Lí do các nghệ sĩ cứ phải dùng nghệ danh
Việc nghệ sĩ luôn dùng nghệ danh cũng khiến nhiều khán giả thắc mắc, phải chăng có lí do đặc biệt nào bên trong?
Nhiều khán giả đã quá quen thuộc với những tên tuổi như: Đông Nhi, Đàm Vĩnh Hưng, Lý Nhã Kỳ hay Bảo Thy trong làng giải trí. Tuy nhiên, đây đều không phải tên thật của các nghệ sĩ trên. Đa phần những ngôi sao khi bắt đầu hoạt động trong giới giải trí đều sẽ dùng nghệ danh thay vì tên trong khai sinh của mình. Điều này cũng khiến nhiều công chúng tò mò, lí do thật sự để họ làm vậy là gì?
Tên thật của Bảo Thy và Lý Nhã Kỳ lần lượt là Trần Thị Thúy Loan và Trần Thị Thanh Nhàn.
Đặt nghệ danh để thăng tiến trong sự nghiệp
Ở showbiz Việt, Đông Nhi có lẽ là một trong những người từng khiến dân tình bàng hoàng nhất về tên thật. Theo đó, tên trong khai sinh của nữ ca sĩ là Mai Hồng Ngọc. Vì quá quen thuộc với tên Đông Nhi nên nhiều fan thắc mắc về tấm thiệp cưới của cô lại in tên Mai Hồng Ngọc khiến bà xã Ông Cao Thắng gặp tình huống dở khóc dở cười.
Nữ ca sĩ hay dùng tên thật để trêu ông xã và fan.
Đa phần các nghệ sĩ luôn quan niệm rằng việc sử dụng nghệ danh sẽ mang lại may mắn trên con đường nghệ thuật của mình. Có những ngôi sao rất kĩ càng trong việc lựa chọn nghệ danh sao cho vừa hay, vừa dễ nhớ lại vừa có ý nghĩa tốt về tài vận. Bên cạnh đó cũng có một số nghệ sĩ chỉ tình cờ phát hiện ra một biệt danh đặc biệt nào đó, rồi dùng nó làm nghệ danh.
Nghệ danh của Noo Phước Thịnh xuất phát từ việc tên ở nhà của anh là Noo.
Đàm Vĩnh Hưng từng tiết lộ rằng tên thật của anh là Huỳnh Minh Hưng. Thế nhưng, cái tên này lại không mang lại nhiều may mắn cho nam ca sĩ ở lĩnh vực ca hát. Anh đã từng thay đổi nghệ danh nhiều lần để “lấy hên”, chỉ đến khi cái tên Đàm Vĩnh Hưng xuất hiện thì sự nghiệp giải trí của anh mới bắt đầu khởi sắc.
Mr. Đàm từng trải qua nhiều lần đổi tên để lấy vận.
Cũng có nhiều khán giả thắc mắc về nghệ danh đặc biệt của Sơn Tùng M-TP. Thực tế, tên thật của anh là Nguyễn Thanh Tùng. Được biết, khi chính thức bước chân vào giới giải trí, ekip của anh đã ngồi lại với nhau để bàn bạc và quyết định dùng nghệ danh này. Sơn Tùng có thể hiểu là cây tùng mọc trên núi, mang ý nghĩa không ngừng vươn xa. Còn M-TP là viết tắt cho cụm Music – Tài năng – Phong cách, vốn là nghệ danh được nam ca sĩ dùng từ khi còn là học sinh.
Sơn Tùng không chỉ là nghệ danh mà nay còn là thương hiệu riêng.
Không chỉ sao Việt, các nghệ sĩ quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Singapore đều thường sử dụng nghệ danh. Ở K-pop, V (BTS) hẳn là cái rất quen thuộc với khán giả, tên thật của nam idol này là Kim Taehyung. Anh từng chia sẻ rằng nghệ danh V được lấy cảm hứng từ chữ Victory (chiến thắng), vì mong muốn mang đến những bức phá trên con đường âm nhạc của anh.
V là cái gắn liền với sự nghiệp của anh chàng.
Luôn phải có nghệ danh để không bị trùng với người khác
Nếu là một người theo dõi showbiz, sẽ dễ nhận thấy có nhiều nghệ sĩ mang tên “na ná” nhau. Đó là lí do họ luôn cần phải có một nghệ danh riêng biệt. Việc tạo dấu ấn trong lòng khán giả rất quan trọng, bên cạnh khẳng định thực lực diễn xuất hay ca hát thì các ngôi sao phải cần có một cái tên khác biệt và dễ nhớ.
Diễm My 9x phải thêm kí tự vào sau tên để phân biệt với đàn chị Diễm My.
Một ví dụ điển hình cho việc này là nghệ sĩ Ốc Thanh Vân, cô tên đầy đủ là Phạm Thị Thanh Vân. Song trong giới Vbiz lại có đến 2 nghệ sĩ dùng tên này là Phi Thanh Vân và Ngô Thanh Vân. Vì bản thân cô cũng có sở thích ăn ốc, nên nữ nghệ sĩ đã dùng chữ này trong nghệ danh của mình để tạo điểm khác biệt. Lâu dần khán giả thường gọi cô là “nàng Ốc”.
