LHQ kêu gọi Thái Lan điều chỉnh luật xúc phạm hoàng gia
Văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc kêu gọi Thái Lan điều chỉnh luật xúc phạm hoàng gia được dùng để khép tội những người biểu tình gần đây.
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Thái Lan ngừng sử dụng các cáo buộc hình sự nghiêm trọng đối với những cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp hòa bình”, phát ngôn viên của văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc Ravina Shamdasani nói trong một cuộc họp báo tại Geneva hôm nay.
Văn phòng của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet cũng đề nghị Thái Lan điều chỉnh luật pháp để phù hợp với quyền tự do biểu đạt và bày tỏ quan điểm của người dân.
Video đang HOT
Đám đông tham gia cuộc biểu tình của nhóm “Bad Student” ở Bangkok, Thái Lan, hôm 21/11. Ảnh: AFP.
Thái Lan gần đây đã khởi động lại các cuộc truy tố về tội danh xúc phạm hoàng gia sau khi người biểu tình phá bỏ những nguyên tắc lâu nay, kéo xuống đường biểu tình kêu gọi cải cách nhằm kiềm chế quyền lực của Quốc vương Maha Vajiralongkorn.
14 thủ lĩnh của phong trào biểu tình ở Thái Lan hôm 8/12 đã bị buộc tội xúc phạm chế độ quân chủ. Những người này được cho là vi phạm điều 112 của luật hình sự về cấm phỉ báng hoàng gia, trong đó quy định những ai “phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa nhà vua, hoàng hậu, người thừa kế, hoặc các quan nhiếp chính” sẽ bị phạt tù với mức án từ 3 tới 15 năm.
Chính phủ Thái Lan hiện chưa bình luận về thông tin, cho biết họ cần xem xét kỹ lại tuyên bố của văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Các cuộc biểu tình nổ ra ở Thái Lan kể từ tháng 7, tập trung vào ba yêu cầu chính của người biểu tình: Đề nghị Thủ tướng Prayuth từ chức, thay đổi hiến pháp và cải cách chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn.
Người biểu tình Thái Lan phản đối nhà vua kiểm soát quân đội
Người biểu tình Thái Lan hôm nay tiếp tục tràn xuống đường tuần hành, thách thức quyền kiểm soát của nhà vua đối với một số đơn vị quân đội.
Động thái này là nhằm phản đối việc quân đội sự can dự của quân đội vào chính trường. Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập để tuần hành tới doanh trại của Trung đoàn Bộ binh 11, một trong hai đơn vị do nhà vua nắm quyền chỉ huy kể từ năm 2019.
Người biểu tình cố gắng vượt qua hàng rào dây thép gai chắn lối vào doanh trại của Trung đoàn Bộ binh 11 ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 29/11. Ảnh: AP.
"Quân đội nên thuộc về người dân, không phải nhà vua", Parit "Penguin" Chiwarak, một trong những người lãnh đạo cuộc biểu tình nói. "Trong một hệ thống dân chủ, nhà vua không chịu trách nhiệm chỉ đạo quân đội". Parit đang đối diện cáo buộc phạm tội khi quân với mức án lên đến 15 năm tù.
Những người biểu tình còn cáo buộc chế độ quân chủ Thái Lan tạo điều kiện cho quân đội thống trị trong nhiều thập kỷ.
Các cuộc biểu tình nổ ra ở Thái Lan kể từ tháng 7, tập trung vào ba yêu cầu chính gồm đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, thay đổi hiến pháp và cải cách chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn.
Cung điện Hoàng gia không bình luận về các cuộc biểu tình, song Vua Vajiralongkorn gần đây gọi Thái Lan là "vùng đất của sự thỏa hiệp", một cụm từ bị người biểu tình chê trách.
Người phát ngôn chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri trong khi đó cho biết Thủ tướng Prayuth hy vọng những người biểu tình sẽ thực hiện quyền tự do của họ một cách xây dựng và tuân theo pháp luật. Ông đồng thời khước từ yêu cầu từ chức do người biểu tình đưa ra.
Màn tái xuất của Hoàng quý phi Thái Lan Giữa lúc hoàng gia Thái Lan đối mặt tình huống chưa từng có, Hoàng quý phi Sineenat đi trao đồ cứu trợ cho người dân vùng lũ. Sineenat Bilaskalayani, thiếu tướng thuộc lực lượng cận vệ hoàng gia Thái Lan, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng vào năm 2015 trong bộ quân phục trắng, đứng sau Quốc vương Maha Vajiralongkorn, khi...