LHQ cảnh báo sắp hết thời gian cho thỏa thuận hòa bình Nam Sudan
Ngày 30/6, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Nam Sudan cảnh báo sắp hết thời gian cho việc thực hiện đầy đủ hiệp định hòa bình mong manh ở nước này.
Đặc phái viên LHQ Nicholas Haysom. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn lời Nicholas Haysom, Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ và Trưởng Phái đoàn LHQ tại Nam Sudan (UNMISS) tuyên bố chỉ còn 8 tháng nữa là kết thúc giai đoạn chuyển tiếp ở Nam Sudan nhưng cơ hội thực hiện các điểm chính của thỏa thuận đang đóng lại.
Theo thỏa thuận ký giữa Tổng thống Salva Kiir và đối thủ của ông là Phó Tổng thống Riek Machar, giai đoạn chuyển tiếp sẽ kết thúc vào tháng 2/2023 sau khi các cuộc bầu cử được tiến hành trước đó ít nhất 60 ngày. Tuy nhiên đến nay, nhiều điểm chính của thỏa thuận không được tôn trọng, nhất là việc soạn thảo Hiến pháp và luật bầu cử. Trước tình hình này, ông Haysom cho rằng khả năng tổ chức bầu cử ngày càng khó thực hiện.
Video đang HOT
Nam Sudan là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới dù có trữ lượng dầu mỏ lớn. Quốc gia này đã phải hứng chịu nhiều bất ổn kinh niên kể từ khi giành được độc lập từ Sudan vào tháng 7/2011. LHQ gần đây cảnh báo rằng đất nước này có nguy cơ quay trở lại một cuộc xung đột.
Qatar trở thành nhà cung cấp khí đốt khẩn cấp của châu Âu
Châu Âu từ lâu đã từ chối các thỏa thuận dài hạn với Qatar về năng lượng, nhưng xung đột ở Ukraine đang buộc họ phải thay đổi thái độ.
Qatar đang định vị mình trở thành nhà đảm bảo khí đốt khẩn cấp cho EU. Ảnh: AFP
Qatar gần đây đã ký các thỏa thuận lớn với tập đoàn dầu khí đa quốc gia Pháp TotalEnergies và công ty dầu và khí đốt Italy Eni để mở rộng dự án LNG lớn nhất thế giới, đồng thời đang tự định vị mình là nhà cung cấp khí đốt khẩn cấp cho châu Âu.
Cụ thể, sau khi ký kết tuyên bố ý định hợp tác năng lượng với Đức nhằm trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) chính của nước này trong tương lai, Qatar đã ký kết thêm các thỏa thuận đối tác riêng biệt với TotalEnergies của Pháp và Eni của Italy về việc mở rộng dự án "North Field East" (hay còn gọi là "Dome") trị giá 30 tỷ USD, một trong số dự án LNG lớn nhất thế giới.
Theo tuyên bố từ Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi, tập đoàn dầu khí của Pháp sẽ có 6,25% cổ phần trong dự án. Bộ trưởng al-Kaabi cho biết tập đoàn năng lượng lớn của Pháp sẽ giúp Qatar tăng sản lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lên hơn 60% vào năm 2027.
Về phần mình, Giám đốc điều hành của TotalEnergies, Patrick Pouyanne, tuyên bố số cổ phần của công ty sẽ được tập trung đầu tư cho một cơ sở hóa lỏng của dự án và thỏa thuận lớn nhất của công ty với Qatar sẽ giúp bù đắp cho việc công ty rút khỏi Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Việc TotalEnergies và Eni là hai công ty dầu khí quốc tế lớn đầu tiên được chọn với vai trò quan trọng trong dự án trọng điểm này không chỉ phản ánh năng lực của họ trong hoạt động khai thác dầu khí, mà còn cho thấy Qatar có thể trở thành nhà cung cấp khí đốt khẩn cấp cho châu Âu, do những hạn chế về cung năng lượng phát sinh từ lệnh cấm năng lượng từ Nga của phương Tây.
Đối với Qatar, việc tăng cường các thỏa thuận cung cấp cho châu Âu nhằm lấp "chỗ trống" nguồn cung cấp dầu (và khí đốt) của Nga trong tương lai là một chiến lược đúng đắn xét về mặt ý chí chính trị và duy trì sự hỗ trợ tài chính cho dự án Dome của họ.
Với việc các quốc gia châu Âu đang tăng cường tìm các giải pháp thay thế cho dầu và khí đốt của Nga, LNG từ North Field East dự kiến sẽ là một lựa chọn cho các nước EU. North Field East ước tính có khoảng 10% trữ lượng khí đốt tự nhiên được biết đến trên thế giới.
Bill Farren-Price, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí vĩ mô tại công ty tư vấn năng lượng Enverus, cho biết sự mở rộng của Qatar "khẳng định vị thế của nước này như "một nhà lãnh đạo" trong ngành công nghiệp khí đốt".
Theo chuyên gia Bill Farren-Price, với nguồn cung khí đốt trên toàn cầu bị thắt chặt trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu giảm, LNG là thành phần quan trọng và ngày càng tăng trong quá trình chuyển đổi năng lượng và Qatar quyết tâm tận dụng nguồn dự trữ ở North Field East của mình để thu thêm lợi nhuận thông qua thương vụ này.
"Quan hệ đối tác với TotalEnergies củng cố mối quan hệ đối tác chính trị của Doha với các cường quốc phương Tây trong khi cung cấp cho Qatar nhiều lựa chọn tiếp thị hơn", chuyên gia Bill Farren-Price nói.
Qatar là một trong những nhà sản xuất LNG hàng đầu thế giới, cùng với Mỹ và Australia. Hàn Quốc. Nhật Bản và Trung Quốc là thị trường chính cho LNG của Qatar, nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng năng lượng tấn công châu Âu vào năm ngoái, nước này đã giúp Anh có thêm nguồn cung và ký một thỏa thuận hợp tác với Đức.
Nga kiên quyết đứng ngoài Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân mới Theo giải thích của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, "Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (TPNW) đang làm xói mòn niềm tin và sự đoàn kết giữa các nước, thậm chí phản tác dụng so với tên của nó". Tên lửa RT-2PM Topol có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của quân đội Nga -...