Lí do nào khiến các boygroup gen 3 không quá “mặn mà” với thị trường Nhật Bản
Những nhóm nhạc như DBSK, BigBang, Shinee, CN.BLue đã góp phần tạo nên văn hóa K-pop tại Nhật Bản, thế nhưng những nhóm nhạc thuộc thế hệ sau của họ dường như không quá quan tâm đến việc phát triển ở “xư sở mặt trời mọc”.
Trước đây, khi K-pop dần dần có sức ảnh hưởng đối với thị trường Châu Á thì Nhật Bản chính là một trong những nơi thu hút được sự đầu tư quảng bá nhất của các nhóm nhạc, đặc biệt là các boygroup.
Tuy nhiên, khi K-pop dần dần xuất hiện các nhóm nhạc gen 3, các boygroup thuộc thế hệ này đã không còn quá hứng thú với Nhật Bản và rất ít nhóm có thể tự tin đạt được số lượng bán vé concert như những người đàn anh.
Vậy đâu là lí do khiến cho các boygroup gen 3 không tiến chân vào thị trường Nhật Bản một cách mạnh mẽ nữa ?
Thiếu đi sức hút, cá tính riêng
Những DBSK, BigBang ngoài tài năng và ngoại hình thì yếu tố để thu hút các fan đến từ Nhật Bản chính là sức hút riêng của mỗi nhóm. 5 chàng trai đến từ YG dù không sở hữu ngoại hình vượt trội nhưng vẫn được yêu mến nhờ âm nhạc cá tính, phong cách thời trang nổi bật cùng sức hút của từng thành viên, ngoài ra cả nhóm đều rất thông thạo tiếng Nhật, từ đó giao tiếp dễ dàng với các fan. Đa số những fan K-pop ở Nhật đều là nữ, vì thế DBSK đã tận dụng lợi thế đó một cách rất nhanh chóng nhờ vào ngoại hình nam tính của các thành viên, cùng với những màn trình diễn đầy nhiệt huyết đã đem lại ấn tượng tốt dành cho nhóm đối với các fan Nhật.
Phong cách của BigBang có ảnh hưởng lớn tại Nhật Bản
Khi K-pop dần dần trở thành một ngành công nghiệp đem lại nhiều lợi nhuận, các công ty tập trung xây dựng những boygroup với ngoại hình “đẹp như hoa”, nhân cách tốt cùng với đó là âm nhạc hợp thị hiếu. Điểm tiêu cực của cách làm đó chính là đem đến những boygroup quá giống nhau, thiếu đi cá tính riêng và sức hút, những thứ mà không thể có được từ luyện tập.
Cho đến nay, ngoài những nhóm nhạc được biết đến như BTS, EXO hay WINNER,.. đều được chú ý vì họ có những đặc điểm riêng giúp công chúng có thể nhận diện được sự khác biệt. Khi chưa thể tạo được điểm nhấn tại quê nhà thì việc hoạt động các đất nước khác gần như không đem lại quá nhiều thành công.
Cái bóng quá lớn từ gen 2
Cho đến nay, những nhóm nhạc hàng đầu thuộc gen 2 như DBSK, BigBang hay Shinee dù không còn giữ được sự nổi tiếng tại Hàn Quốc, nhưng ở Nhật Bản thì họ vẫn có một lượng fan hâm mộ lớn sẵn sàng bỏ vé để đến concert gặp mặt thần tượng.
Đối với DBSK, họ hoạt động ở Nhật thậm chí còn nhiều hơn tại quê nhà, vì thế rất nhiều Cassiopeia đã hạnh phúc biết bao khi DBSK tổ chức concert tại Hàn Quốc. Với một nhóm nhạc nổi tiếng toàn Châu Á như BigBang, họ vẫn luôn dành cho Nhật Bản một sự ưu ái khi tổ chức concert hàng năm tại đây, trong đó Daesung chính là thành viên hoạt động ở thị trường này nhiều nhất và rất được khán giả tại Nhật ưu ái.
