LHQ nỗ lực tái khởi động tiến trình chính trị ở Libya
Theo truyền thông Bắc Phi, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề chính trị và kiến tạo hòa bình Rosemary DiCarlo dự kiến sẽ đến thăm Libya từ ngày 8-11/9 để gặp gỡ các bên liên quan chủ chốt ở quốc gia này.
Phóng viên TTXVN tại khu vực cho biết, theo lịch trình, bà DiCarlo sẽ thảo luận với các phe phái của Libya về cách thức hỗ trợ các nỗ lực của Libya và cộng đồng quốc tế nhằm tái khởi động tiến trình chính trị, với mục tiêu khôi phục hòa bình, ổn định và thống nhất ở Libya.
Chuyến thăm Libya của Phó Tổng thư ký LHQ diễn ra vào thời điểm Phái bộ Hỗ trợ LHQ (UNSMIL) đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng liên quan đến vấn đề quản lý Ngân hàng Trung ương Libya (CBL).
Quang cảnh bên ngoài Ngân hàng Trung ương Libya ở Tripoli, ngày 26/8/2024. Ảnh: Reuters/TTXVN
Tuần trước, UNSMIL tổ chức đàm phán giữa đại diện của Hạ viện Libya, Hội đồng Cấp cao Nhà nước Libya (HCS) và Hội đồng Tổng thống Libya. Các đại diện từ Hạ viện Libya và HCS nhất trí cần thêm 5 ngày, đến ngày 9/9, để hoàn tất các cuộc tham vấn về tình trạng của CBL. Hai bên tái khẳng định cam kết đối với các điểm đã thỏa thuận tại các cuộc đàm phán được tổ chức trong hai ngày 2-3/9, đồng thời nhấn mạnh mọi biện pháp cần thiết sẽ được thực thi để bổ nhiệm một thống đốc và một hội đồng quản trị cho CBL trong vòng 30 ngày kể từ ngày đạt được thỏa thuận.
Cuộc khủng hoảng mới nhất ở Libya xảy ra khi chính quyền ở miền Tây Libya quyết định cách chức Thống đốc CBL Sadiq Al-Kabir vào tháng trước và thay thế ông Al-Kabir bằng một hội đồng, khiến chính quyền ở miền Đông quyết định phong tỏa toàn bộ hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Libya.
CBL là cơ quan hợp pháp duy nhất quản lý nguồn doanh thu dầu mỏ của Libya và trả lương cho các công chức nhà nước trên cả nước. Nếu cuộc tranh giành quyền kiểm soát CBL kéo dài, tất cả các khoản lương của công chức nhà nước, hoạt động chuyển khoản giữa các ngân hàng và thư tín dụng cần thiết cho hoạt động nhập khẩu sẽ trở nên bất khả thi. Tất cả những điều này sẽ khiến nền kinh tế và hoạt động thương mại quốc tế của Libya bị đóng băng.
Nguyễn Trường (TTXVN)
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn về căng thẳng leo thang ở Trung Đông
Chiều 5/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp khẩn cấp theo đề nghị của Nga, trong bối cảnh chiến sự tại Dải Gaza tiếp tục lan rộng ra khắp Trung Đông và có nguy cơ dẫn tới những hậu quả thảm khốc đối với hòa bình và an ninh thế giới.
Quang cảnh phiên họp Hội đồng Bảo an LHQ về tình hình Trung Đông ở New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách chính trị và kiến tạo hòa bình Rosemary DiCarlo cảnh báo các vụ tấn công gia tăng tại nhiều nơi ở Trung Đông đang khiến nguy cơ tính toán sai lầm thêm cận kề, đồng thời hối thúc hành động khẩn cấp để hạ nhiệt căng thẳng. Bà Rosemary cho hay Tổng thư ký LHQ António Guterres đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ căng thẳng quân sự leo thang và tính toán sai lầm kể từ khi xung đột giữa phong trào Hamas và Israel đẩy khu vực này vào "chảo lửa". Theo quan chức LHQ, các vụ tấn công diễn ra gần như hằng ngày trên khắp Trung Đông, trong đó có khoảng 165 vụ tấn công vào các cơ sở Mỹ ở Syria và Iraq, châm ngòi cho chiến dịch không kích đáp trả của Mỹ nhằm vào hai nước này.
Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Zhang Jun tuyên bố lịch sử đã chứng minh rằng sử dụng các biện pháp quân sự sẽ không mang lại bất kỳ giải pháp nào cho những căng thẳng ở Trung Đông. Ông Zhang Jun hối thúc các bên liên quan kiềm chế, tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, chấm dứt các hành động quân sự phi pháp và không để tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát. Theo nhà ngoại giao Trung Quốc, mấu chốt của vấn đề hiện nay là chưa có một lệnh ngừng bắn ở Gaza, nhấn mạnh mọi quốc gia cần phải cam kết theo đuổi mục tiêu chung là đảm bảo ổn định khu vực.
Về phần mình, Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Vương quốc Anh tại LHQ Barbara Woodward tuyên bố Anh "hoàn toàn ủng hộ" mọi nỗ lực nhằm đảm bảo và duy trì hòa bình-an ninh quốc tế, trong đó có hòa bình và an ninh ở Iraq, Syria.
Nguồn cung dầu thế giới sẽ giảm sau diễn biến mới ở Libya Hàng loạt mỏ dầu ở Libya đã bị đóng cửa vào ngày 28/8 khi hoạt động sản xuất tại mỏ Sarir gần như ngưng trệ hoàn toàn. Một cơ sở lọc dầu tại thị trấn Ras Lanuf, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN Hàng loạt mỏ dầu ở Libya đã bị đóng cửa vào ngày 28/8 khi hoạt động sản xuất tại mỏ Sarir gần như...