Lì xì ngày Tết và những tình huống oái oăm khiến chủ – khách ngượng chín mặt
Các chuyên gia văn hóa cho rằng, nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng tiền.
Lì xì nhiều – ít, dày – mỏng không phải là thước đo tình cảm và tôn vinh nhau
Anh Trần Văn Quang (Hà Nội) cho biết, anh từng rất ngượng ngùng khi gặp tình huống đi chúc Tết ở nhà người quen và gặp rất nhiều trẻ con ở đó. Do không kịp đổi tiền lẻ mà trong ví anh Quang chỉ còn 1 tờ 500.000 đồng nên anh Quang không thể mừng tuổi cho đám trẻ con.
Đang ngồi uống nước, ăn kẹo bỗng một cháu bé chỉ tay vào anh Quang và nói: “Còn mỗi chú này chưa mừng tuổi cho con”.
“Lúc đó tôi thấy hơi bẽ bàng nên uống vội ngụm nước rồi kiếm cớ đi về”, anh Quang kể lại.
Một tình huống khác, chị Nguyễn Thị Lan (Nam Định) đến nhà họ hàng chúc Tết và mừng tuổi cho mỗi cháu 10.000 đồng để lấy may. Trong số đó, có bé không nhận. Ngay lập tức một bà mẹ bô bô: “Cháu nó khôn lắm. Nó thấy tờ 10.000 đồng nên nó chạy đi đấy”, nói rồi bà mẹ này cười ha hả cười khen con mình.
Chị Phan Thu Thủy ( Thái Bình) là người chu đáo nhưng cũng bị bẽ mặt vì đưa nhầm bao lì xì không có tiền.
“Tôi đã chuẩn bị một tập tiền cho vào bao lì xì về quê chồng để mừng tuổi cho các cháu. Bỗng một cháu gọi với: “Cô ơi, sao cô lại mừng tuổi cho con phong bao chẳng có tiền trong đó. Ngượng quá, tôi vừa đứng dậy lấy phong bao khác bù cho cháu. Vô tình nhầm lẫn cũng khiến tôi ngượng chín mặt”, chị Thủy kể.
Trước những tình huống dở khóc, dở cười này, trao đổi với PV, TS Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, lì xì ngày nay ít mang lại ý nghĩa vốn có. Ngày nay bắt nguồn từ tác động của kinh tế thị trường, khó tránh khỏi chuyện trẻ em coi trọng mệnh giá tiền lì xì. Có khi phong tục lì xì biến thành món hàng hóa trao đổi. Người lớn lì xì con trẻ thật nhiều tiền để lấy lòng bố, mẹ; tục lì xì thành văn hóa “phong bì”… Đó là sự biến tướng mang tính tiêu cực.
Video đang HOT
TS Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nói về phong tục lì xì ngày Tết
Nguyên tắc lì xì là, cha mẹ mừng tuổi con cái, cháu chắt. Con cái trưởng thành mới được mừng tuổi bố mẹ; người chưa làm ra tiền không được mừng tuổi người khác.
Do đó, theo TS Trần Hữu Sơn, để tránh “sự biến đổi tiêu cực” trên, chỉ có cách tuyên truyền, vận động. Đến thời điểm nào đó, con người sẽ nhận thức được rằng, đó là tiêu cực và trở lại đúng ý nghĩa ban đầu của tục mừng tuổi đầu năm.
“Phong tục lì xì ngày tết mang ý nghĩa chúc phúc, nên không quan trọng ở mệnh giá tiền trong phong bao. Quan trọng là thái độ ân cần, vui vẻ, niềm nở của người mừng tuổi và trẻ em có có thái độ trân trọng, mừng rỡ biết nói lời cảm ơn và chúc Tết”, TS.Trần Hữu Sơn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, người lớn cũng cần gieo vào lòng con trẻ rằng, ý nghĩa lớn nhất của Tết Nguyên đán vẫn là dịp để gia đình được sum vầy, đoàn viên và mừng tuổi chỉ là để lấy lộc may mắn đầu năm.
