Lì xì cho trẻ 100 nghìn thì nhận câu: “Có 2 tờ 50 thôi hả?”, cô gái nghĩ thầm trong bụng một thứ gây cười sảng
Lì xì cho trẻ nhỏ bao nhiêu tiền vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi mỗi mùa Tết.
Cứ Tết đến là mạng xã hội lại có nhiều vấn đề để quan tâm, từ sắm sửa, dọn nhà, thưởng Tết… và ở cả chuyện lì xì đầu năm. Lì xì vốn là một nét đẹp văn hoá được người Việt lưu truyền từ xa xưa. Những người trao cho trẻ nhỏ phong bao lì xì đều với ý nghĩa cầu phúc, cầu may trong một năm.
Vậy nhưng, vẫn có không ít tranh cãi nổ ra xung quanh vấn đề này bởi vì thái độ và cách cư xử của người được nhận lì xì. Nhiều trẻ em hiện nay không biết đến ý nghĩa của việc lì xì đầu năm, không tôn trọng tình cảm của người trao lì xì mà chỉ quan tâm đến giá trị bên trong phong bao.
Mới đây, một cô gái đã kể trải nghiệm không mấy vui vẻ gì của mình khi mừng tuổi cho cháu: “Lì xì cho cháu 100 nghìn. Xong cháu móc ra bảo ‘Có 2 tờ 50 thôi à’. Mình cười nhẹ tự nhủ năm sau thì còn cái nịt thôi nhé”.
Dưới đây là vài câu chuyện Tết éo le khác:
Thái độ ngán ngẩm của một số trẻ con khi nhận tiền: Đọc vanh vách số tiền trước đông người
Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự bức xúc của mình khi ý tốt bị người khác coi thường. Một số bình luận như sau:
- “Lì xì cho thằng cháu 100k, xong nó móc bao ra bảo ‘có 2 tờ 50k thôi à’”
Video đang HOT
- “Mình về quê cụ ngoại thấy người ta mừng tuổi 10k, 20k. Mình nhanh tay rút mấy tờ 20k vào phong bì mừng tuổi rồi phát lại cho lũ cháu. Và mình muốn độn thổ khi thằng cháu mở phong bì ra nói trước mặt mọi người ‘có 20k cũng bày đặt phong bì’”,…
Dù là 10 nghìn, 20 nghìn hay thậm chí là 2 nghìn, 5 nghìn cũng là một số tiền phải dùng sức lao động để kiếm ra. Người có ý trao phong bao lì xì đều nghĩ đến ý nghĩa của ngày Tết và quan tâm đến đối phương.
Chẳng ai mong ý tốt của mình bị hắt hủi, lấy ra làm trò cười trước mặt mọi người. Dần dà, suy nghĩ sợ hãi phải đối mặt với trẻ con ngày Tết sẽ hình thành và suy nghĩ “năm nay mừng tuổi bao nhiêu mới đủ?” lấn áp. Và điều đó cũng thể hiện rằng, bao lì xì đã không còn mang may mắn mà mang lại giá trị vật chất cho người nhận.
Không những vậy, nhiều người còn nhận định rằng, những đứa trẻ có thái độ như vậy bởi chúng không được định hướng đúng về ý nghĩa về bao lì xì cũng như không biết thể hiện thái độ tôn trọng, đúng mực với những người trao tặng. Bên cạnh đó còn là nhiều những yếu tố tác động khác, nhìn thì bình thường nhưng đã tạo nên tâm lý so đo, tính toán.
Một số bình luận góp ý về cách nhận lì xì này:
- “Nhiều phụ huynh cũng so đo tiền lì xì thì bảo sao trẻ con không hư”.
- “Điều này cha mẹ nhất định phải dạy trẻ. Nếu cứ hỏi tiền lì xì được bao nhiêu thì trẻ sẽ tưởng đây là thành phần để phấn đấu, không được nhiều thì chê thôi”.
