LHQ kêu gọi tài trợ 1,6 tỷ USD ứng phó nhân đạo vùng Sahel
Số người thiếu ăn trong vùng Sahel (Tây Phi) đang tăng lên nhanh chóng và nếu sự giúp đỡ không được duy trì liên tục, các nỗ lực khôi phục có thể thất bại.
Theo Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA), chi phí cho việc ứng phó nhân đạo đối với cuộc khủng hoảng tại vùng Sahel, phía Tây châu Phi đã tăng hơn gấp đôi và hiện cần gần 1,6 tỷ USD để đảm bảo tài chính.
Số lượng người dân cần cứu trợ khẩn cấp không ngừng tăng lên tại Sahel.
Video đang HOT
Đầu năm 2012, LHQ và các đối tác nhân đạo của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tài trợ 720 triệu USD cho việc ứng phó nhân đạo.
Văn phòng OCHA nói rằng, sự kết hợp của tình trạng hạn hán, mùa màng thất bát, giá lương thực đang tăng lên, việc rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn và mất an ninh tiếp tục làm tồi tệ thêm đối với kế sinh nhai của khoảng 18,7 triệu người trong vùng. Hoạt động ứng phó nhân đạo cần được tiến hành khẩn cấp tại Burkina Faso, Mali, Moritani, Cộng hòa Chad, Niger, Zambia, Nigeria và Senegal.
Phát biểu với báo giới, ông David Gressly, Điều phối viên nhân đạo Văn phòng khu vực LHQ nói rằng, số người thiếu ăn trong vùng Sahel đang tăng lên nhanh chóng và nếu sự giúp đỡ không được duy trì liên tục, các nỗ lực khôi phục có thể thất bại.
“Đây vẫn là một cuộc khủng hoảng quan trọng, nếu không được giải quyết nhiều người sẽ bị ảnh hưởng và đối mặt với nguy cơ cao bị chết đói” – Ông David Gressly khẳng định./.
Theo VOV
Hơn 6 triệu người châu Phi có thể chết đói
Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) vừa phát đi thông báo khẩn tới cộng đồng quốc tế: hơn 6 triệu người ở khu vực Sahel châu Phi đang có nguy cơ chết đói, trong đó có hơn 1 triệu trẻ em.
Một bà mẹ dỗ dành đứa con bị suy dinh dưỡng nặng tại một trung tâm y tế ở Niger - Ảnh: AFP
"Tình hình ở Sahel hiện rất đáng báo động, và nếu không có động thái nào (từ cộng đồng quốc tế), hàng triệu người có thể chết vì đói" - Bộ trưởng An ninh lương thực Niger, ông Amadou Diallo, nói, CNN trích đăng.
Ông nói nguyên nhân của "tình hình đáng báo động" này là mùa màng thất bát, hạn hán lan rộng và giá lương thực tăng.
Ông cũng cho biết sự bất ổn chính trị ở miền bắc Mali đã làm tình hình thêm trầm trọng, khiến gần 300.000 người bị mất chỗ ở, trong đó hơn 160.000 người đã phải chạy nạn tới Burkina Faso, Niger và Mauritania - tất cả đều đang chịu ảnh hưởng của sự bấp bênh về lương thực.
Để đối phó khẩn cấp với cuộc khủng hoảng này, cộng đồng Tây Phi mới đây đã đưa ra gói cứu trợ 80 triệu USD, chỉ 1/10 so với nhu cầu.
Một số tổ chức quốc tế cũng công bố các nỗ lực gây quỹ để giải quyết cuộc khủng hoảng, trong khi Chương trình lương thực Liên Hiệp Quốc nói họ sẽ đẩy mạnh hành động của mình ở khu vực.
"Chúng tôi sẽ củng cố và tăng cường tất cả các hệ thống mà chúng tôi có tại đây để đảm bảo lương thực đến với những người cần trợ giúp đúng lúc, đúng số lượng và đúng nơi" - Claude Jibidar, phó giám đốc Cơ quan phụ trách khu vực Tây và Trung Phi của Liên Hiệp Quốc, nói với CNN.
Theo Thủ tướng Togo Gilbert Fossoun Houngbo, các nước thành viên ECOWAS đã ghi nhận sự sụt giảm 9% sản lượng ngũ cốc trong năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhật Bản đạt được thỏa thuận khởi động nhà máy điện hạt nhân Tuy nhiên, quyết định này cũng sẽ khiến dư luận Nhật Bản tiếp tục chia rẽ sâu sắc trong vấn đề tiếp tục hay từ bỏ điện hạt nhân Sáng 14/6, chính quyền thị trấn Oi, tỉnh Fukui đã đồng ý cho 2 lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Oi nằm ở thị trấn được tái khởi động. Đây được...