LHQ kêu gọi các nước giàu tăng cường hỗ trợ cho COVAX
Các quan chức phụ trách vấn đề tài chính và tiêm chủng vaccine hàng đầu của Liên hợp quốc ngày 15/4 kêu gọi các nước giàu có “quyên góp” những liều vaccine ngừa COVID-19 chưa dùng đến cho chương trình hỗ trợ vaccine cho những quốc gia có thu nhập thấp hơn trong nỗ lực nhằm chấm dứt đại dịch và đưa nền kinh tế toàn cầu trở về đúng hướng.
Vaccine ngừa COVID-19 được phân phối theo cơ chế COVAX tại làng Salem, phía đông thành phố Nablus, Bờ Tây, ngày 17/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại một sự kiện do Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) tổ chức, các quan chức này đã kêu gọi các nước quyên góp thêm 2 tỷ USD cho Chương trình sáng kiến về chia sẻ vaccine COVAX vào tháng 6/2021, để có thể mua tới 1,8 tỷ liều vaccine trong năm 2021.
COVAX đã giúp “phân phối” hơn 38 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 tới 111 quốc gia trong bảy tuần, phần lớn trong số đó là vaccine do AstraZeneca sản xuất.
Giám đốc điều hành GAVI Seth Berkley cho hay nguồn cung vaccine trên toàn thế giới đang rất eo hẹp. Song nhiều quốc gia có thu nhập cao đã đặt mua lượng vaccine nhiều hơn mức họ cần. Ông Berkley kêu gọi những nước này chia sẻ lượng vaccine chưa dùng tới “càng sớm càng tốt để có thể hỗ trợ các nước có nguy cơ lây nhiễm dịch cao trong giai đoạn nguồn cung hạn chế hiện nay”.
Video đang HOT
Đáp lại lời kêu gọi này, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã tuyên bố tài trợ đủ liều vaccine để tiêm cho hơn 800.000 người theo chương trình COVAX, do Gavi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) điều hành.
Trong một thông báo từ sự kiện này, Đan Mạch, Liechtenstein, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Điển cũng đã cam kết tài trợ tổng cộng khoảng 400 triệu USD cho chương trình. Trong khi đó, Mỹ, nước đã tài trợ 2 tỷ USD trong tổng số 4 tỷ USD đã cam kết cho COVAX, không đưa ra các cam kết mới.
Chính phủ Nhật Bản cũng đang xem xét bổ sung nguồn vốn viện trợ hàng tỷ yen cho Chương trình COVAX với mục tiêu đi tiên phong trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng chống COVID-19 cũng như kêu gọi các quốc gia tăng cường viện trợ cho khuôn khổ hợp tác này.
Chương trình này nhằm đảm bảo quyền tiếp cận vaccine COVID-19 cho khoảng 20% dân số của 92 quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển. Đến thời điểm hiện tại, COVAX đã huy động được khoản viện trợ hơn 6 tỷ USD, trong đó, Nhật Bản đã đưa ra cam kết viện trợ khoảng 200 triệu USD.
Mục tiêu sắp tới của Chương trình này là tăng lượng vaccine ngừa COVID-19 có thể cung cấp cho khoảng 30% dân số của các quốc gia thuộc diện hỗ trợ, do đó, nguồn vốn bổ sung cũng cần tăng thêm hơn 200 tỷ yen (1,84 tỷ USD).
New Zealand và Australia nối lại hoạt động đi lại
Ngày 6/4, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết New Zealand và Australia bắt đầu nối lại hoạt động đi lại miễn cách ly giữa hai nước vào ngày 19/4 tới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Canberra, Australia. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà Ardern nêu rõ các điều kiện để bắt đầu mở cửa cho đi lại miễn cách ly giữa New Zealand và Australia đã được đáp ứng. Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh: "Thành công của chúng tôi trong việc xử lý và ngăn chặn dịch COVID-19 trong 12 tháng qua giờ đây mở ra cơ hội để kết nối lại với những người thân yêu và nối lại hoạt động đi lại qua biên giới hai nước".
Trong khi đó, Thái Lan đang có kế hoạch thảo luận với Singapore về việc thực hiện "bong bóng du lịch" giữa hai nước nhằm thu hút thêm khách du lịch nước ngoài từ những quốc gia đã có thỏa thuận tương tự với đảo quốc này.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, truyền thông Thái Lan dẫn lời Bộ trưởng Du lịch và Thể thao nước này, ông Phiphat Ratchakitprakarn cho biết các cuộc thảo luận sẽ diễn ra tại Đại sứ quán Singapore ở Thái Lan trong tuần này.
Theo ông Phiphat, Singapore đã thực hiện bong bóng du lịch với Australia và New Zealand. Nếu Singapore đồng ý thực hiện kế hoạch này với Thái Lan, nước này cũng có thể sẽ tiếp nhận thêm cả khách du lịch từ Australia và New Zealand. Ông Phiphat nói thêm rằng Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan đã đặt mục tiêu thảo luận về bong bóng du lịch với các nước ASEAN khác như Việt Nam và Lào - những quốc gia có số ca mắc COVID-19 thấp.
Thái Lan dự định tổ chức thực hiện bong bóng du lịch từ ngày 1/10 và Bộ Du lịch và Thể thao nước này cũng lên kế hoạch thu hút thêm nhiều du khách từ Trung Quốc nếu quốc gia đông dân nhất thế giới này cho phép người dân ra nước ngoài. Ngoài ra, Bộ trưởng Phiphat hối thúc các doanh nghiệp du lịch ở Thái Lan thăm dò nhu cầu du lịch Thái Lan của những khách hàng từ Trung Đông.
Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) cho biết Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã đề nghị thiết lập bong bóng du lịch với nước này và cả Singapore.
Kể từ ngày 1/4, Thái Lan đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19 đối với người nhập cảnh nhằm thúc đẩy du lịch, rút ngắn thời gian cách ly từ 14 ngày xuống còn 10 ngày, đồng thời cho phép người cách ly tham gia nhiều hoạt động hơn. Thời gian cách ly sẽ được giảm xuống còn 7 ngày nếu người nhập cảnh đã được tiêm chủng ngừa COVID-19. Tuy nhiên, những người nhập cảnh từ các nước và vùng lãnh thổ có nguy cơ cao vẫn phải thực hiện cách ly đủ 14 ngày.
Thủ tướng New Zealand kêu gọi tập trung giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc Ngày 15/3, Thủ tướng Zealand Jacinda Ardern kêu gọi thế giới cần có các cuộc đối thoại về phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, trong bối cảnh nước này tưởng niệm 2 năm vụ khủng bố nhằm vào hai đền thờ Hồi giáo tại thành phố Christchurch khiến hàng chục người thiệt mạng. Thủ tướng Jacinda Ardern phát...