- “Trẻ em bây giờ nhiều bé sống quá đầy đủ nên đòi hỏi cao, chứ nếu thiếu thốn một chút thì sẽ trân quý đồng tiền hơn. Như ngày xưa được ai mừng 5 nghìn là thấy to lắm rồi, mua được hẳn 2 phong kẹo cao su. Trẻ giờ 5 nghìn cũng được bim bim nhưng do bình thường bố mẹ mua cho tẹt ga nên không hiểu được cảm giác thèm thuồng và mong ước nữa. Nên lại ngóng lì xì giá trị lớn để mua thứ khác như điện thoại, đồ chơi đắt tiền… Còn việc xấu hổ khi mừng ít thì không cần xấu hổ, xuất phát từ tâm thì không ngại. Còn cha mẹ nên dạy con không được bóc lì xì trước mặt khách và phải lễ phép, xin cảm ơn”.
Từ đó, nhiều người cũng nhận định rằng trẻ con chưa suy nghĩ được sâu xa nên cần sự dạy dỗ của phụ huynh: “Việc này cũng phản ánh cách giáo dục con khi nhận lì xì của gia đình. Trên lớp dù cô giáo có nhắc nhưng cũng không thể thường xuyên như bố mẹ ở nhà được”.
Cần dạy trẻ hiểu đúng về ý nghĩa của việc lì xì (Ảnh minh hoạ)
Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
- Dạy cho các bé biết ý nghĩa của việc lì xì: Hầu như trẻ em nào cũng đã từng nhận lì xì và nhận hằng năm nhưng không phải bé nào cũng biết về ý nghĩa thực sự của những phong bao lì xì đỏ. Vì vậy, cha mẹ nên hướng dẫn cho con biết ý nghĩa của việc lì xì, bên cạnh đó là dạy trẻ không được chê bai giá trị bên trong đó.
- Dạy con biết tôn trọng người khác: Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nên không thể lấy giá trị tiền bạc trong bao lì xì để đánh giá hay đối xử với người khác. Khi nhận được lì xì phải biết trân trọng, cảm ơn lễ phép với người đã trao cho mình. Dù là trước mặt hay sau lưng cũng cần giữ thái độ tôn trọng với mọi người.
- Đề cao giá trị của đồng tiền và sức lao động: Mỗi đồng tiền được làm ra đều là bằng sức lao động nên dù giá trị là bao nhiêu cũng cần phải trân trọng. Nếu trẻ so đo tính toán và chê bai tiền lì xì thì đồng nghĩa với việc coi thường sức lao động. Nên bố mẹ cần cho con biết giá trị sức lao động, cho bé làm việc tuỳ theo lứa tuổi ngay từ nhỏ để hiểu rõ hơn điều này.
Nguồn: Tổng hợp
Lì xì cháu ruột 20k, tôi muối mặt nhìn phong bì vứt dưới đất: Vật chất quan trọng vậy sao?
Tâm sự của người đàn ông trong ngày đầu năm về chiếc phong bao lì xì đã để lại nhiều suy ngẫm.
Lì xì vốn là một tục lệ đẹp của người Á Đông mỗi dịp Tết âm lịch. Người lớn sẽ cho môjt khoản tiền nhỏ vào hồng bao, đặt dưới gối trẻ em để cầu chúc năm mới bình an, trẻ hay ăn chóng lớn. Nhưng vài năm trở lại đây, lì xì có chút biến tướng, khi người ta lì xì trở thành dịp để ngoại giao hoặc so đo tài chính. Điều đó khiến những người có kinh tế eo hẹp khó nghĩ vô cùng.
Một người đàn ông mới đây đã chia sẻ câu chuyện cay đắng của mình ngay trong dịp đầu năm mới. " Tôi sinh ra trong một gia bình thường, nhưng anh chị em tôi lại là những người thành đạt. Mỗi năm Tết đến, ngoài việc đau đầu nghĩ xem phải biếu bố mẹ gì, gửi quà Tết bao nhiêu cho bằng anh bằng em thôi mà cũng khiến tôi trầm cảm. Quả thực, so với anh chị em toàn người thành đạt, thì một kẻ chạy xe ôm như tôi đúng là không cân xứng.
