LHQ vận động chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam
Ưu tiên cao nhất của Liên hợp quốc là hỗ trợ Việt Nam ứng phó với Covid-19, tham gia vận động vắc xin thông qua Cơ chế COVAX và hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Chiều ngày 12/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Chủ tịch nước chúc mừng Kamal Malhotra đã hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ, đồng hành và hợp tác quý báu của các tổ chức Liên hợp quốc đối với Việt Nam trong suốt hơn bốn thập kỷ qua và vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác giữa hai bên ngày càng phát triển sâu rộng.
Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn những đóng góp quý báu và hỗ trợ thiết thực của các tổ chức Liên hợp quốc, trong đó có cá nhân ông Kamal Malhotra, trong hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập, nâng cao vai trò và vị thế trên trường quốc tế. Chủ tịch nước đặc biệt đánh giá cao vai trò tích cực của các tổ chức Liên hợp quốc trong hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19 thông qua nhiều hình thức khác nhau, từ nghiên cứu, đánh giá tác động về kinh tế – xã hội của đại dịch Covid-19 đến tư vấn chính sách, đặc biệt là tham gia vận động vắc-xin cho Việt Nam qua chương trình COVAX, hỗ trợ vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị trong thời gian tới Liên hợp quốc tiếp tục có các tư vấn chính sách kịp thời, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam, trong đó ưu tiên hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tận dụng tốt nhất cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, bền vững hơn, bao trùm hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau, phù hợp với xu thế quốc tế, hướng tới hiện thực hóa khát vọng về phát triển đất nước mà Đại hội Đảng XIII đã đề ra.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước một lần nữa khẳng định Việt Nam coi trọng chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế và ủng hộ Liên hợp quốc tiếp tục phát huy vai trò trung tâm trong thúc đẩy tình đoàn kết và sự hợp tác giữa các quốc gia để giải quyết các thách thức toàn cầu, gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế và thúc đẩy sự thịnh vượng trên thế giới. Đồng thời, Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc, tiếp tục đóng góp một cách chủ động, tích cực, có trách nhiệm tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, các cam kết theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Hỗ trợ tối đa cho Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19
Về phần mình, thay mặt các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ và hỗ trợ của các ban, bộ, ngành và cơ quan Việt Nam dành cho cá nhân ông và các tổ chức Liên hợp quốc trong thời gian ông công tác tại Việt Nam, giúp ông hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ông Kamal Malhotra nhấn mạnh các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam mong muốn hỗ trợ Việt Nam thực hiện các ưu tiên phát triển trong nước cũng như nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Do đó, bên cạnh các hoạt động hợp tác, hỗ trợ về phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), thời gian qua, các tổ chức Liên hợp quốc đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực hỗ trợ Việt Nam trên các lĩnh vực phụ nữ, hòa bình và an ninh, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình và đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2020-2021).
Ông Kamal Malhotra cũng chia sẻ ưu tiên cao nhất của các tổ chức Liên hợp quốc hiện nay là hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19, đặc biệt là tham gia vận động vắc xin thông qua Cơ chế COVAX và hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin để Việt Nam có thể tự chủ về vắc xin, hỗ trợ vật tư, y tế và tư vấn chính sách phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Đến nay, cơ chế COVAX đã hỗ trợ Việt Nam gần 10 triệu liều vắc xin, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các nguồn cung cấp vắc xin tại Việt Nam hiện nay.
Ông Kamal Malhotra cũng khuyến nghị Việt Nam tập trung ưu tiên tiêm vắc xin cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền, cố gắng tiêm ít nhất một mũi vắc xin cho nhiều người nhất có thể.
Nhân dịp này, ông cũng chia sẻ bản thân đã nhiều lần tới Việt Nam trên các vai trò khác nhau, nhưng đảm nhiệm vị trí Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc trong gần 05 năm qua là công việc vinh dự nhất và mang lại cho ông nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc khẳng định Việt Nam ngày càng có vai trò, tiếng nói quan trọng tại Liên hợp quốc do sự tham gia, đóng góp chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc. Ông Kamal Malhotra cam kết các tổ chức Liên hợp quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước và cá nhân ông sau này cũng sẽ tiếp tục yêu mến và ủng hộ Việt Nam.
Việt Nam, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng
Việt - Ấn ký thỏa thuận hợp tác công nghiệp quốc phòng tại hội đàm cấp cao, bày tỏ hài lòng với dự án đóng tàu tuần tra cho Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm nay đồng chủ trì Hội đàm cấp cao trực tuyến Việt Nam - Ấn Độ, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Modi đã thông qua "Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam - Ấn Độ về Hòa bình, Thịnh vượng và Người dân" để định hướng phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước trong những năm tới. Các bộ ngành hai nước ký 7 văn kiện và công bố 3 chương trình hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, hạt nhân dân sự, dầu khí, năng lượng sạch, y tế, hợp tác phát triển, bảo tồn di sản và giao lưu văn hoá.
Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về kết quả triển khai thành công dự án đóng tàu tuần tra cao tốc cho Bộ đội Biên phòng Việt Nam bằng gói tín dụng quốc phòng 100 triệu USD của Ấn Độ và việc chuyển giao tàu đã hoàn thành cho Việt Nam, hạ thuỷ các tàu sản xuất tại Ấn Độ, đặt ky các tàu sản xuất tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Modi ngày 21/12. Ảnh: Bộ Ngoại giao .
Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giai đoạn 2021-2023.
Hợp tác quốc phòng và an ninh được coi là trụ cột trong quan hệ song phương. Hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy, phát huy các cơ chế tham vấn, đối thoại, mở rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng, huấn luyện và phối hợp trong các hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc, đẩy mạnh hợp tác ứng phó các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Hai Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, kêu gọi thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Các nhà lãnh đạo EU bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã gửi thư chúc mừng tới Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chủ tịch Hội...