LHQ: Nợ công toàn cầu năm 2022 cao kỷ lục
Nợ công toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục 92.000 tỷ USD vào năm 2022 khi các chính phủ phải vay tiền nhiều hơn để ứng phó với các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19, gánh nặng đặc biệt cao với các nước đang phát triển.
Theo báo cáo nợ công toàn cầu được Liên hợp quốc công bố ngày 12/7, nợ công trong nước và nợ nước ngoài trên toàn thế giới đã tăng hơn 5 lần trong 2 thập kỷ qua, vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng 3 lần tính từ 2002. Báo cáo được công bố trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong các ngày 14 – 18/7.
Các khoản nợ của các nước đang phát triển chiếm 30% nợ công toàn cầu. Trong đó, 70% là các khoản nợ của Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. 59 quốc gia đang phát triển có thể chứng kiến tỷ lệ nợ công/GDP trên 60% – ngưỡng thể hiện mức nợ công cao.
Báo cáo của LHQ nêu rõ nợ công đã trở thành gánh nặng đáng kể cho các nước đang phát triển do thiếu tiếp cận tài chính, lãi suất tăng, đồng nội tệ mất giá và tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Hơn nữa, cầu trúc tài chính quốc tế khiến việc tiếp cận tài chính của các nước đang phát triển vừa không phù hợp vừa đắt đỏ, dẫn chứng các khoản thanh toán lãi suất nợ công ròng đã vượt 10% doanh thu của 50 nền kinh tế mới nổi toàn cầu.
Tại châu Phi, khoản thanh toán lãi suất cao hơn chi phí cho giáo dục hoặc y tế, với 3,3 tỷ người sống tại các nước chi nhiều cho việc trả lãi nợ công cho đầu tư vào giáo dục hoặc y tế. Báo cáo cho rằng các nước đang đứng trước lựa chọn khó khăn giữa trả nợ công hoặc phục vụ người dân.
LHQ kêu gọi các chủ nợ quốc tế nới rộng các điều kiện tài chính, với các biện pháp như tăng tiếp cận tài chính cho các nước đang chịu áp lực nợ công.
IMF: Trung Quốc nhất trí lập hội nghị bàn tròn về nợ công toàn cầu
Ngày 15/12, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva cho biết Trung Quốc đã nhất trí thiết lập hội nghị bàn tròn về nợ công toàn cầu, với sự tham gia của nhiều thành phần trong đó có chủ nợ khu vực tư nhân.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại môt cuộc họp báo ở Washington, DC. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Phát biểu tại một sự kiện của IMF, bà Georgieva đã bày tỏ lạc quan về triển vọng giải quyết các vấn đề nợ chính mà những nước thu nhập thấp hoặc trung bình đang đối mặt, sau cuộc họp cấp cao với các quan chức Trung Quốc vào tuần trước. Bà khẳng định đã có cuộc trao đổi mang tính xây dựng với giới chức Trung Quốc về vấn đề nợ. Cuộc thảo luận đã đạt được một số tiến bộ.
Hai bên đã nhất trí về tầm quan trọng của việc lập hội nghị bàn tròn cấp cao nhất về nợ công toàn cầu, với Ngân hàng thế giới (WB), IMF, nước Chủ tịch Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) chịu trách nhiệm chủ trì. Theo bà, sẽ không có giải pháp cho rủi ro mang tính hệ thống nếu các bên liên quan không cùng nhau thảo luận. Đề xuất hội nghị bàn tròn sẽ mang lại một cấu trúc giúp cải thiện tiến trình giải quyết nợ và tránh một cuộc khủng hoảng nợ mang tính hệ thống.
Hiện chưa có thêm thông tin về hội nghị này cũng như thời điểm sẽ diễn ra.
Tuần trước, bà Georgieva, Chủ tịch WB David Malpass và lãnh đạo các thể chế tài chính khác đã có cuộc gặp với các quan chức của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, EXIM Bank tại tỉnh An Huy của nước này.
Thủ tướng Nga khẳng định nền kinh tế phục hồi ổn định Kinh tế Nga đang phục hồi ổn định, với tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 5 tháng đầu năm nay đạt 0,6%. Tuyên bố trên được Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đưa ra trong cuộc họp với Tổng thống Vladimir Putin ngày 5/7. Thủ tướng Mikhail Mishustin phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Thủ tướng Mishutin nhấn mạnh nền...