Ban nãy, mấy anh chị em rủ nhau đến nhà chúc Tết bố mẹ, anh chị em tôi thì ô tô, áo quần thơm tho. Còn gia đình tôi thì 3 người trên chiếc xe máy cà tàng, quần áo bạc màu đến thăm bố mẹ. Trong cuộc trò chuyện, người khoe Tết năm nay thưởng tết trăm triệu, có người thì bảo sang năm mua nhà mới. Rồi họ hỏi tôi năm nay sao rồi. Tôi chỉ biết cúi mặt mà cười trừ.
Lúc sau tôi ra về, ra đến cửa thì vô tình nhìn thấy chiếc phong bao lì xì tôi mừng tuổi cho một đứa cháu là con của anh chị tôi. Chiếc phong bao được xé vội rồi ném đi. Tôi không trách anh chị tôi, nhưng quả thật giờ người ta quan trọng vật chất vậy sao? Đến lũ trẻ cũng vậy ư?".
Hình ảnh chiếc phong bao lì xì bị vứt bỏ để lại nhiều suy ngẫm.
Những chia sẻ từ gan ruột của người đàn ông nghèo, tủi thân vì phong bao lì xì bị xé đã chạm đến cảm xúc của nhiều người. Lì xì vốn là một chuyện vui, nay lại khiến gia chủ muộn phiền, suy nghĩ.
Có những người động viên anh phấn đấu, coi phong bao lì xì đó như một cửa ải, thử thách phải vượt qua.
- Bạn phải phấn đấu thôi. Hãy lấy điều này làm động lực. Chúc bạn một năm mới đạt nhiều thành công trong cuộc sống, cố gắng vươn lên!
- Trẻ con nó không có ý gì đâu, nó vội với mải chơi nên thế thôi. Người ta khoe thì chúc mừng người ta rồi bản thân cố gắng hơn. Cuộc sống ai cũng có khó khăn, có mệt mỏi cả. Hạnh phúc tại tâm.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, cách dạy dỗ của gia đình với trẻ em trong chuyện tôn trọng tiền lì xì là rất cần thiết.
- Ông nhặt cái bao đó lên, lồng kính vào để ở một góc trong nhà, sau này nhớ lại người ta đối xử với ông như thế nào. Trẻ con thì trẻ con, trẻ con nhà tôi cũng được dạy rằng không mở bao trước mặt người lì xì chứ đừng nói đến xé bao quăng như rác thế này. Anh chị thế thì năm sau khỏi về Tết cũng được.
- Mình mà là anh nếu khắm khá mà em mình không đủ đầy, chắc chắn mình sẽ dùng hết sức lực để kéo em mình lên cùng, chứ mình khoe giàu sang mà cũng em ruột mình đèo con xe máy cũ kỹ thì nghe mà buồn lòng thật. 20k vẫn là tấm lòng, bố mẹ khinh người con nó sẽ học theo.
- Lì xì đầu năm mang tính chất lấy may, lấy lộc đầu năm chứ không phải để khoe mẽ. Trẻ con vứt thế này là không có sự tôn trọng đối với người khác.
Loạt bà dì Thượng Hải tiết lộ số tiền lì xì cho cháu và được các con mừng tuổi khiến dân mạng "mắt chữ A, miệng chữ O" Mới đây, một cuộc phỏng vấn đường phố diễn ra tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) về vấn đề tiền lì xì năm mới được dân mạng bàn tán xôn xao. Nhân dịp năm mới, một đơn vị truyền thông của thành phố Thượng Hải đã thực hiện một bài phỏng vấn số đặc biệt. Theo đó, họ sẽ khảo sát một...