LHQ lo ngại về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sahel
Ngày 10/1, Liên hợp quốc (LHQ) đã bày tỏ lo ngại về tình hình an ninh lương thực ở Sahel do số người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực “nghiêm trọng” trong khu vực đã tăng thêm hơn 5 triệu người.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại phiên họp của Đại hội Đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ngày 8/12/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo cáo do Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres trình bày trước Hội đồng Bảo an, cuộc khủng hoảng lương thực tại Sahel đã trở nên trầm trọng hơn do tình trạng thiếu lúa mì và phân bón, mất an ninh khu vực và hậu quả ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Hậu quả là hơn 18,6 triệu người đang phải sống trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng hơn 5,6 triệu người so với báo cáo trước đó vào tháng 6/2022. Báo cáo về tình hình ở Tây Phi và Sahel cũng chỉ rõ tình hình này đã trở nên rất nghiêm trọng đối với 2,1 triệu người, trong đó các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Burkina Faso, Niger và Nigeria.
LHQ nhận định tình hình nhân đạo ở khu vực trung tâm Sahel càng trở nên tồi tệ hơn do giá lương thực và năng lượng tăng, các thảm họa khí hậu, mưa lớn, lũ lụt và ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, tình trạng an ninh cũng hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ nhân đạo. Phó Đặc phái viên của Văn phòng LHQ tại Tây Phi và vùng Sahel, bà Giovanie Biha cho biết hình an ninh đã xấu đi ở phần lớn khu vực Tây Phi và vùng Sahel bất chấp những nỗ lực của lực lượng an ninh quốc gia và các đối tác quốc tế.
Bà Biha nêu rõ trong 6 tháng qua, hơn 10.000 trường học trên khắp khu vực Sahel đã phải đóng cửa, khiến hàng triệu trẻ em không thể tiếp tục cắp sách đến trường. Thêm gần 7.000 trung tâm y tế buộc phải tạm ngừng hoạt động, do các nhóm vũ trang, phần tử cực đoan và mạng lưới tội phạm gây bất ổn an ninh.
Khu vực Sahel tiếp tục đối mặt với những thách thức đa chiều, những thách thức về an ninh và nhân đạo ở mức độ chưa từng có, bất ổn chính trị – xã hội càng trầm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực và cuộc xung đột ở Ukraine. Bà nhấn mạnh trước tình hình này, LHQ sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác khu vực và quốc tế để củng cố hòa bình, an ninh ở Tây Phi và vùng Sahel.
Xung đột Nga - Ukraine đã tác động và làm bộc lộ những vấn đề gì ở châu Á trong năm 2022
Ukraine có thể cách xa châu Á nửa vòng Trái đất, nhưng cuộc xung đột ở đây đã tác động mạnh đến khu vực này theo rất nhiều cách, đồng thời làm lộ rõ sự phụ thuộc và tính dễ bị tổn thương của một số quốc gia châu Á.
Tác động tới quan hệ với Nga
Theo tờ Nikkei Asia, sau khi Nga bị phương Tây trừng phạt vì chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, quan hệ giữa Nga và một số quốc gia châu Á đã thay đổi. Trong khi Nga rời xa các nước áp đặt trừng phạt mình như Nhật Bản, Singapore thì nước này đã thắt chặt quan hệ hơn với một số quốc gia châu Á.
Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Myanmar là thành viên duy nhất công khai bày tỏ ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Một doanh nhân Myanmar nói với tờ Nikkei Asia tại một diễn đàn ở Naypyitaw: Ngày càng có nhiều người Nga quan tâm đến giao dịch với Myanmar, trong đó có cả các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt kể từ khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã làm tăng chi phí thương mại quốc tế.
Video đang HOT
Diễn đàn nói trên ở Myanmar trùng hợp với chuyến thăm của ông Maxim Reshetnikov, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga. 100 công ty Nga và 200 công ty Myanmar đã tham gia diễn đàn và thảo luận về hợp tác trong các lĩnh vực gồm sản xuất, năng lượng, du lịch và tài chính.
Với Thái Lan, quốc gia này không tham gia trừng phạt Nga, kêu gọi hòa bình, đồng thời cố gắng khôi phục các liên kết kinh tế.
Trước COVID-19, Nga là nguồn khách du lịch lớn thứ tư của Thái Lan, khi đón tới 1,48 triệu du khách Nga vào năm 2019 nhờ thị thực 30 ngày miễn phí. Vào tháng 10, hãng hàng không Nga Aeroflot đã nối lại các dịch vụ đến đảo Phuket ở miền Nam Thái Lan. Trên 44.000 người Nga đã vào Thái Lan trong tháng đó, nhiều hơn cả khách từ Australia hoặc Nhật Bản.
Về phần mình, Ấn Độ đã tránh lên án Nga một cách rõ ràng. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã trực tiếp nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng đây không phải là thời đại của chiến tranh và đã nhiều lần kêu gọi đối thoại. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đã được hưởng lợi khi có thể mua dầu thô giảm giá của Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Lượng nhập khẩu dầu từ Nga vào Ấn Độ đã tăng vọt sau xung đột ở Ukraine, bất chấp chỉ trích của các nước châu Âu.
Theo sau Ấn Độ, gần đây có thông tin cho rằng quốc gia đang gặp khó khăn về tài chính là Pakistan sẽ mua tới 4,3 triệu tấn dầu giảm giá của Nga bắt đầu từ năm tới. Dù không có đường ống nhưng giá chiết khấu sẽ giúp bù đắp đáng kể chi phí vận chuyển dầu từ Nga sang Pakistan. Sri Lanka cũng đang đi theo con đường tương tự.
Trung Quốc cũng đã mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga ở mức kỷ lục vào tháng 11, trong khi lượng nhập khẩu dầu và than cũng tăng mạnh.
Mặc dù tổng lượng nhập khẩu LNG của Trung Quốc giảm 5,4%, nhưng lượng mua mặt hàng năng lượng này từ Nga trong tháng 11 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 852.000 tấn với giá trị 815,6 triệu USD.
Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn thứ hai của Trung Quốc, sau Turkmenistan, với lượng giao hàng tăng 177%, đạt 3,5 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm.
Nga đã tăng cường xuất khẩu dầu cho Trung Quốc, tăng 17% trong tháng 11 so với năm trước lên 7,81 triệu tấn, lượng cao nhất kể từ tháng 8, vượt qua Saudi Arabia trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của nước này. Theo báo cáo, xuất khẩu dầu thô của Nga sang Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm tăng 10,2%, đạt 79,78 triệu tấn. Về giá trị, nguồn cung dầu của Nga cho Trung Quốc trong giai đoạn trên đạt 54,49 tỷ USD - tăng 50% so với năm ngoái.
Bên cạnh đó, lượng than nhập khẩu từ Nga, gồm cả than nâu, tăng 41% lên 7,2 triệu tấn. Nguồn cung than luyện cốc cho ngành thép cũng tăng gấp đôi so với năm ngoái, lên tới 2,1 triệu tấn, nhưng thấp hơn mức kỷ lục hồi tháng 9.
Gây lạm phát, mất an ninh lương thực
Xung đột ở Ukraine đã gây ra lạm phát và mất an ninh lương thực ở toàn thế giới, trong đó có châu Á. Các quốc gia Nam Á kể trên là một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Người dân mua hàng hóa ở Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước cuộc xung đột, Nga là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, trong khi Ukraine là một hành lang xuất khẩu quan trọng. Vì xung đột, Chỉ số Giá Phân bón của Ngân hàng Thế giới đã tăng vọt lên mức kỷ lục 254,96 trong tháng 4 so với 196,44 trong tháng 2. Kể từ đó, chỉ số này đã giảm xuống còn khoảng 200, nhưng xu hướng chung là không giúp ích nhiều cho các quốc gia đang gặp khó khăn như Sri Lanka.
Giá phân bón đã tăng cao hơn kể từ tháng 9/2019, khi chỉ số này chỉ ở mức 77,84. Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón vào năm 2021 để bảo vệ an ninh lương thực.
Giá lúa mì toàn cầu cũng tăng do phản ứng với cuộc xung đột vì Ukraine và Nga cùng nhau chiếm khoảng 30% lượng xuất khẩu lúa mì.
Ấn Độ, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, đã đột ngột cấm xuất khẩu ngũ cốc vào tháng 5 để kiểm soát giá cả tăng vọt và củng cố nguồn cung trong nước. Hồi tháng 9, là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Ấn Độ cũng hạn chế xuất khẩu một số loại gạo, dù đang điều chỉnh chính sách.
Lạm phát đã ở mức kỷ lục trên toàn cầu trong cả năm 2022 và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán lạm phát sẽ đạt 8,8% hàng năm trong tháng này. Trong 10 tháng liên tiếp trong năm nay, lạm phát bán lẻ của Ấn Độ vẫn duy trì ở trên mức cho phép là 2-6% của ngân hàng trung ương. Vào tháng 11, lạm phát ở Ấn Độ cuối cùng đã giảm xuống còn 5,88%, chủ yếu là do giá lương thực cuối cùng đã giảm xuống.
Xung đột làm lộ rõ sự phụ thuộc và tính dễ bị tổn thương ở châu Á
Cuộc xung đột đã làm lộ rõ sự phụ thuộc và tính dễ bị tổn thương của một số quốc gia châu Á.
Lệnh cấm tạm thời của Indonesia vào đầu năm nay đối với xuất khẩu dầu cọ đã khiến Ấn Độ lo ngại vì nước này mua một nửa dầu cọ Indonesia để đáp ứng nhu cầu. Động thái của Indonesia diễn ra vào thời điểm dầu hướng dương - mặt hàng mà Ấn Độ và nhiều nước chủ yếu nhập khẩu từ Ukraine - đang chịu áp lực.
Công nhân thu hoạch dầu cọ tại Pelalawan, tỉnh Riau, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Indonesia là nhà nhập khẩu lúa mì lớn thứ hai thế giới của Ukraine và đã phải tìm kiếm các sản phẩm thay thế đắt tiền hơn để sản xuất mì, bánh mì và bột mì.
Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu để đáp ứng gần 90% nhu cầu và xung đột ở Ukraine đã làm tăng rủi ro năng lượng, đồng thời khiến nước này phải ra một số quyết định khó khăn.
Một quyết định liên quan đến Sakhalin-2, một dự án dầu khí ở Viễn Đông của Nga. Trong khi nhiều công ty quốc tế đã ngừng kinh doanh ở Nga, gồm đối tác Shell của Sakhalin-2, thì các công ty thương mại Nhật Bản Mitsui và Mitsubishi vào tháng 8 đã báo hiệu rằng họ có ý định tiếp tục tham gia dự án dưới sự điều hành của một công ty mới, Sakhalin Energy. Cổ phần của họ đã được Nga chấp thuận vào ngày 31/8.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết thỏa thuận này có ý nghĩa to lớn đối với an ninh năng lượng quốc gia. Nhật Bản nhận được khoảng 60% sản lượng của Sakhalin-2, chiếm khoảng 10% tổng lượng khí tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu của nước này.
Vào tháng 11, Nhật Bản cũng đã chọn giữ lại cổ phần của mình trong Sakhalin-1, một dự án dầu mỏ trong khu vực mà ExxonMobil đã rút khỏi.
Mặc dù vậy, những lo ngại về tính ổn định của nguồn cung, chi phí nhập khẩu cao và các ưu tiên khử cacbon đã khiến Nhật Bản có rất ít lựa chọn và quay lại với năng lượng hạt nhân.
Hơn 1/4 sản lượng điện của Nhật Bản là điện hạt nhân vào năm 2010, nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 13,4% vào năm 2020 sau thảm họa hạt nhân Fukushima. Vào ngày 3/10, Thủ tướng Fumio Kishida nói với quốc hội rằng để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định, Nhật Bản sẽ giải quyết vấn đề năng lượng hạt nhân trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.
Tuần trước, Nhật Bản đã đề ra chính sách năng lượng mới trong đó điện hạt nhân đóng vai trò lâu dài. Tuy nhiên, trong số 33 lò phản ứng hiện có, chỉ có 10 lò được phép hoạt động.
Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi các nước G20 chấm dứt 'chủ nghĩa bảo hộ quá mức' Ngày 15/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol kêu gọi các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) chấm dứt "chủ nghĩa bảo hộ quá mức", nhấn mạnh tình đoàn kết và hợp tác là mấu chốt để đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng toàn cầu. Tổng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kyiv Post: Tổng thống Trump phê duyệt thương vụ bán vũ khí đầu tiên cho Ukraine

