Libya: Những mệnh lệnh từ thảm kịch
Ít nhất đã có 11.300 người thiệt mạng và hơn 10.100 người mất tích, chỉ riêng tại thành phố Derna, cho đến ngày 16/9.
Cùng đó, hơn 40.000 người trên khắp vùng Đông Bắc đất nước ấy đã phải sơ tán khẩn cấp khỏi thảm họa lũ lụt gây ra bởi lượng mưa cực lớn mà cơn bão Daniel mang đến, khiến hai con đập bị vỡ vào ngày 10/9.
Các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế vẫn đang hết sức khẩn trương chìa ra những bàn tay giúp đỡ cho nhân dân Libya. Thế nhưng, ở nhiều khía cạnh, những sự hỗ trợ về mặt vật chất đó thực sự mới chỉ là điểm khởi đầu của cả một chặng đường tái thiết, còn rất dài và vô cùng gian nan.
Tình người trong nỗi đau
Những số liệu khủng khiếp và những nỗi tang thương vẫn còn có thể tiếp tục tăng thêm, bởi theo bước chân của các đội tìm kiếm cứu nạn, các bộ đếm cũng vẫn đang hoạt động. Song, chính vì vậy, chẳng có thời gian để thế giới quá chú đến những con số cuối cùng nữa.
Những người Libya sống sót sau thảm họa đối diện với tương lai mịt mờ.
Từ trước ngày 14/9, khi Liên hợp quốc kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp khoản viện trợ trị giá 71,4 triệu USD để giúp Libya khắc phục những hậu quả thảm khốc trước mắt, có không ít guồng máy đã hối hả vào cuộc.
Ngày 12/9, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã thiết lập cầu hàng không, điều 17 máy bay chở 450 tấn thực phẩm, lều bạt, bộ sơ cứu và các vật tư y tế khác tới Libya. Hàng hóa viện trợ đã được phân phối ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thảm họa, đặc biệt là miền Đông của quốc gia Bắc Phi này. Ngày 16/9, UAE tiếp tục cử các đội cứu trợ nhân đạo cũng như tìm kiếm cứu nạn đến Libya, nhằm thực hiện các chỉ thị từ đích thân Tổng thống UAE – Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan. Các đội tìm kiếm và cứu hộ UAE được trang bị hiện đại để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, với tổng số nhân viên lên tới 96 người.
Song song, Saudi Arabia cũng tổ chức chuyến bay cứu trợ đến thành phố Benghazi của Lybia, mang theo 90 tấn thực phẩm và vật liệu trú ẩn để phân phát cho những người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Từ ngày 13/9, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi đã chỉ thị thành lập các trại lưu trú trong Quân khu miền Tây, để hỗ trợ những nạn nhân mất nhà cửa do bão Daniel ở Libya. Tổng thống El-Sisi cũng chỉ đạo các lực lượng vũ trang Ai Cập điều tàu khu trục lớp Mistral tới neo đậu ở ngoài khơi bờ biển Libya, đóng vai trò là bệnh viện dã chiến nhằm hỗ trợ y tế cho những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Trước đó, nghĩa là ngay sau khi thảm kịch diễn ra, các lực lượng vũ trang Ai Cập đã điều động 3 máy bay quân sự chở vật tư y tế, thực phẩm và một nhóm gồm 25 nhân viên cứu hộ để hỗ trợ Libya. Ngoài ra, quân đội Ai Cập cũng điều động máy bay tới Libya để vận chuyển những nạn nhân bị thương và thiệt mạng.
Bên cạnh đó, Cairo đã công bố khoản hỗ trợ trị giá 30 triệu bảng Ai Cập (khoảng 1 triệu USD) để ủng hộ các nạn nhân thảm họa thiên tai ở Libya, Maroc và Slovenia. Theo tuyên bố của người phát ngôn Phủ Tổng thống Ai Cập Ahmed Fahmy, các biện pháp nêu trên nhằm mục đích “giảm bớt gánh nặng cho những người Libya anh em”.