Daesung là một trong những idol có sự nghiệp solo ấn tượng tại Nhật
Trong suốt thời gian DBSK nhập ngũ, các fan hâm mộ Nhật đã đợi chờ họ và bây giờ những V.I.P tại Nhật cùng đang làm những việc đó, với những hy vọng “mong manh” rằng 5 chàng trai sẽ cùng nhau xuất hiện trên sân khấu. Hay Shinee dù mất đi leader Jong Hyun vẫn tự tin tổ chức concert tại Nhật, nơi cả thần tượng và người hâm mộ cùng nhau khóc, chia sẻ về sự mất mát lớn nhất của họ. Chính vì sức ảnh hưởng lớn đó mà các boygroup gen 3 dù muốn cũng khó có thể chen chân vào thị trường này mà không vấp phải bất kỳ khó khăn nào.
Ngoài ra, việc hoạt động ở Nhật từ rất sớm khiến cho những boygroup hiểu được thị hiếu, văn hóa, sở thích của con người nơi đây để từ đó đem lại cho fan hâm mộ cảm giác gần gũi, xóa đi khoảng cách về quốc tịch.
Sự cạnh tranh ở thị trường trong nước
Hiện tại trong các boygroup thuộc gen 3, chỉ có BTS và EXO là 2 nhóm đang có vị trí thế vững chắc ở trong nước. Trong khi 9 chàng trai từ SM đã khẳng định vị thế của mình trong vài năm trở lại đây thì BTS đang được biết đến như một “nhóm nhạc toàn cầu”, sở hữu những kỷ lục ấn tượng về số lượng album, lượt view trên Youtube,…
BTS đang khẳng định được vị thế tại Hàn Quốc
Còn lại những nhóm nhạc khác như WINNER, Got7, Seventeen hay BTOB,.. đều đang trong quá trình gây dựng danh tiếng, kể cả khi họ đã có những sản phẩm thành công. Vì thế việc mở rộng thị trường ở Nhật lúc này là một chiến lược không cần thiết đối với đa số các boygroup từ gen 3, các công ty sẽ tập trung đầu tư cho họ về mặt quảng bá, concept, album,.. ở thị trường Hàn để gia tăng sự nổi tiếng.
Nhìn vào trường hợp của WINNER và iKON, cả hai nhóm khi ra mắt đều nhận được rất nhiều sự kỳ vọng và đạt được những thành tích mơ ước với tư cách tân binh, và rồi ngay sau đó YG đưa cả 2 nhóm sang Nhật để quảng bá, đồng nghĩa với việc biến mất gần như hoàn toàn ở trong nước. Khi thực hiện comeback ở Hàn, ngay lập tức cả WINNER và iKON đã nhận ngay những thất bại dường như đã được lường trước, đó là một bài học dành cho sự vội vã của YG và cũng là tấm gương dành cho các công ty khác.
WINNER dành 1 năm đầu trong sự nghiệp để hoạt động tại Nhật
Do đó, chỉ khi một boygroup đã có được vị thế nhất định ở Hàn Quốc, công ty chủ quản mới có thể bắt đầu nghĩ đến việc đưa “gà cưng” của mình tiếp cận thị trường Nhật Bản. Thậm chí, cho đến nay những EXO hay BTS cũng rất hạn chế hoạt động ở Nhật vì nhận thấy được những rủi ro nhất định có thể đem đến.
WINNER – (SENTIMENTAL) M/V
Tạm kết
Nhật Bản luôn là một trong những thị trường đầy tiềm năng đối với K-pop, sức ảnh hưởng từ những DBSK, BigBang ở đây là không thể bàn cãi. Tuy nhiên để một nhóm nhạc gen 3 có thể chập chững bước vào đây mà không gặp phải bất kỳ khó khăn nào dường như là không thể, do đó các công ty lựa chọn sự tập trung vào trong nước, và khi đầy đủ tiềm lực, sức hút và vị thế thì việc thay thế những DBSK, BigBang không phải là “viển vông”.
