LHQ nỗ lực ngăn chặn bệnh dịch lây từ động vật sang người
Tổ chức y tế thế giới (WHO) ngày 19/5 cho biết đã cùng 3 tổ chức quốc tế khác thành lập một nhóm chuyên gia, có nhiệm vụ lên kế hoạch trên quy mô toàn cầu nhằm ngăn chặn bệnh dịch lây lan từ động vật sang người.
Đây là sáng kiến được Pháp và Đức đưa ra hồi cuối năm 2020, nhóm chuyên gia này đã có buổi họp đầu tiên ra mắt trong tuần này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đưa thú cưng tới sân bay quốc tế Los Angeles, Mỹ ngày 5/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WHO, nhóm chuyên gia này sẽ khuyến cáo WHO, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Thú y Thế giới và Chương trình Môi trường LHQ về việc đánh giá rủi ro, cũng như đưa ra khung giám sát và thực hiện nhằm ngăn chặn và chuẩn bị cho sự bùng phát dịch bệnh lây từ động vật sang người.
Nhóm chuyên gia cũng sẽ cân nhắc nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn trong sản xuất và phân phối lương thực, đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch và thương mại quốc tế, cũng như các hoạt động dẫn đến mất đa dạng sinh học và khí hậu.
Theo kế hoạch, nhóm chuyên gia sẽ đưa ra khuyến nghị đầu tiên vào cuối năm nay. Đại dịch COVID-19 toàn cầu được cho là bắt nguồn từ mạng lưới buôn bán động vật hoang dã ở Trung Quốc và Đông Nam châu Á. Thống kê của WHO cho thấy 3/4 số các bệnh truyền nhiễm đang nổi lên bắt nguồn từ động vật.
Slovakia ban bố tình trạng khẩn cấp
Slovakia ngày 30/9 thông báo nước này đã ghi nhận thêm 567 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất từ trước tới nay tại Slovakia kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bratislava, Slovakia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng, Chính phủ Slovakia đã ban bố tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực từ ngày 1/10. Biện pháp này sẽ kéo dài trong 45 ngày, giúp chính phủ có nhiều quyền hạn hơn nhằm thực thi các biện pháp quyết liệt hơn để đối phó hiệu quả với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, biện pháp này không có nghĩa Slovakia sẽ quay trở lại biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, được áp đặt khi mới bắt đầu xảy ra đại dịch.
Tính đến nay, quốc gia Trung Âu gồm 5,5 triệu dân này ghi nhận 10.141 ca mắc COVID-19, trong đó có 48 ca tử vong.
* Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo giai đoạn khó khăn phía trước khi số ca nhiễm COVID-19 đang trên đà tăng trở lại và mùa Đông đến gần.
Phát biểu tại Hạ viện, Thủ tướng Merkel nêu rõ cho đến nay Đức đã ứng phó với đại dịch khá tốt nhờ trách nhiệm của người dân trong những tháng qua. Tuy nhiên, khi mùa Đông tới cũng là thời điểm nhiều dịch bệnh khác có thể bùng phát, nên trước mắt vẫn là giai đoạn khó khăn.
* Trong khi đó, Bộ Y tế Sri Lanka thông báo số ca nhiễm tại nước này đã tăng lên tới hơn 3.300 người, sau khi ghi nhận thêm 11 ca mới tại các trung tâm cách ly tập trung. Tính đến nay, tổng cộng 3.374 người đã mắc COVID-19 tại quốc gia Nam Á này, trong đó có 3.230 người đã bình phục và 13 người tử vong.
Chính phủ Sri Lanka đã yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm hướng dẫn y tế tại toàn bộ trường học, văn phòng và địa điểm công cộng. Kể từ tháng 3 vừa qua, các sân bay quốc tế tại nước này vẫn đang phải đóng cửa, và du khách nước ngoài chưa được phép nhập cảnh.
Anh khởi động lại các hoạt động ăn uống và vui chơi trong nhà Người dân Anh sẽ có thể ăn uống ở các địa điểm có không gian rộng trong nhà từ tuần tới. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN Thông báo trên được đưa ra khi giới chức y tế của Vương quốc Anh nhất trí hạ mức cảnh báo năm bậc, từ mức 4 hiện nay,...