Libya trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho cuộc chiến ủy nhiệm đẫm máu?
Khi quyền lợi tại đất nước giàu dầu mỏ – Libya chưa được phân chia thì sự can dự của nước ngoài sẽ còn tiếp tục và đẩy cuộc chiến tại đây thêm phức tạp.
Hôm qua (14/7), các nhà lập pháp trong chính quyền ở miền Đông được lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn đã “bật đèn xanh” để Ai Cập can thiệp quân sự với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia của 2 nước. Động thái này của phía Quân đội Quốc gia Libya đang khiến Libya có nguy cơ thành cuộc chiến ủy nhiệm đẫm máu.
Libya có nguy cơ trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho cuộc chiến ủy nhiệm đẫm máu
Cơ quan lập pháp chính quyền miền Đông Libya tại thành phố Tobruk ở miền Đông cho biết, Libya và Ai Cập cần phải hợp tác cùng nhau nhằm ngăn chặn hành động tấn công của nước ngoài và bảo vệ an ninh quốc gia chung của hai bên, khi đề cập các hoạt động hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) ở thủ đô Tripoli.
Động thái này được nhận định là sẽ mở đường cho Ai Cập đưa binh sỹ đến Libya bởi tháng trước, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cảnh báo, nước này có thể cử binh sĩ đến Libya sau khi Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya đã đẩy lùi các lực lượng ủng hộ Tướng Haftar khỏi các khu vực xung quanh thủ đô Tripoli.
Tổng thống Ai Cập cho biết: “Các lực lượng vũ trang của chúng tôi có quyền can thiệp để bảo vệ an ninh quốc gia Libya và Ai Cập, nếu cảm thấy mối đe dọa sắp xảy ra đối với an ninh của hai nước chúng ta”.
Video đang HOT
Ngoài ra, Ai Cập cũng đưa ra sáng kiến hòa bình Cairo, vạch ra con đường thiết lập một giải pháp chính trị ở Libya và kêu gọi các bên tham chiến ngừng bắn. Đề xuất này được Liên đoàn Arab, Nga, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất hoan nghênh, nhưng lại bị Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) và Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.
Trong một tuyên bố mới đây, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Ai Cập, Thiếu tướng Kamal Amer cũng đã tuyên bố an ninh quốc gia của Libya cũng là một phần của an ninh quốc gia Ai Cập, đặc biệt trong mối quan hệ mở rộng giữa hai nước và thậm chí cả sự giao thoa và huyết thống gắn kết hai dân tộc. Theo ông Kamal Amer, lực lượng vũ trang Ai Cập với sức mạnh toàn diện có thể đối đầu với mọi vấn đề bằng trí tuệ và tầm nhìn, thậm chí bằng cả vũ lực nếu thấy cần thiết.
Hiện tại Libya đang tồn tại hai chính quyền song song với sự hậu thuẫn của các lực lượng vũ trang riêng. Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya được Liên Hợp Quốc ủng hộ và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, đang hoạt động ở thủ đô Tripoli. Trong khi đó, Quân đội quốc gia Libya hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông và được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nga và Ai Cập ủng hộ.
Việc Libya đang trở thành chiến trường giao tranh giữa các lực lượng cả ở cả trong và ngoài quốc gia này khiến Liên Hợp Quốc bày tỏ lo ngại rằng, sự can dự của nước ngoài vào quốc gia Arab này đang ở “mức chưa từng có”.
Trong một phát biểu mới đây trong cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói: “Thời gian đang không đứng về phía chúng ta tại Libya. Cuộc xung đột tại quốc gia này đã bước sang giai đoạn mới với sự can thiệp của nước ngoài đã đạt đến mức độ chưa từng thấy, bao gồm cả việc cung cấp các loại vũ khí tinh vi và số lượng lính đánh thuê tham gia chiến đấu”.
Dù cộng đồng quốc tế đã nhiều lần thảo luận về vấn đề Libya, nhưng các nước can dự vào Libya vẫn chưa thể thống nhất được 1 giải pháp cho cuộc xung đột, đồng thời vẫn đổ lỗi cho nhau về những căng thẳng hiện nay. Chính vì thế, theo nhận định của các nhà phân tích, khi quyền lợi tại đất nước giàu dầu mỏ này chưa được phân chia, sự can dự của nước ngoài sẽ còn tiếp tục, đẩy cuộc chiến tại Libya thêm phức tạp.
Các nước cam kết "không can dự" vào tình hình Libya
Hội nghị hòa bình quốc tế về Libya đã kết thúc tại Berlin, Đức với cam kết các nước sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của quốc gia này.
