Libya, Italy nối lại các chuyến bay thẳng sau gần 10 năm gián đoạn
Chính quyền Libya thông báo rằng các chuyến bay thẳng giữa Libya và Italy đã được nối lại từ ngày 30/9, sau gần một thập kỷ gián đoạn, bất chấp lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đối với các hãng hàng không Libya.
Máy bay của hãng hàng không Libyan Airlines cất cánh từ sân bay quốc tế Mitiga, Libya ngày 12/12/2019. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, truyền thông sở tại ngày 30/9 đưa tin một máy bay thuộc sở hữu của công ty tư nhân Medsky có trụ sở tại Libya đã cất cánh từ sân bay Mitiga ở Tripoli với đích đến là sân bay Fiumicino ở Rome, Italy. Ra mắt vào năm 2022, hãng hàng không Medsky sẽ khai thác các chuyến bay thẳng từ Tripoli đến Rome với tần suất hai chuyến mỗi tuần, vào các ngày thứ Bảy và thứ Tư.
Trong tuyên bố trên trang Facebook chính thức, Chính phủ Libya có trụ sở tại Tripoli và được Liên hợp quốc công nhận, khẳng định rằng việc nối lại các chuyến bay này là một phần trong nỗ lực mạnh mẽ của chính quyền “nhằm dỡ bỏ lệnh cấm vận của EU đối với ngành hàng không dân dụng Libya”.
Video đang HOT
Với chuyến bay này, Italy đã trở thành quốc gia châu Âu thứ hai sau Malta khôi phục kết nối hàng không trực tiếp với Libya, bất chấp lệnh cấm bay của EU áp dụng đối với các hãng hàng không Libya kể từ năm 2014. Hồi tháng 7, người đứng đầu chính phủ Libya có trụ sở tại Tripoli, Abdelhamid Dbeibah, tiết lộ rằng Italy đã thông báo cho chính quyền Libya về “quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bay đối với ngành hàng không dân dụng Libya trong gần 10 năm qua”.
Italy hiện vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về động thái này. Trong gần một thập kỷ qua, để đến châu Âu, công dân Libya buộc phải quá cảnh qua các nước khác trong khu vực, chủ yếu là qua các thành phố Tunis, Istanbul hoặc Cairo.
Libya điều tra thông tin ngoại trưởng nước này gặp người đồng cấp Israel
Ngoại trưởng Najla Mangoush của Libya đã bị đình chỉ chức vụ để điều tra thông tin cho rằng bà đã gặp người đồng cấp Israel.
Thủ tướng Libya đã đình chỉ chức vụ và ra lệnh điều tra Ngoại trưởng Najla Mangoush. Theo Reuters, quyết định được đưa ra vào ngày 27.8, sau khi Israel cho biết Ngoại trưởng Eli Cohen của nước này và bà Mangoush đã có cuộc gặp vào tuần trước, mặc dù 2 nước không có quan hệ chính thức.
Bộ Ngoại giao Israel xác nhận cuộc gặp được diễn ra dưới sự điều phối của Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani, đồng thời tiết lộ các ngoại trưởng đã thảo luận về khả năng hợp tác và viện trợ của Israel trong các vấn đề nhân đạo, nông nghiệp và quản lý nước.
Ngoại trưởng Libya Najla el-Mangoush trả lời họp báo sau cuộc họp ở thủ đô Tripoli hồi tháng 10.2021. ẢNH REUTERS
Thông báo về cuộc họp đã gây ra những cuộc biểu tình nhỏ ở Libya, quốc gia không công nhận Israel. Ông Cohen cho biết ông cũng trao đổi với bà Mangoush về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản Do Thái ở Libya.
Trước thông tin trên, Hội đồng Nhà nước Cấp cao, cơ quan giữ vai trò cố vấn về chính trị Libya, bày tỏ sự "ngạc nhiên" và cho biết những người có liên quan "phải chịu trách nhiệm".
Sau đó, Bộ Ngoại giao Libya thông báo rằng bà Mangoush đã từ chối gặp đại diện của Israel và những gì xảy ra là "một cuộc chạm mặt ngẫu nhiên, không chuẩn bị trước trong một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Ý", theo tờ The Times of Israel.
Thông tin từ Bộ Ngoại giao Libya nêu rõ sự tương tác không bao gồm "bất kỳ cuộc thảo luận, thỏa thuận hoặc tham vấn nào" và nói thêm rằng Bộ vẫn giữ nguyên "sự phản đối hoàn toàn và tuyệt đối về việc bình thường hóa" với Israel.
Chính sách đối ngoại của Libya rất phức tạp bởi nhiều năm xung đột và sự chia rẽ gay gắt trong nội bộ về quyền kiểm soát chính phủ, cũng như tính hợp pháp của bất kỳ động thái nào do chính quyền Tripoli thực hiện.
Kể từ năm 2020, Israel đã bình thường hóa quan hệ với Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain, Maroc và Sudan với "hiệp định Abraham" do Mỹ làm trung gian.
Libya, Italy đạt thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí Tập đoàn Dầu khí quốc gia (NOC) Libya ngày 25/1 thông báo đã đạt được thỏa thuận trị giá 8 tỷ USD với Tập đoàn Năng lượng ENI của Italy để phát triển các cơ sở khai thác hydrocarbon ở ngoài khơi. Một cơ sở khai thác dầu tại thị trấn al-Buraqah ở Libya. Ảnh: AFP/TTXVN Theo người đứng đầu NOC, Farhat Bengdara,...