Lì xì có phải là ngồi LÌ chờ XÌ tiền ra?
Lì xì tiền xu, tại sao không?
Nhằm chống lại sự “độc quyền” của tiền lẻ, ngay từ bây giờ trên các diễn đàn người ta đã bàn tán xôn xao việc lì xì bằng tiền xu, tất nhiên không phải là xu bình thường mà xu có thể bằng bạc, vàng hoặc mạ vàng, bạc, tùy theo giá trị đồng xu ấy. Các phố kim hoàn tiệm nào cũng làm được việc đúc tiền xu này. Lì xì kiểu này vừa có ý nghĩa hiện đại vừa có ý nghĩa cổ truyền. Hiện đại ở chỗ đồng lì xì có giá trị cao, đẹp và bền. Cổ truyền ở chỗ nó là tiền xu na ná đồng chinh lỗ vuông xưa. Thêm nữa ngày Tết đựng tiền xu trong túi đi lại nó kêu loảng xoảng, rất vui tai.
*
* *
2 chữ “Lì xì” có nguồn gốc Việt nam
Lâu nay người ta thường cho rằng từ “lì xì” (với ý nghĩa tiền mừng tuổi) dùng trong năm mới có nguồn gốc nước ngoài. Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà xã hội học và văn hóa lại cho kết quả khác. Chuyện là thế này, ngày Tết các bậc cha mẹ thường hay cho tiền vào phong bao mầu đỏ để mừng tuổi cho trẻ con, phong bao để biếu các sếp cũng dùng chung loại này (tất nhiên “ruột” nhiều hơn).
Để tránh việc đưa nhầm nên bên ngoài phong bao biếu sếp có viết thêm 2 chữ “L.X” với ý nghĩa là “Lộc Xuân”. Về sau trẻ con phát hiện ra điều này (do người lớn xúi) thì khi nhận phong bao chúng đều đòi loại có 2 chữ “Lờ Xờ” nói trên, gọi riết thành quen và 2 chữ “lờ xờ” trên phong bao ngày Tết bị biến tướng thành “lì xì” ngày nay.
Video đang HOT
*
* *
Khoe thô
Một anh viết trên blog: Hiện nay mình có hơn 100 tập tiền 500.000 đồng lẻ mới cứng series, nguyên mùi ngân hàng, dùng để đi lì xì tết và đi chùa, hoặc tiện gặp ai thì cho lấy lộc. Mình tên là Trần Hoắng, địa chỉ: Số 30 phố Sành Điệu. Mình không có nhu cầu đổi tiền lẻ hoặc đổi hộ tiền lẻ, chỉ khoe cho mọi người biết chơi thôi!
Theo DV
Để tết này không đau đầu "nạn tiền lẻ"
Cũng vì tết năm nay do khán hiếm tiền lẻ, nên cái anh chàng tiền lẻ này được thể hống hách, làm cao, chẳng coi ai ra gì.
Sau vài đêm trằn trọc "tư duy" đã nghĩ ra vài bí kíp chống lại sự "lộng quyền" của tiền lẻ như sau:
- Người lì xì hoặc đi chùa sẽ thông qua tài khoản hoặc thẻ ATM, sau khi chuyển tiền vào tài khoản của các cháu nhỏ, bạn bè, người già hoặc đền chùa thì người nhận sẽ đồng thời đọc được tin nhắn trên điện thoại: "Năm mới, chú (bác) lì xì cho cháu 20 ngàn, chúc cháu hay ăn chóng nhớn. Chú X" hay "Xin công đức cho chùa Con Chim 50 ngàn. Adidas! (nhầm, A di đà phật!)". Bằng cách này các ngân hàng phải tự cấp tiền lẻ cho ta, mà người nhận cũng không soi tiền lì xì có mới không. - Khi khách đến nhà chuẩn bị rút tiền ra mừng tuổi trẻ con, chủ nhà sẽ cảm ơn, ngăn lại và nói: "Bây giờ bác lì xì lũ trẻ nhà tôi, chút nữa để đáp lễ và đỡ thiệt thòi cho bác tôi lại phải lì xì lại cho lũ trẻ nhà bác số tiền tương tự. Vậy chi bằng bác không phải lì xì nữa, coi như chúng ta đã làm việc đó rồi!". Bằng cách này, từ năm sau khách khứa gặp nhau chỉ cần "nháy mắt" ra hiệu là ai cũng hiểu là họ vừa lì xì cho trẻ con. Tuy nhiên cách này hạn chế nháy mắt nhiều kẻo chủ nhà phải đáp lễ rất mỏi mắt.
*
* *
Tiền lẻ thấp nhất là mệnh giá 50 ngàn?
Được biết tiền lẻ các mệnh giá thấp năm nay gần như "tuyệt chủng" nên ngay từ 1 tháng nay các nhà kinh doanh tiền lẻ dịp tết đã cho thu gom hết các tờ tiền 50.000đ polymer, bởi họ phỏng đoán rằng, năm nay tiền lì xì chỉ có duy nhất tờ 50 ngàn đồng này là mệnh giá thấp nhất. Nếu quả thực như vậy thì 2012 quả là một cái tết rất lạm phát vì hao tổn tài chính
*
* *
Duy nhất Việt Nam có
Quan sát hiện tượng đổi tiền lẻ với giá cao của thị trường dịp sát Tết, các nhà kinh tế học thế giới phát hiện ra một điều cực kỳ thú vị, bất tuân theo quy luật thị trường, duy nhất chỉ có ở Việt Nam, đó là: Lạm phát ở mức cao nhưng tiền lẻ lại không hề mất giá!
Theo DV
Sự tích bánh chưng năm Nhâm Thìn Tết đến ai cũng nhớ bánh chưng, bạn có biết vì sao bánh này có tên gọi như vậy? Tại sao gọi bánh Chưng, bánh Tét? Giải thích của cuốn sách "Tập tục ngày Tết": Sở dĩ người ta gọi bánh Chưng là bởi nó tuy được luộc song vì nước không tiếp xúc với ruột bánh nên được gọi là "chưng" (hấp)....