Cũng trong ngày 13/9, nước Anh tuyên bố gửi một gói viện trợ trị giá 1 triệu bảng Anh (khoảng 1,25 triệu USD) để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng tại Libya. Đến ngày 17/9, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Libya – ông Abdoulaye Bathily nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực nhanh chóng, phối hợp và thống nhất để khắc phục hậu quả của thảm họa tại Libya. Cũng như khi trận động đất kinh hoàng tàn phá Thổ Nhĩ Kỳ và quét qua cả Syria đầu tháng 2/2023, rất nhanh chóng, có những bàn tay chìa ra từ cộng đồng quốc tế, để xoa dịu những bi thương, tang tóc.
Video đang HOT
Hiểm họa hữu hình và mệnh lệnh vô hình
Vấn đề là, hiện trạng đất nước Libya, khác với Thổ Nhĩ Kỳ hay Syria, lại đang đặt ra không ít những khía cạnh đầy thách thức cũng như cạm bẫy cho chính các nỗ lực cứu trợ đã, đang và sẽ còn diễn ra, trên tiến trình tái thiết đầy gian nan trước mắt.
Không phải ngẫu nhiên, khi hội kiến người đứng đầu Hội đồng Tổng thống Libya, ông Mohamed Menfi ở thủ đô Tripoli, sau khi chia buồn với chính quyền và nhân dân Libya, đặc phái viên Abdoulaye Bathily (như chính ông cho biết, trên trang mạng xã hội X cá nhân của mình, ngày 17/9) nêu rõ “sự cần thiết của tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc sử dụng các nguồn lực cứu trợ trong quá trình phục hồi và tái thiết”, đồng thời đề xuất “thiết lập một cơ chế toàn diện” để giám sát các hoạt động ấy. Bên cạnh đó, ông Bathily cũng nhấn mạnh sự cấp thiết đối với Libya trong việc xây dựng các thể chế thống nhất và hợp pháp, nhằm ứng phó hiệu quả với mọi thách thức mà quốc gia Bắc Phi này đang phải đối mặt.
Một cách ngắn gọn, như Hãng AP viết: “Nỗi đau chung đã trở thành tiếng kêu gọi đoàn kết dân tộc, ở một đất nước chìm đắm trong xung đột và chia rẽ suốt 12 năm qua”. Quốc gia vốn giàu trữ lượng dầu mỏ ấy đã bị chia cắt giữa các chính quyền đối địch kể từ năm 2014, với một chính phủ được quốc tế công nhận ở Tripoli và một chính quyền phe đối lập ở phía Đông, nơi có thành phố Derna – khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lụt. Do đó, trong quá khứ, nhiều sáng kiến do Liên hợp quốc thúc đẩy nhằm vãn hồi hòa bình đã thất bại.
Một trong những hậu quả của tình trạng hỗn loạn và chia rẽ chính là việc bỏ bê các cơ sở hạ tầng quan trọng, ngay cả khi biến đổi khí hậu khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Trong đó, có cả những con đập – tác nhân của thảm kịch hiện tại.
Vậy mà, trước mắt, theo các chuyên gia, hậu quả của cơn bão Daniel sẽ còn trở nên trầm trọng hơn, do sự kết hợp chết người của các yếu tố bao gồm cơ sở hạ tầng xuống cấp, khả năng cảnh báo không đầy đủ, cũng như các ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên hợp quốc (OCHA): “Với hàng nghìn người phải di dời hiện đang di chuyển, nguy cơ tiếp xúc với bom mìn và vật liệu nổ chiến tranh còn sót lại sau nhiều năm xung đột đang gia tăng, vì nước lũ hiện đã làm chúng dễ dàng phát lộ”.
Chưa hết, gần 300.000 trẻ em hứng chịu hậu quả lũ lụt do bão Daniel đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tả, suy dinh dưỡng, tiêu chảy và mất nước ngày càng tăng. Báo cáo cho biết thêm, trẻ em cũng phải đối mặt với “nguy cơ bạo lực và bóc lột ngày càng gia tăng”.
