mạnh, vì vậy việc phòng tránh dị tật thai nhi là việc mẹ bầu nào cũng nên biết (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên mẹ bầu không cần quá lo lắng, bởi dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu mẹ bầu thực hiện đúng những lời khuyên của bác sĩ và khám thai định kỳ theo hướng dẫn. Thêm vào đó, cùng với một lối sống lành mạnh, khoa học cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Dưới đây là 5 cách giúp mẹ bầu phòng tránh dị tật thai nhi cho bé con nhà mình:
1. Bổ sung axit folic
Ống thần kinh được hình thành trong giai đoạn đầu thai nhi mới được hình thành, sau đó sẽ phát triển thành não và cột sống. Dị tật ống thần kinh là hiện tượng phát triển không bình thường của não và cột sống của thai nhi, gây ra dị tật như nứt đốt sống, vô sọ, bệnh về não. Theo Học viện Nhi khoa - Mỹ (AAP), axit folic là chất rất quan trọng vì nó giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết, dị tật lớn ở não và cột sống của trẻ.
Nguồn thực phẩm giàu axit folic cần được bổ sung trong chế độ ăn của mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Mặc dù thiếu axit folic không thực sự gây ra các khuyết tật ống thần kinh, nhưng bổ sung axit folic có thể làm giảm tỷ lệ đột biến gen dẫn đến dị tật. Việc bổ sung đủ axit folic và các vitamin B khác trước khi mang thai và giai đoạn đầu của thai kỳ có thể giảm đáng kể nguy cơ dị tật thai nhi. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), mẹ bầu cần bổ sung 400microgam (mcg) axit folic mỗi ngày trong thời gian mang thai và nên bổ sung ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai thông qua chế độ ăn giàu axit folic, thực phẩm chức năng.
2. Tiêm phòng đầy đủ
Trước khi mang thai từ 3-6 tháng, người mẹ nên đi khám sức khỏe tổng thể và tiêm phòng những bệnh cần thiết như cúm, rubella... để tránh nguy cơ mắc bệnh khi mang thai và gây ra các dị tật cho thai nhi. Theo Đại học Sản - Phụ khoa Mỹ (ACOG), bệnh rubella (sởi Đức) có thể gây sảy thai hoặc điếc, mù, dị tật tim hoặc thiểu năng trí tuệ ở trẻ sơ sinh. ACOG khuyến nghị mẹ bầu nên tiêm phòng 2 loại vắc xin bao gồm vắc xin cúm và vắc-xin Tdap (uốn ván, bạch hầu và ho gà). Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tham khảo thêm bác sĩ về cách phòng ngừa bệnh tật khi mang thai và biết cách tự chăm sóc mình tốt nhất khi bầu bí.
3. Loại bỏ rượu, bia, thuốc lá
Tránh xa khói thuốc và các tác nhân có thể gây hại cho thai nhi (Ảnh minh họa)
Tổ chức CDC cho biết không có lượng cồn nào được cho là an toàn trong thời gian mang thai và trước thụ thai. Vì vậy, tốt hơn hết là các mẹ bầu và chuẩn bị mang bầu nên kiêng kị tuyệt đối các loại rượu bia, đồ uống có cồn. Uống rượu khi mang thai có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu, gây ra khuyết tật về thể chất, hành vi và trí tuệ của trẻ sau này.
Các chuyên gia cũng khuyên mẹ bầu nên bỏ hút thuốc vì làm nguy cơ sinh non, tử vong trẻ sơ sinh và dị tật bẩm sinh như sứt môi hoặc vòm miệng. Đây đều là những thói quen có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy ngay từ trước khi mang bầu, người mẹ cần chủ động loại bỏ ngay thói quen uống rượu, bia, hút thuốc lá, ma túy và tiêu thụ caffeine để phòng tránh dị tật cho em bé của mình.
4. Giữ cân nặng khỏe mạnh
Nếu người mẹ bị thiếu cân, thừa cân, hay béo phì và đang có kế hoạch mang thai thì Tổ chức AAP khuyên nên hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ để có thể đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh. AAP cho hay béo phì có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi như các vấn đề về tim, dị tật ống thần kinh, các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ.
5. Thăm khám đầy đủ
Thăm khám định kì, sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi (Ảnh minh họa)
Ngay từ trước khi mang thai và trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch khám và theo dõi thai kì mà bác sĩ đã đưa ra. Ngoài ra, việc thực hiện các hoạt động sàng lọc và chẩn đoán cần thiết khi mang thai sẽ giúp phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ngay từ trong giai đoạn bào thai. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong công tác điều trị nhằm đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính các bé và bố mẹ.
Nguồn: Parent
Theo Trí Thức Trẻ
7 dấu hiệu báo thai nhi 3 tháng đầu đang không ổn, mẹ nên đi khám ngay! Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần cực kỳ cẩn trọng, đi khám ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Thai kỳ 9 tháng của mẹ sẽ được chia làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong đó, 3 tháng đầu thai kỳ khi em bé vừa làm tổ trong...