LHQ thông qua nghị quyết kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu
Ngày 22/5, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi hành động toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện nay.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh tư liệu: TTXVN
Theo đó, nghị quyết của ĐHĐ LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn trương hỗ trợ các quốc gia chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng an ninh lương thực thông qua các hành động phối hợp gồm cung cấp lương thực khẩn cấp, hỗ trợ tài chính, đẩy mạnh và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết kêu gọi thúc đẩy một hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc, cởi mở, không phân biệt đối xử và bình đẳng trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nghị quyết kêu gọi cộng đồng quốc tế, bao gồm Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), coi an ninh lương thực toàn cầu là ưu tiên hàng đầu trong các chương trình nghị sự và hỗ trợ các nỗ lực đa phương tìm kiếm các giải pháp hợp lý cho cuộc khủng hoảng.
Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ và các bên liên quan duy trì chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm, hỗ trợ nông dân thúc đẩy các mô hình sản xuất và chăn nuôi bền vững, đồng thời hạn chế tích trữ lương thực và hàng hóa.
Nghị quyết kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế tìm ra các giải pháp khẩn cấp, hợp lý và kịp thời để hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước vay nợ nhiều nhất, ứng phó với cuộc khủng hoảng an ninh lương thực, thông qua tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp xóa nợ, ưu đãi tài chính và các khoản viện trợ không hoàn lại.
Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên, LHQ, các tổ chức nhân đạo và phát triển và các tổ chức liên quan khác khẩn trương ứng phó, ngăn chặn và chuẩn bị cho tình huống mất an ninh lương thực toàn cầu trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến hàng triệu người. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia thành viên lưu ý lời kêu gọi về viện trợ nhân đạo khẩn cấp của LHQ nhằm hỗ trợ các quốc gia đang đối mặt với xung đột vũ trang, hạn hán và nạn đói.
Sri Lanka đề nghị IMF nhanh chóng hỗ trợ tài chính
Sri Lanka đã đề nghị Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhanh chóng hỗ trợ tài chính và thể chế tài chính này có thể cân nhắc đề nghị trên.
Người dân xếp hàng chờ mua thực phẩm bên ngoài một siêu thị ở Colombo, Sri Lanka, ngày 3/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên Twitter, trợ lý Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka, ông Shamir Zavahir, cho biết ngày 18/4, phái đoàn của nước này, do Bộ trưởng Tài chính Ali Sabry đứng đầu, đã khởi động đàm phán chính thức với IMF tại thủ đô Washington của Mỹ về chương trình mà Colombo hy vọng sẽ giúp tăng thêm dự trữ và thu hút tài chính để chi trả cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men.
Tại cuộc họp, Sri Lanka đã đề nghị cấp công cụ tài chính nhanh chóng nhằm giảm thiểu các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng hiện nay. Theo ông Zavahir, ban đầu giới chức IMF cho rằng nước này không đáp ứng tiêu chuẩn để được cấp hỗ trợ. Tuy nhiên, Ấn Độ sau đó cũng đưa ra đề nghị tương tự cho Sri Lanka và IMF có thể cân nhắc đề nghị này dựa trên tình hình thực tế hiện nay.
Sri Lanka đang tìm kiếm 3 tỷ USD trong những tháng tới từ nhiều nguồn, trong đó có IMF, Ngân hàng Thế giới và Ấn Độ để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay. Tuần trước, ngân hàng trung ương của Sri Lanka đã đình chỉ việc trả một số khoản nợ nước ngoài trong khi chờ cơ cấu lại.
Quốc đảo Sri Lanka đang phải chật vật với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất kể từ khi giành độc lập vào năm 1948. Người dân nước này thường xuyên sống trong cảnh bị cắt điện, thiếu lương thực cùng nhiên liệu và lạm phát tăng cao kỷ lục.
Trong 3 tháng qua, chỉ số chứng khoán chung Sri Lanka đã giảm tới 38%, trong khi đồng nội tệ của nước này trong một tháng qua mất giá hơn 35% so với đồng USD. Giữa lúc khủng hoảng leo thang, toàn bộ 26 Bộ trưởng trong Chính phủ Sri Lanka đã đồng loạt từ chức. Ngày 5/4, tân Bộ trưởng Tài chính Ali Sabry cũng đã từ chức chỉ một ngày sau khi được bổ nhiệm vị trí này. Ngày 8/4, đảng đối lập chính Samagi Jana Balawegaya (SJB) tại Sri Lanka đã yêu cầu chính phủ giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, nếu không sẽ phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Sri Lanka cũng đang đề nghị Ấn Độ và Trung Quốc tạm thời giãn nợ, nhưng cả hai nước này tuyên bố sẽ chỉ tăng tín dụng cho Colombo để mua hàng hóa của họ.
Trong khi đó, từ đêm 18/4, Tập đoàn dầu khí Ceylon của nhà nước Sri Lanka đã tăng giá nhiên liệu lên mức cao kỷ lục. Giá xăng Octane 92 tăng lên mức 338 Sri Lanka rupee (1,04 USD)/1 lít và giá dầu diesel tăng 64,2% lên mức 289 rupee.
Hội đồng châu Âu thông qua khoản tài chính hỗ trợ Ukraine ổn định kinh tế Hội đồng châu Âu ngày 21/2 xác nhận rằng cơ quan này đã hoàn tất quá trình thông qua khoản hỗ trợ tài chính vĩ mô trị giá 1,2 tỷ euro (khoảng 1,36 tỷ USD) dành cho Ukraine. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kiev, Ukraine. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Tuyên bố của Hội đồng châu Âu có đoạn:...