Khu vực lũ lụt tại Libya trong cảnh hoang tàn.
Cùng lúc, nhà chức trách Libya xác nhận 150 người đã bị nhiễm độc do nước bị ô nhiễm ở các vùng lũ lụt. Con số này sẽ còn tăng thêm, nếu những người sống sót sau thảm họa không được đảm bảo tiếp cận nguồn nước sạch, trong bối cảnh dịch bệnh sau lũ rình rập bùng phát.
Để tránh xa những nguy cơ này, người dân Libya ở vùng lũ lụt chỉ còn có thể lựa chọn hòa mình vào dòng người sơ tán. Song, chính vì vậy, việc bảo đảm nơi ăn chốn ở cho họ lại cũng trở thành một điều không dễ thực hiện, tại đất nước vẫn còn đang bị chia đôi ấy.
Đến lúc này, như ghi nhận của AP, thảm họa đã tạo ra những cơ hội hiếm hoi về việc hai chính quyền đối lập hợp tác để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng. Và, Claudia Gazzini, nhà phân tích cấp cao về Libya làm việc cho tổ chức tham vấn khủng hoảng International Crisis Group, cho biết: “Chúng tôi thậm chí còn thấy một số chỉ huy quân sự từ liên minh quân sự đồng minh Tripoli đến Derna để thể hiện thiện chí ủng hộ”. Tuy nhiên, quá trình phân phối viện trợ vào thành phố vẫn thiếu tổ chức và không thể đến được những người đang cần sau thảm họa.
Nói như Ibrahim al-Sunwisi, một nhà báo đến từ thủ đô Tripoli, “trong khi những người trẻ tuổi và tình nguyện viên vội vã lao vào giúp đỡ các nạn nhân thì hai chính phủ phía Đông và phía Tây vẫn không biết phải làm gì”.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đó chính là lý do khiến ngay trong cảnh tang thương, trên những đống đổ nát, đặc phái viên Abdoulaye Bathily vẫn phải đề cập những điều kiện tương đối “nhạy cảm”, như một lời nhắc nhở âm thầm về giá trị của hòa bình, thống nhất và đoàn kết, nhằm tiếp nhận, sử dụng, phân phối những sự giúp đỡ vô giá từ cộng đồng quốc tế một cách hiệu quả và đúng mục đích nhất.
Một nhân chứng thời cuộc, ông Mohamed al-Harari, 50 tuổi, đại diện chia sẻ về khao khát chung của cả đất nước ấy: “Vết thương và nỗi đau xảy ra ở Derna khiến tất cả người dân từ miền Tây Libya đến miền Nam và miền Đông Libya đều đau lòng”. Đó cũng là một lời khẩn cầu, hoặc là một mệnh lệnh vô hình, đặt xuống trước các tham vọng “tranh bá đồ vương” ở Libya, một Libya đã bị tàn phá đến mức độ này…
Bài học từ thảm kịch lũ quét 'xóa sổ' một phần miền Đông Libya
Đã hơn một tuần trôi qua kể trận lũ lụt kinh hoàng tại thành phố Derna (Libya) do ảnh hưởng của cơn bão Daniel quét qua Địa Trung Hải, hậu quả nặng nề mà nó để lại chưa thể khắc phục hết cũng như thiệt hại chưa có thống kê chính xác khi mà phần lớn thi thể các nạn nhân vẫn chưa được thu hồi.
Cảnh tàn phá sau thảm họa lũ lụt tại Derna, Libya, ngày 16/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN
"Đống hoang tàn" sau cơn lũ
Ngày 10/9, bão Daniel mang theo mưa lớn đã gây lũ lụt nghiêm trọng, đổ bộ vào miền Đông Libya. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ước tính trong 24 giờ tính từ ngày 10/9, một số vùng ở Libya ghi nhận lượng mưa lên tới 414,1 mm - thiết lập kỷ lục mới tại khu vực. Hầu hết lượng mưa này trút xuống trong 6 giờ, khiến hai con đập của thành phố Derna, thuộc miền Đông Libya, vỡ cùng lúc. Nước lũ ồ ạt trút xuống khu vực hạ lưu, cuốn trôi nhiều nhà cửa và người dân.