Theo Trí Thức Trẻ
Bán tháo theo Phố Wall, chứng khoán châu Á "đỏ lửa" phiên đầu tuần
Các thị trường chứng khoán chủ chốt ở khu vực châu Á đồng loạt giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, sau khi Mỹ và châu Âu công bố những số liệu kinh tế ảm đạm vào hôm thứ Sáu và xuất hiện một chỉ báo về nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Nỗi lo suy thoái kinh tế Mỹ đang phủ bóng lên kinh tế châu Á - Ảnh: Japan Times
Theo tin từ CNBC, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm thị trường Nhật Bản có lúc giảm hơn 1,6%, xuống mức thấp nhất trong 1 tuần.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 có thời điểm giảm hơn 3%, chỉ số Topix giảm trên 2,7% vào lúc đầu giờ giao dịch buổi chiều.
Trong phiên sáng, cả hai sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến của chứng khoán Trung Quốc cùng sụt trên 1%. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông sụt gần 1,8%.
Tại Seoul, chỉ số Kospi của chứng khoán Hàn Quốc có thời điểm giảm gần 1,7%. Chỉ số ASX 200 của chứng khoán Australia trượt hơn 1%.
Chỉ số SET của chứng khoán Thái Lan có lúc giảm 1% trong phiên sáng, đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tháng. Đây được xem là phản ứng của giới đầu tư sau khi có tin phe quân đội đang dẫn trước trong cuộc bầu cử diễn ra vào cuối tuần vừa rồi, đồng nghĩa với thủ lĩnh quân đội Prayuth Chan-Ocha nhiều khả năng sẽ tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng.
Phiên giảm này của chứng khoán châu Á nối tiếp phiên lao dốc mạnh vào hôm ngày thứ Sáu của chứng khoán Mỹ. Cả ba chỉ số chính ở Phố Wall giảm khoảng 2% sau khi các thống kê kinh tế từ Mỹ và châu Âu cho thấy hoạt động của các nhà máy tại hai nền kinh tế này suy giảm trong tháng 3. Trước đó trong tuần, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hạ dự báo triển vọng kinh tế nước này 2019.
Điều khiến giới đầu tư lo ngại hơn cả là đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ chuyển sang trạng thái đảo ngược - một chỉ báo cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sắp rơi vào suy thoái. Lần đầu tiên trong vòng hơn 1 thập kỷ, lợi suất tín phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 3 tháng cao hơn lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm.
Sự đảo ngược đường cong lợi suất đã được các nhóm chiến lược gia thuộc Commonwealth Bank of Ausstralia gọi là "diễn biến lớn nhất trên thị trường tài chính trong một khoảng thời gian", theo CNBC.
"Diễn biến trên thị trường trái phiếu là một hồi chuông cảnh báo lớn đối với bất kỳ ai đang cố gắng lạc quan về chứng khoán", một báo cáo của ngân hàng JPMorgan Chase nhận định.
Theo một mô hình dự báo của ngân hàng National Australia Bank, khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 10-18 tháng tới là 30-35%.
"Nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ đã tăng lên, và điều này sẽ khiến thị trường đặt ra khả năng FED hạ lãi suất", chiến lược gia Tapas Strickland của National Australia Bank ở London nhận xét.
Một mối lo lớn nữa của giới đầu tư chứng khoán toàn cầu ở thời điểm này là những rắc rối xung quanh việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Một loạt tờ báo Anh vào cuối tuần rồi đồn đoán Thủ tướng Theresa May có thể phải từ chức, trong khi làn sóng kêu gọi trưng cầu dân ý lại về Brexit, thậm chí là hủy Brexit đang gia tăng ở Anh.
Bên cạnh đó, giới đầu tư đang thận trọng trước thềm vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung tiếp theo diễn ra ở Bắc Kinh trong tuần này. Sau nhiều nỗ lực, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa tìm ra được giải pháp để xuống thang cuộc chiến thương mại song phương.
Bình Minh
Theo vneconomy.vn
Trước giờ giao dịch 26/3: Lưu ý thông tin về POW, VCS Theo BVSC, tỷ trọng danh mục tổng giai đoạn hiên tại nên được không chê tôi đa ở mức 30-35% cô phiêu. Biểu đồ nhiệt chứng khoán thế giới sáng 26/3. (Fivniz) Quốc tế Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số S&P 500 giảm 2,35 điểm tương đương 0,08% xuống 2.798,36 điểm. Cổ phiếu nhóm ngành công nghệ và tài...