Liban kêu gọi thành lập thị trường chung Arab để đảm bảo an ninh lương thực
Tổng thống Liban Michel Aoun đã kêu gọi thành lập một thị trường chung Arab để giải quyết tình trạng thiếu lương thực trong khu vực, giữa lúc thế giới đang phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng lương thực do cuộc xung đột Ukraine-Nga gây ra.
Người dân chọn mua thực phẩm tại Beirut, Liban, ngày 1/4/2022. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Thông cáo của Phủ Tổng thống Liban dẫn lời ông Aoun nhấn mạnh: “Các quốc gia Arab cần phải hợp tác để đảm bảo lương thực, cũng như các mặt hàng nông sản cho người dân của chúng ta, giữa lúc cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay đang ảnh hưởng đến khu vực”.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ông Aoun đưa ra phát biểu trên trong cuộc họp ngày 29/7 với các bộ trưởng nông nghiệp Arab từ Liban, Syria, Jordan và Iraq – những người đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Arab 1 ngày trước đó tại thủ đô Beirut (Liban) để thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa các nước Arab nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Video đang HOT
Tổng thống Aoun cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa ra một kế hoạch chung cho các hoạt động sản xuất và phân phối nông sản trong khu vực Arab, nhằm cho phép các quốc gia Arab xuất khẩu sản phẩm của họ một cách thuận lợi hơn.
Bộ trưởng Nông nghiệp Liban Abbas Hajj Hassan cho biết tại Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Arab, Liban, Syria, Jordan và Iraq đã nhất trí ký kết một thỏa thuận 4 bên nhằm thúc đẩy hội nhập trong lĩnh vực nông nghiệp bằng cách loại bỏ các rào cản thương mại. Thỏa thuận này được đánh giá là sẽ khuyến khích các nước khác trong khu vực hành động theo.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp và Cải cách Ruộng đất Syria Mohammed Hassan Qatana xác nhận các bên liên quan đã thống nhất các thông số kỹ thuật tiêu chuẩn, cũng như những thủ tục hành chính và kỹ thuật khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại nông sản giữa 4 quốc gia nói trên. Ông Qatana bày tỏ: “Tham vọng của chúng tôi là đưa số lượng nhiều nhất các quốc gia Arab tham gia vào liên minh này và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp”.
Về phần mình, Bộ trưởng Nông nghiệp Jordan Khaled Hneifat nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các quốc gia Arab nên phối hợp nỗ lực để giải quyết những khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp và biến đổi khí hậu, cũng như thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra.
WB hỗ trợ 100 triệu USD giúp Sudan giữa khủng hoảng lương thực trầm trọng
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi Ngày 21/7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố gói hỗ trợ 100 triệu USD bao gồm "tiền mặt và thực phẩm" cho Sudan trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực diễn ra ngày càng trầm trọng ở quốc gia này.
Trẻ em tị nạn tại Al-Eligat, Sudan. Ảnh: AFP/ TTXVN
WB khẳng định nguồn quỹ này được phân bổ thông qua Chương trình lương thực thế giới (WFP) cho một "mạng lưới an toàn khẩn cấp" do "một mùa thu hoạch thất bát ở Sudan và giá cả thực phẩm tăng trên toàn cầu".
Trong thông cáo báo chí của mình, WB nêu rõ 100 triệu USD này phải được sử dụng để hỗ trợ cho "2 triệu người đang trong tình trạng mất an ninh lương thực ở 11 bang của Sudan, một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới."
Theo Liên hợp quốc, cứ 3 người Sudan thì có 1 người cần viện trợ nhân đạo ở một quốc gia có mức lạm phát gần 200% mỗi tháng, giá trị đồng tiền rơi tự do và giá bánh mì đã tăng gấp 10 lần kể từ tháng 10 năm ngoái đến nay.
Liên hợp quốc cũng ước tính rằng vào tháng 9 tới, 18 triệu người, hay nói cách khác là gần một nửa dân số Sudan, có thể gặp nạn đói. Trong khi vào tháng 6 vừa qua, tổ chức phi chính phủ Save the Children đã thông báo về cái chết liên quan đến nạn đói của hai trẻ em ở Bắc Darfur.
Đồng thời, Liên hợp quốc đang gióng lên hồi chuông cảnh báo vì văn phòng phụ trách các vấn đề nhân đạo của họ hôm 19/7 cho biết rằng "mới chỉ có 20% quỹ dành cho viện trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2022 được giải ngân trong khi hơn nửa năm đã trôi qua".
Somalia mất an ninh lương thực, AfDB tài trợ khẩn cấp Hạn hán kéo dài cộng thêm tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến tình trạng khủng hoảng lương thực ở Somalia trở nên tồi tệ hơn. Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn ở Baidoa, Somalia, ngày 14/2/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 21/7, Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB)...