Theo số liệu chính thức mới nhất mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 18/9, ít nhất 3.958 người thiệt mạng và hơn 9.000 người vẫn còn mất tích sau thảm kịch lũ quét. Đây là số liệu đã được Liên hợp quốc chỉnh sửa, sau khi báo cáo ban đầu của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) đưa ra ước tính hơn 11.300 người thiệt mạng. Trận lũ quét cũng khiến hơn 34.000 người phải di dời.
Trên trang Facebook chính thức, Hội đồng thành phố Derna ngày 11/9 thông báo rằng "tình hình rất thảm khốc và ngoài tầm kiểm soát", kêu gọi sự can thiệp cấp thiết của cộng đồng quốc tế và mở hành lang biển do hầu hết các tuyến đường của thành phố bị đóng sập.
Hai chính quyền song song, chính phủ miền Tây đất nước được Liên hợp quốc công nhận ở Tripoli và chính phủ do tướng quân sự Khalifa Haftar dẫn dắt ở miền Đông, quyết định để tang 3 ngày nhằm tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa.
Nỗ lực cứu hộ gặp khó khăn
Ngay sau trận lũ quét, hai chính quyền tại Libya đã tạm gác lại những mâu thuẫn, cùng nhau phối hợp cứu trợ dân sau lũ lụt. Theo ông Tauhid Pasha, một quan chức thuộc Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) của LHQ, chính quyền phía Đông và phía Tây đều đã yêu cầu viện trợ quốc tế và đàm phán với nhau. Bộ Xử lý tình huống khẩn cấp Libya cho biết các nhóm cứu hộ và cứu nạn từ khắp nơi trên cả nước đều đổ về thành phố Derna. Cũng trong ngày 12/9, chính phủ Libya đã huy động một máy bay vận chuyển 14 tấn vật tư y tế và đưa hàng chục chuyên gia y tế tới thành phố Benghazi để hỗ trợ công tắc khắc phục hậu quả sau lũ.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân tại đống đổ nát của tòa nhà bị sập do bão lũ ở thành phố Derna, Libya ngày 14/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước lời kêu gọi hỗ trợ từ hai chính quyền, cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng chung tay giúp sức. Ngày 13/9, OCHA cho biết các đội ứng phó khẩn cấp đã được huy động để hỗ trợ các nạn nhân lũ lụt tại Libya. Trong khi đó, chính phủ nhiều nước như Đức, Romania và Phần Lan đã gửi viện trợ đến Libya. Liên minh châu Âu chính thức kích hoạt cơ chế bảo vệ dân sự của liên minh để huy động nguồn hỗ trợ quốc gia Bắc Phi này. Cùng ngày, chính phủ Anh thông báo sẽ gửi "gói viện trợ ban đầu" trị giá 1 triệu bảng Anh (1,25 triệu USD) để hỗ trợ các nạn nhân chịu ảnh hưởng.
Một loạt quốc gia khác như Italy, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Tunisia thông báo họ đã cử nhân viên và chuyên gia cùng với tàu hỗ trợ logistics và vật tư y tế đến Libya.
Văn phòng Tổng thống Algeria nói rằng nước này đã cử 8 máy bay để vận chuyển hàng cứu trợ nhân đạo tới Libya trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cử 3 máy bay chở các đội tìm kiếm và cứu nạn và hàng cứu trợ nhân đạo tới quốc gia gặp thiên tai.
Công tác cứu hộ, cứu nạn diễn ra hết sức khẩn trương, song gặp nhiều khó khăn do nước lũ đã phá hủy nhiều con đường dẫn đến khu vực bị ảnh hưởng cũng như thiếu thốn các thiết bị cứu hộ đặc dụng.