PMI giảm mạnh, đơn hàng xuất khẩu sụt sâu: Trung Quốc đối mặt thách thức kép

Triều Tiên thử nghiệm vũ khí trên chiến hạm mới

Ông Trump sa thải chồng bà Kamala Harris khỏi hội đồng tưởng niệm nạn nhân Holocaust

Tổng thống Trump tự hào thành tựu 100 ngày đầu nhiệm kỳ

Mỹ tiết lộ đạt thỏa thuận thương mại với nước đầu tiên

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố vì lạm dụng quyền lực

Máy tính lượng tử có thể tiết lộ về cha đẻ Bitcoin

Người cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch tại Sudan

Houthi tự nhận bắn tiêm kích F-18 rơi khỏi tàu sân bay Mỹ

Israel đối mặt áp lực trước thềm chuyến thăm vùng Vịnh của Tổng thống Mỹ
Có thể bạn quan tâm

"Mỹ nhân đẹp hơn Song Hye Kyo" suýt lãng phí nhan sắc như AI vì 1 quyết định
Sao châu á
21:30:28 01/05/2025
Tháng 4 Âm lịch, có 4 con giáp thăng hoa cả sự nghiệp lẫn tiền tài, may mắn vượt bậc, dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
21:26:04 01/05/2025
Bắt khẩn cấp tài xế xe bán tải dùng gậy bóng chày đánh người
Pháp luật
21:16:47 01/05/2025
Ronaldo gửi tin nhắn cảm xúc sau khi chịu thêm nỗi đau
Sao thể thao
21:13:27 01/05/2025
Rosé (BLACKPINK) bị chỉ trích thích bản sắc phương Tây
Nhạc quốc tế
21:10:06 01/05/2025
50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào!
Tin nổi bật
21:07:02 01/05/2025
Hòa Minzy vay tiền khán giả ngay trên sân khấu, lý do là gì?
Nhạc việt
21:06:00 01/05/2025
Ed Sheeran 'đào' lại drama chấn động giữa bạn thân Taylor Swift và. Kanye West
Sao âu mỹ
20:43:46 01/05/2025
Pin nấm - bước đột phá của ngành năng lượng bền vững
Thế giới số
20:21:16 01/05/2025
Công ty lắp ráp ô tô Trung Quốc muốn làm 30.000 trạm sạc tại Việt Nam
Ôtô
20:01:19 01/05/2025