Hội nghị hòa bình quốc tế về Libya vừa kết thúc tại thủ đô Berlin, Đức với cam kết tôn trọng lệnh cấm vận vũ khí và không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Libya nhằm sớm khôi phục hòa bình tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Tuy nhiên, lãnh đạo hai bên tham chiến trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya được Liên Hợp Quốc công nhận Fayez al- Sarraj và tướng Khalifa Haftar, dẫn đầu lực lượng miền Đông đã từ chối gặp nhau trực tiếp tại hội nghị quốc tế do Liên Hợp Quốc chủ trì này.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Ngoại trưởng Đức Heiko Maas rời buổi họp báo sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Libya tại Berlin, Đức ngày 19/1/2020 kết thúc. Ảnh: Reuters
Kết quả lớn nhất đạt được tại hội nghị là việc lãnh đạo 11 nước tham gia, trong đó có Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp và Đức đã khẳng định cam kết, sẽ không có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, lãnh đạo nước chủ nhà hội nghị đặc biệt hoan nghênh bước tiến này: "Tất cả các bên tham gia, trong đó có cả các tổ chức khu vực như Liên đoàn Arab, Liên minh châu Âu và tất nhiên là cả Liên minh châu Phi, đều nhất trí rằng, chúng ta cần phải có một giải pháp chính trị. Bởi một điều rõ ràng là giải pháp quân sự chỉ dẫn tới làm gia tăng những khổ đau mà người dân Libya phải gánh chịu".
Gần 10 năm sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Muamar Kadhafi, Libya vẫn trong tình trạng chia rẽ chính trị sâu sắc và bạo lực leo thang. Hiện nước này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, một được quốc tế công nhận hoạt động ở thủ đô Tripoli và một ở miền Đông do tướng Khalifa Haftar dẫn đầu. Chính phủ ở Tripoli được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ, trong khi chính quyền ở miền Đông được Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hỗ trợ và được cho là nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ, Nga và Pháp. Tại Hội nghị, các nước tham gia cũng cam kết tôn trọng lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya, được Liên Hợp Quốc thông qua năm 2011, song tới nay vẫn không được thực hiện đầy đủ.
Kể từ khi giao tranh tái bùng phát giữa các lực lượng đối lập tại Libya hồi tháng 4/2019 vừa qua, đã có hơn 280 dân thường và 2.000 tay súng thiệt mạng và theo Liên Hợp Quốc, hơn 170.000 người dân đã phải rời bỏ nhà cửa. Đất nước chìm sâu trong khủng hoảng, bạo lực và các cuộc tranh giành quyền lực chưa hồi kết kể từ sau sự sụp đổ của chính quyền cố Tổng thống Mouammar Kadhafi năm 2011. Liên Hợp Quốc hi vọng, hội nghị sẽ củng cố hơn nữa lệnh ngừng bắn có hiệu lực hôm 12/1 vừa qua theo sáng kiến của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh: "Căng thẳng tại Libya những ngày qua đã leo thang lên một mức rất nguy hiểm. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng khi có thêm một số can thiệp từ nước ngoài. Chúng ta đang phải đối mặt với mối nguy cơ leo thang thực sự tại khu vực và tại Berlin chúng ta đã đạt được một cam kết mạnh mẽ nhằm chấm dứt tình trạng này."
Theo Liên Hợp Quốc, một cuộc gặp giữa đại diện quân sự hai lực lượng tham chiến chính tại Libya có thể diễn ra trong những ngày tới nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn thường xuyên như kêu gọi của các nước tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Berlin. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hi vọng những bước tiến đạt được tại Berlin sẽ giúp đi tới một lệnh ngừng bắn toàn diện, dù vẫn còn những câu hỏi về khả năng của cộng đồng quốc tế kiểm soát tiến trình thực hiện của các bên.
Việc Thủ tướng Chính phủ đoàn kết dân tộc được Liên Hợp Quốc công nhận của Libya Fayez al- Sarraj và tướng Khalifa Haftar, đứng đầu lực lượng miền Đông không gặp nhau trực tiếp tại Hội nghị đã phần nào khiến kết quả hội nghị trở nên mong manh hơn. Phát biểu với báo chí sau hội nghị, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thừa nhận, khoảng cách giữa các bên tham chiến vẫn còn khá xa. Cộng đồng quốc tế tới nay vẫn chưa thúc đẩy được một cuộc đối thoại nghiêm túc và ổn định giữa hai lực lượng này. Chia sẻ quan điểm, Thủ tướng Đức Angela Merkel thì cho rằng, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đi tới hòa bình tại Libya./.
Theo Thu Hoài/VOV1
Tổng hợp
Đức thuyết phục các bên xung đột tham dự hội thượng đỉnh về Libya Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ hy vọng các bên xung đột tại Libya sẽ tận dụng cơ hội này để người dân Libya có thể quyết định tương lai của đất nước. Lực lượng trung thành vớiTướng Khalifa Hafta tuần tra tại thành phố Sebha, Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 16/1, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã lên đường tới Libya trong...