Các lực lượng cứu hộ vẫn kiên trì đào xới trong bùn lầy và những đống đổ nát để tìm kiếm thi thể nạn nhân và những người có thể còn sống sót. Tuy nhiên, họ cho biết do phần lớn thi thể đều ở dưới nước và các thi thể đang phân hủy nghiêm trọng nên cần đến thợ lặn cũng như công cụ như thuyền đặc dụng để thu hồi.
Theo báo cáo của OCHA, việc thiếu dữ liệu chính xác và đáng tin cậy ở các khu vực bị ảnh hưởng đặt ra một thách thức đáng kể cho công tác cứu hộ; các thách thức về tiếp cận và những báo cáo không đồng nhất từ nhiều nguồn càng làm tăng thêm khó khăn trong việc điều phối và triển khai hiệu quả hỗ trợ nhân đạo.
Đề cập đến những vấn đề ưu tiên trong công tác hỗ trợ Libya khắc phục thảm họa do lũ lụt gây ra, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths cho rằng ngoài nhu yếu phẩm hằng ngày và nơi trú ẩn tạm thời, quốc gia Bắc Phi cần chuẩn bị trang thiết bị và chăm sóc y tế cơ bản để ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh tả do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nước lũ.
Trước việc thi thể các nạn nhân được an táng tại các hố chôn tập thể bên ngoài thành phố Derna cũng như tại các thị trấn lân cận, WHO và các nhóm hỗ trợ khác cho rằng hành động này có thể gây ra những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, pháp lý cũng như gây ra nỗi đau tinh thần về lâu về dài đối với thân nhân gia đình của nạn nhân.
Day dứt từ nỗi đau thảm họa
Cảnh ngập lụt sau lũ quét, gây ra bởi bão Daniel, ở thành phố miền Đông Derna, Libya ngày 12/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đánh giá của WMO, tác động của biến đổi khí hậu và thiếu năng lực ứng phó khẩn cấp trước thảm họa là hai nguyên nhân chính khiến hàng nghìn người thiệt mạng trong thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại tại Libya.
Tổng thư ký WMO Petteri Taalas chỉ ra nếu các cơ quan chức năng có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ hơn thì họ đã có thể đưa ra các cảnh báo sơm và lực lượng ứng phó khẩn cấp với thảm họa đã có thể tiến hành công tác sơ tán người dân, giúp cứu sống được phần lớn con số thiệt mạng hiện nay.
Ngày 16/9, Tổng công tố Libya al-Sediq al-Sourthông báo đã cho mở cuộc điều tra về vụ vỡ hai con đập. Ông nêu rõ đối tượng điều tra là chính quyền đương nhiệm và tiền nhiệm tại thành phố Derna.
Theo những gì đã diễn ra trong thực tế, giới chức địa phương tại Derna đã cảnh báo người dân về cơn bão sắp đổ bộ và ngày 9/9, họ cũng ra lệnh cho người dân sống tại khu vực duyên hải ở Derna đi sơ tán, do lo ngại nước biển dâng cao. Tuy nhiên, không có cảnh báo về nguy cơ vỡ đập được đưa ra và điều không may này đã xảy đến vào rạng sáng 11/9 khi hầu hết người dân vẫn còn đang trong giấc ngủ.
Một báo cáo của cơ quan kiểm toán nhà nước vào năm 2021 cho biết hai con đập đã không được bảo trì mặc dù đã phân bổ hơn 2 triệu USD cho mục đích đó vào năm 2012 và 2013.
Liên hợp quốc kêu gọi nhanh chóng khắc phục hậu quả lũ lụt ở Libya Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily ngày 17/9 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực nhanh chóng, phối hợp và thống nhất để khắc phục hậu quả của thảm họa lũ lụt xảy ra tại miền Đông Libya tuần trước. Cảnh ngập lụt sau lũ quét, gây ra bởi bão Daniel,...