LHQ cảnh báo ‘điểm nóng’ mới ở a Sudan
Bạo lực gây ra mối nguy hiểm cực độ và ngay lập tức đối với 800.000 dân thường cư trú tại el-Fasher.
El-Fasher hoạt động như một trung tâm nhân đạo cho Darfur, nơi sinh sống của khoảng một phần tư trong số 48 triệu dân của Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 19/4 đã cảnh báo Hội đồng Bảo an về nguy cơ xuất hiện mặt trận và điểm nóng mới ở Sudan, xung quanh thị trấn El-Fasher ở Darfur, nơi nhiều người đang bên bờ vực chết đói.
“Sau một năm chiến tranh giữa lực lượng vũ trang (SAF) của Tướng Abdel Fattah Al-Burhan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (FSR) dưới sự chỉ huy của Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, Sudan đang trải qua một cuộc khủng hoảng quy mô lớn hoàn toàn do con người tạo ra”, Rosemary DiCarlo, Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề chính trị và xây dựng hòa bình, nêu rõ.
Bà DiCarlo lưu ý: “Các bên tham chiến đã phớt lờ những lời kêu gọi liên tục nhằm chấm dứt hành động thù địch. Thay vào đó, họ đã tăng cường chuẩn bị cho các cuộc giao tranh tiếp theo, với việc cả SAF và RSF đều tiếp tục các chiến dịch tuyển mộ binh sĩ trong dân chúng”.
Video đang HOT
Đặc biệt, bà DiCarlo bày tỏ lo ngại trước các báo cáo về một cuộc tấn công “sắp diễn ra” của RSF nhằm vào El-Fasher, thủ phủ ở Darfur mà lực lượng này không kiểm soát, “làm dấy lên lo ngại về một mặt trận mới trong cuộc xung đột”.
El-Fasher hoạt động như một trung tâm nhân đạo cho Darfur, nơi sinh sống của khoảng 1/4 trong số 48 triệu dân của Sudan.
Cho đến gần đây, khu vực này tương đối không bị ảnh hưởng bởi giao tranh, là nơi tiếp nhận một số lượng lớn người tị nạn. Nhưng kể từ giữa tháng 4 năm nay, các vụ đánh bom và giao tranh đã xảy ra ở một số địa điểm xung quanh.
Edem Wosornu, Giám đốc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ, cho biết: “Gần đây, liên tục có báo cáo về các vụ đụng độ ở phía đông và phía bắc thành phố El-Fasher, dẫn đến hơn 36.000 người phải di dời. Tổ chức Bác sĩ không biên giới đã điều trị cho hơn 100 người thương vong ở el-Facher trong những ngày gần đây. Tổng số thương vong dân sự có thể cao hơn nhiều”.
Bà Wosornu cảnh báo : “Bạo lực gây ra mối nguy hiểm cực độ và ngay lập tức đối với 800.000 dân thường cư trú tại el-Fasher. Nó có nguy cơ gây ra thương vong hơn nữa ở các khu vực khác của Darfur”.
Về phần mình, bà DiCarlo nói thêm rằng giao tranh ở el-Fasher “có thể gây ra xung đột đẫm máu giữa các cộng đồng trên khắp Darfur” và cản trở hơn nữa việc phân phối viện trợ nhân đạo ở một khu vực “đã bên bờ vực của nạn đói”.
Theo LHQ, cuộc xung đột mới ở Sudan, bắt đầu vào ngày 15/4/2023, đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và hơn 8,5 triệu người phải di dời.
Khủng hoảng nhân đạo ở Sudan có thể trở nên tồi tệ hơn
Ngày 12/4, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo cuộc khủng hoảng nhân đạo do xung đột ở Sudan gây ra có thể trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới, khiến một số khu vực ở quốc gia châu Phi này đối mặt với nạn đói.
Trẻ em tị nạn tại Al-Eligat, Sudan. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông báo của các cơ quan LHQ cho biết tình trạng khẩn cấp ở Sudan có thể sẽ lan sang các nước láng giềng, nếu như giao tranh còn tiếp diễn. Trong một phát biểu trước báo giới tại Geneva (Thụy Sĩ), người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Christian Lindmeier nhấn mạnh, nếu giao tranh không dừng lại và việc tiếp cận hàng viện trợ nhân đạo tiếp tục bị cản trở, cuộc khủng hoảng ở Sudan sẽ trở nên tồi tệ hơn và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực. Xung đột sẽ dẫn đến làn sóng di cư, sự lây lan của bệnh dịch và tình trạng mất an ninh lương thực. Theo ông Lindmeier, hiện thế giới "chỉ đang nhìn thấy phần nổi của tảng băng chìm".
Số liệu thống kê cho thấy xung đột tại Sudan giữa quân đội nước này và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) bán quân sự đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và đẩy hơn 8,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, trong đó có gần 1,8 triệu người phải chạy sang các nước láng giềng. WHO cảnh báo hệ thống y tế ở Sudan đang sụp đổ, do thiếu trầm trọng đội ngũ nhân viên y tế cũng như thuốc men, vaccine, thiết bị và các vật tư y tế. Ông Lindmeier cho hay khoảng 70-80% cơ sở y tế ở Sudan không còn hoạt động do các cuộc giao tranh. Một số bang, trong đó có Darfur, không nhận được vật tư y tế trong suốt một năm qua.
Xung đột cũng đang đẩy các hộ gia đình ở Sudan vào cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ. Theo cuộc khảo sát do Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) và Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) thực hiện với 4.504 hộ gia đình nông thôn từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024, hiện có 2/3 dân số Sudan sinh sống ở vùng nông thôn đang bị khủng hoảng an ninh lương thực. Ông Thair Shraideh, Đại diện thường trú của UNDP tại Sudan, cho rằng quốc gia châu Phi này có thể sẽ đối mặt với nạn đói trong năm nay, đặc biệt ở hai bang Khartoum, Al-Jazira và các vùng Darfur, Kordofan. Theo ông, chuỗi sản xuất và cung ứng bị gián đoạn do xung đột, thu nhập của người dân giảm sút và lạm phát tăng cao sẽ ngày càng đẩy nhiều người dân Sudan vào tình cảnh khốn khó. Ngay cả các nguồn viện trợ lương thực và hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cũng không đủ để ngăn nạn đói đang rình rập.
Theo kế hoạch, một hội nghị nhân đạo quốc tế về Sudan và các quốc gia láng giềng sẽ được tổ chức tại thủ đô Paris của Pháp vào ngày 15/4 tới nhằm tìm hướng giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn tài trợ hiện nay.
Hiện các bên mới chỉ huy động được 6% trong tổng số 2,7 tỷ USD cần cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Sudan.
Khủng hoảng ở Haiti: Bạo lực và nạn đói lên đến mức chưa từng có Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Mỹ và Caribe, thủ đô của Haiti tiếp tục chìm trong bạo lực ở mức độ chưa từng có. Người dân chạy trốn khỏi khu vực xảy ra đụng độ ở Port-au-Prince, Haiti ngày 20/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Sáng 22/3 (giờ địa phương), người dân tiếp tục kinh hoàng khi thấy hàng chục thi thế nằm...