Nghệ danh Ốc Thanh Vân càng giúp sự nghiệp của cô phát triển hơn trước.
Ở Hàn Quốc, cũng có rất nhiều trường hợp các idol bị trùng tên thật. Trong đó có thể kể đến Chaeyoung của TWICE và Rosé (BLACKPINK). Thật ra tên trong khai sinh của Rosé là Park Chaeyoung, nhưng cô nàng lại có tên tiếng anh là Roseanne. Để tạo điểm khác biệt, main vocal của BLACKPINK quyết định dùng nghệ danh Rosé khi debut.
Nếu Rosé dùng tên thật hoạt động thì sẽ càng dễ tạo sự nhầm lẫn với người hâm mộ.
Không chỉ mang lại những ý nghĩa về mặt may mắn, nghệ danh còn là thứ để khán giả ghi nhớ các nghệ sĩ. Bởi thế, nhiều ngôi sao cũng liên tục thay đổi nghệ danh của mình để tìm kiếm bước tiến vượt bậc trong sự nghiệp.
Loạt nghệ sĩ tham gia show 'Nối vòng tay lớn'
Hàng chục nghệ sĩ hai miền Bắc, Nam hát trong đêm nhạc trực tuyến "Nối vòng tay lớn", kêu gọi cổ vũ tinh thần vượt đại dịch, dự kiến tối 26/9.
Chương trình do Quang Dũng đạo diễn, Trần Mạnh Tuấn làm giám đốc âm nhạc. Dàn nghệ sĩ gồm Tạ Minh Tâm, Thanh Ngân, Thanh Lam, Vân Khánh, Lê Tứ, vợ chồng Cẩm Vân - Khắc Triệu, Hồng Nhung, TLinh, Đức Tuấn, Tùng Dương, Thanh Bùi, Hà Lê, Lân Nhã, Mỹ Anh... Chương trình cũng quy tụ các đơn vị nghệ thuật như Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông sen, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang...
Trần Mạnh Tuấn: "Bệnh viện dã chiến là sân khấu đặc biệt của đời tôi".
Ông Nguyễn Trung Trực - đại diện ban tổ chức - cho biết show lấy tên Nối vòng tay lớn (Trịnh Công Sơn) với thông điệp cả nước dốc sức, chung lòng vượt qua Covid-19. Ông Trực nói: "Mỗi nghệ sĩ đảm nhận một đầu cầu, kết nối bằng các tiết mục. Họ còn là người kể chuyện, chia sẻ những tâm tư về lực lượng tuyến đầu, người dân, đội ngũ tình nguyện...". Chương trình do Sở Văn hóa và Thể thao cùng tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) và quỹ Trịnh Công Sơn phối hợp tổ chức. Người thân cố nhạc sĩ phụ trách một phần khâu tổ chức, không lấy tiền tác quyền để hỗ trợ sự kiện.
Trong kịch bản ban đầu, nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn đứng trước Nhà hát TP HCM, thổi saxophone bài Huyền thoại mẹ (Trịnh Công Sơn), tri ân những người mẹ làm bác sĩ, y tá. Do anh đột quỵ hôm 17/8, phải điều trị gần một tháng qua, ban tổ chức thay thế tiết mục khác. Trần Mạnh Tuấn sẽ góp mặt nếu sức khỏe cho phép.
Ban tổ chức kỳ vọng sự kiện phát huy được chức năng của âm nhạc - "liều thuốc" tinh thần giúp người dân vượt qua nỗi sợ dịch bệnh. Trong đại dịch, người dân ở các nước Italy, Pháp, Tây Ban Nha... hàng ngày ra ban công chơi nhạc, cùng tạo nên "dàn giao hưởng".
Hồng Nhung (trái) và Thanh Lam sẽ góp mặt trong đêm nhạc "Nối vòng tay lớn".
Vài tháng qua, các nghệ sĩ trong nước tham gia nhiều đêm nhạc cổ vũ tinh thần bệnh nhân, y bác sĩ. Họ cũng hưởng ứng phong trào sáng tác ca khúc gợi cảm hứng lạc quan, được khán giả đón nhận như: Sài Gòn ơi! Xin lỗi, cảm ơn (Tuấn Hưng - Khắc Việt), Cô Vi đi xa (Dế Choắt), Gửi vô Nam (Ánh Tuyết), Sài Gòn tôi thương (Xuân Phước - Quốc Vũ)... Ngoài biểu diễn văn nghệ, họ hỗ trợ các y bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm cho người tại địa điểm bị phong tỏa, tham gia công việc hậu cần ở khu cách ly, bệnh viện dã chiến như: cắt tóc, tặng lương thực, nhu yếu phẩm...
Nhạc sĩ Quốc Trung: Nghệ sĩ cũng giống như bác sĩ "Nghệ sĩ và khán giả: Ai nuôi ai?" là chủ đề gây tranh cãi trên không gian mạng thời gian gần đây. Trước tiên cần phải xác định nghệ thuật là một nghề, giống như bao nghề nghiệp khác. Nghệ sĩ cũng giống như bác sĩ - đều phải có bằng cấp, phải được đào tạo chuyên môn cao và bồi dưỡng nghiệp...