LHQ thúc đẩy bồi thường tài chính liên quan chế độ nô lệ
Ngày 19/9, Liên hợp quốc (LHQ) cho rằng các quốc gia có thể cân nhắc bồi thường tài chính cùng với các biện pháp khác để bù đắp cho cảnh sống nô lệ của người gốc Phi, dù các thủ tục pháp lý phức tạp vì thời gian trôi qua đã lâu cũng như khó xác định thủ phạm và nạn nhân.
Một báo cáo của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh chưa có quốc gia nào tính toán toàn diện về quá khứ và giải quyết hậu quả để lại từ tình trạng nô lệ liên quan khoảng 25 triệu-30 triệu người gốc Phi trong hơn 400 năm.
Báo cáo nêu rõ theo luật nhân quyền quốc tế, việc bồi thường cho bất kỳ thiệt hại nào có thể đánh giá được về mặt kinh tế, phù hợp và tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và tùy từng trường hợp, đều có thể xác định là hình thức đền bù. Đối với những sai lầm mang tính lịch sử và những tổn hại là hệ quả của chủ nghĩa thực dân và nô lệ, việc đánh giá thiệt hại kinh tế có thể vô cùng khó khăn do thời gian trôi qua đã lâu đồng thời khó xác định thủ phạm và nạn nhân. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh rằng khó khăn trong việc thực hiện bồi thường “không thể là cơ sở để phủ nhận sự tồn tại của các nghĩa vụ pháp lý cơ bản”.
Video đang HOT
Trong phần kết luận, báo cáo khuyến nghị các quốc gia nên cân nhắc nhiều biện pháp để giải quyết những hệ quả của chế độ nô lệ và thực dân, trong đó có việc theo đuổi công lý, bồi thường và thúc đẩy hòa giải.
Ý tưởng bồi thường liên quan chế độ nô lệ đã có từ lâu nhưng gần đây mới phát triển mạnh trên toàn thế giới trong bối cảnh các yêu cầu bồi thường tại châu Phi và các nước Caribe ngày càng tăng.
Tháng 7 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) cho rằng quá khứ buôn bán nô lệ của châu lục này đã gây “đau khổ khôn xiết” cho hàng triệu người, theo đó ngụ ý cần phải bồi thường vì “tội ác chống lại loài người” đó.
Xuất khẩu từ Latvia sang Nga và Belarus vẫn tiếp tục, bất chấp lệnh trừng phạt
Các công ty Latvia xuất khẩu hàng hóa sang Nga nhiều hơn trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp các lệnh trừng phạt.
Nhiều loại hàng hóa vẫn vào Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn LSM của Latvia, Cơ quan Thống kê Trung ương nước này ngày 28/8 đã công bố một danh sách bao gồm 169 nhà xuất khẩu sang Nga và 94 nhà xuất khẩu sang Belarus.
Những công ty trên đã cung cấp hàng hóa cho Nga và Belarus với tổng giá trị 560 triệu euro trong nửa đầu năm 2023.
Tập đoàn dược phẩm Grindex xuất khẩu sang Belarus nổi bật với doanh thu cao nhất trong danh sách trên. Một trong những công ty Latvia lớn nhất xuất khẩu sang Nga là công ty con Kalceks.
Trong báo cáo năm 2022, tập đoàn này tuyên bố rằng họ thu được hơn 70 triệu euro từ việc bán hàng tại thị trường Nga, chiếm 1/4 doanh thu của họ. Một công ty dược phẩm lớn khác của Latvia, Olainfarm, cũng tiếp tục xuất khẩu sang Nga, viện dẫn vấn đề nhân quyền quốc tế.
Tuyên bố của công ty nêu rõ: "Thuốc và sản phẩm y tế không nằm trong danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) hoặc các nước phương Tây khác và hiện không có kế hoạch hạn chế nào đối với các nhóm sản phẩm này".
Trước đó, Cơ quan Thống kê Trung ương Latvia đã từ chối công bố danh sách các công ty tiếp tục giao thương với Nga và Belarus trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đang diễn ra, với lý do bí mật thương mại.
Các cuộc điều tra của dự án phi nhà nước Verstka của Nga cho biết gần như tất cả hàng hóa bị trừng phạt vẫn tiếp tục "chảy vào" nước này, lên tới hàng tỷ USD. Do đó, EU vào tháng 7 vừa qua đã đưa ra gói trừng phạt mới nhằm mục đích lấp các lỗ hổng trong các lệnh trừng phạt hiện có đối với Nga và để ứng phó với tình trạng "lách trừng phạt" thông qua các nước thứ ba.
Tổng thư ký LHQ: Thế giới đang trong kỷ nguyên đa cực mới Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo rằng những chia rẽ đang làm suy yếu nền tảng của LHQ - nơi tất cả các quốc gia cùng hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: AP Theo hãng tin AP, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 20/7 cho rằng...