Theo GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, lì xì, dù ít hay nhiều đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc. Do đó, ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng tiền là bao nhiêu mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm tới người được nhận.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa khuyến cáo, khi lì xì, mọi người chỉ nên cho vào phong bao một số tiền rất nhỏ. Số tiền trong phong bao càng nhiều thì giá trị càng ít. Lì xì nhiều – ít, dày – mỏng không phải là thước đo tình cảm và tôn vinh nhau.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Thanh niên lần đầu ra mắt nhà người yêu: Nguyên một dàn cháu xếp hàng chờ lì xì
" Ra mắt dịp Tết là cũng xác định rồi, thôi đi nguyên nửa tháng lương chứ mấy. Đành ngậm đắng nuốt cay, phát nhanh cho đẹp mặt chứ biết sao bây giờ", một ý kiến bình luận của dân mạng.
Tết đến xuân về là dịp mà những người thân yêu dành thời gian quây quần đoàn tụ, cùng đón một năm mới an lành may mắn. Và cũng chính tại thời điểm này, rất nhiều cặp đôi đã chọn để ra mắt gia đình đối phương. Thôi thì một công đôi việc, đến chúc Tết tiện thể khẳng định chủ quyền luôn cũng là điều nên làm mà.
Người ta vẫn thường nhắc tới nỗi khổ của các cô nàng khi lần đầu ra mắt nhà người yêu đúng dịp Tết khi phải xuống bếp nấu cỗ hay một mình cân nguyên dàn bát đũa sau khi tan tiệc. Thế nhưng, có ai thấu hiểu được nỗi lòng của những anh chàng cũng lần đầu tiên ra mắt nhà bạn gái, không phải nấu cỗ, không phải rửa bát, thay vào đó là đi cả nửa tháng lương vì... lì xì cho các cháu nhỏ.
Nguyên 1 dàn cháu nhỏ đứng xếp hàng chờ lì xì từ chú rể tương lai.
Thôi thì đành rút phong bao phát cho tụi nhỏ chứ biết sao bây giờ.
Vốn là một truyền thống tốt đẹp nhưng đôi khi lì xì lại biến thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Cụ thể là anh chàng trong đoạn clip mới được chia sẻ trên mạng xã hội này chẳng hạn. Nghe nói, đây là lần đầu tiên anh đến nhà người yêu và gặp ngay một hàng rào bảo vệ cung thành như thế này đây.
Cứ mỗi khi trao xong phong bao đỏ cho một cháu thì đưa trẻ đó liền "rút lui" và đứa nhỏ khác tiến lên. Cứ thế, nam thanh niên lì xì mãi vẫn chưa hết cháu.
Từng đứa từng đứa một nhận lì xì mà mãi chưa hết.
Đoạn clip được dân tình truyền tay nhau rần rần với những bình luận hài hước mà không quên bày cách cho những thanh niên "số nhọ" khi gặp phải tình cảnh trớ trêu này. Nhiều người còn dự đoán về số phận cuộc tình này sau khi anh chàng mất nguyên cả tháng lương chỉ vì tiền lì xì như vậy.
Thôi thì dù sao cũng có người yêu để được lì xì cho các cháu, còn hơn hội F.A ngoài kia, ngày đêm khao khát một lần được tiêu tiền kiểu này mà chẳng có ai giúp cả.
Những bình luận hài hước chia sẻ bí kíp thoát nạ của cư dân mạng.
Đúng là không có thử thách nào "nặng đô" bằng ra mắt nhà người vào dịp Tết. Thật sự, trước khi vượt qua các thử thách bên phụ huynh thì việc vượt qua hàng rào các cháu đứng chờ nhận lì xì cũng khiến nhiều nam thanh niên phải "đau tim từng cơn".
Theo đó, nhiều người cũng cho rằng, tuy đây chỉ là một đoạn clip vui nhưng chúng ta cũng không nên làm khó chàng rể tương lai theo cách này. Bởi những đồng tiền mới trao nhau dịp đầu xuân là nhằm mục đích đến nhiều may mắn, tài lộc, chứ đừng coi đó là nguồn thu nhập chính nhé.
Theo yan.thethaovanhoa.vn
Mùng 1 gái ế cùng mẹ sang chúc Tết hàng xóm, bất ngờ cô nhận được lì xì độc đáo kèm tin nhắn sốc Chưa để mẹ Thương nói hết câu Trường đã làm cả nhà ngạc nhiên tột độ. Anh nhìn hai vị khách trả lời... Thương tung tẩy tận hưởng một mùa xuân ngập màu tự do. Mặc kệ ai hỏi chuyện chồng con, mặc kệ người ta bảo mẹ cô nhà vô phúc, cô cứ ở nhà làm gái ế đấy, thì có ảnh...