LHQ cân nhắc đưa nhóm HTS ra khỏi danh sách khủn.g b.ố
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Đại diện thường trực của nước này tại Liên hợp quốc (LHQ) kiêm Chủ tịch Hội đồng Bảo an (HĐBA) trong tháng 1/2025, ông Amar Bendjama cho biết HĐBA sẽ đưa ra quyết định về khả năng xóa tên nhóm Hayat Tahrir al-Sham ( HTS) ở Syria khỏi danh sách các tổ chức khủn.g b.ố của LHQ vào cuối tháng này.
Ông Bendjama xác nhận HĐBA dự kiến sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này trong cuộc họp về Syria vào ngày 8/1.
Các tay sún.g nổi dậy tiến vào thành phố Homs ở Syria, ngày 6/12/2024. Ảnh minh họa: AA/TTXVN
HTS và một số nhóm vũ trang đối lập là lực lượng chủ chốt đứng sau sự thay đổi chính quyền ở Syria vào tháng 12/2024. Tuần trước, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin hội nghị chính trị toàn diện có thể diễn ra tại thủ đô Damascus trong ngày 5/1, nơi HTS sẽ được tuyên bố giải thể và tất cả các nhóm vũ trang sẽ sáp nhập vào quân đội Syria.
Liên quan đến các biện pháp hỗ trợ Syria, trong phát biểu họp báo chung tại thủ đô Ankara ngày 2/1, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan và người đồng cấp Bỉ Bernard Quintin đã nêu bật nhu cầu hỗ trợ kinh tế, tài chính và thương mại nhanh chóng cho công cuộc tái thiết Syria.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Fidan bày tỏ cùng với Bỉ, nước này sẵn sàng hỗ trợ quá trình tái thiết tại Syria. Ông cũng kêu gọi các quốc gia có công dân là thành viên hoặc có mối liên hệ với tổ chức khủn.g b.ố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng đang bị giam giữ tại Syria tiếp nhận lại những người này.
Về phần mình, Ngoại trưởng Quintin cho biết Bỉ có thể giúp dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Damascus, nhưng sẽ dựa trên những bước đi tiếp theo mà chính phủ lâm thời Syria thực hiện.
Video đang HOT
Trong diễn biến liên quan, ngày 2/1, hãng hàng không Qatar Airways thông báo sẽ nối lại các chuyến bay tới thủ đô Damascus của Syria sau gần 13 năm, bắt đầu với ba chuyến bay mỗi tuần từ ngày 7/1/2025.
Lực lượng Hayat Tahrir al-Sham (HTS) tại khu vực thành phố Homs, Syria. Ảnh tư liệu: AA/TTXVN
Qatar Airways đán.h giá đây là một bước tiến quan trọng trong việc kết nối lại khu vực. Hiện Qatar Airways đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đảm bảo đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn an toàn, an ninh và vận hành cần thiết trước khi tái khởi động.
Qatar là quốc gia thứ hai, sau Thổ Nhĩ Kỳ, mở lại đại sứ quán tại thủ đô Syria sau khi Chính quyền của cựu Tổng thống Bashar al Assad bị lật đổ vào ngày 8/12/2024.
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới
Lãnh đạo Syria không phải là bên duy nhất định hình tương lai của đất nước mà điều này còn đến từ khu vực lãnh thổ vùng biên - nơi đang bị Israel và Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát một phần.
Các thành viên lực lượng đối lập sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, Syria ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Quân đội Israel không tốn quá nhiều thời gian tiến vào Syria sau khi Chính quyền Assad bị lực lượng đối lập lật đổ cách đây hai tuần. Phía Israel đã triển khai quân đội di chuyển vào khu vực vùng đệm tại cao nguyên Golan - được thiết lập theo lệnh ngừng bắ.n giữa hai nước cách đây 50 năm.
Theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Israel, ông Netanyahu đã nói rằng: "Israel sẽ không cho phép các nhóm thánh chiến lấp đầy khoảng trống đó và đ.e dọ.a các cộng đồng Israel". Văn phòng này mô tả việc triển khai này là tạm thời cho đến khi một chính quyền Syria mới - hiện do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo - cam kết thực hiện thỏa thuận năm 1974. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những thông báo trên có vẻ không phản ánh đúng thực tế khi HTS cũng lên tiếng đề nghị Israel ngừng các cuộc tấ.n côn.g và rút quân khỏi lãnh thổ nước này.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng thể hiện những động thái cấp bách tương tự với Israel trong việc khẳng định ảnh hưởng của mình đối với một phần lãnh thổ lớn hơn tại Syria. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã miêu tả Thổ Nhĩ Kỳ là một nhân tố chủ chốt trong việc định hình bối cảnh chính trị hậu Assad.
Một trong những ưu tiên chính của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan là đẩy lùi các nhóm người Kurd ở phía Bắc có liên hệ với PKK - một tổ chức từ lâu đã đấu tranh cho người Kurd tự trị ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổ chức Quân đội Quốc gia Syria (SNA) - một nhóm được Ankara tài trợ và cố vấn - đã chiếm giữ 2 thị trấn phía Tây Bắc kể từ cuối tháng 11 từ tay của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) - một đồng minh người Kurd trong cuộc chiến chống tổ chức khủn.g b.ố IS của Mỹ. Theo một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã đề cập trong tuần này, SNA đang thể hiện mong muốn sẽ cố gắng chiếm thêm các phần lãnh thổ khác tại Syria.
Mục tiêu cuối cùng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là tạo ra một vùng đệm dọc theo toàn bộ biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ dài 900 km. Tuy nhiên, mục tiêu này được nhiều người đán.h giá có vẻ khó đạt được. Phía Thổ Nhĩ Kỳ cho biết HTS ủng hộ việc giải tán lực lượng người Kurd, mặc dù nội dung này chưa được HTS đề cập một cách công khai.
Cách thức Israel và Thổ Nhĩ Kỳ ảnh hưởng tới tương lai của Syria
Sự tiến công của Israel đã mở rộng quyền kiểm soát của nước này đối với khu vực cao nguyên Golan vùng đất là tâm điểm của tranh cãi giữa nhiều quốc gia kể từ khi Israel chiếm được từ Syria trong cuộc chiến năm 1967. Trước khi Chính quyền Assad sụp đổ, Israel đã kiểm soát khoảng 2/3 khu vực trên.
Với thực tế hiện nay, khi chiếm được toàn bộ cao nguyên Golan sẽ giúp quân đội Israel có nắm sát được tình hình tại miền Nam Syria và thủ đô Damascus - cách đó 60 km - và những diễn biến trên chiến trường của các bên liên quan. Ngoài ra, với đất đai màu mỡ, cao nguyên Golan là khu vực nông nghiệp trù phú để trồng nho, táo cũng như cung cấp một nguồn nước quan trọng cho Israel.
Đến nay, ngoài ông Trump chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với lãnh thổ Golan vào năm 2019 trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Liên hợp quốc vẫn coi đây là một lãnh thổ hợp pháp của Syria.
Trong khi đó với Thổ Nhĩ Kỳ, vào tuần trước, Ngoại trưởng Hakan Fidan cho biết quốc gia này muốn được xem là cường quốc khu vực, có khả năng kiểm soát tình hình tại Syria. Vừa qua, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã liên lạc với HTS và thủ lĩnh Ahmed Al-Sharaa cũng như đạt được những kết quả nhất định về mặt quân sự ở phía Bắc Syria.
Ông Fidan nói rằng: "Chúng tôi công nhận chính quyền hiện tại, chính quyền mới, là đối tác hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ và các bên đối thoại quốc tế. Tôi nghĩ HTS đã có những bước tiến lớn để tách mình khỏi al-Qaeda và Daesh (IS) cùng các thành phần cực đoan khác".
Ankara có động lực mạnh mẽ để đảm bảo sự ảnh hưởng đến cách thức điều hành tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận hơn 3 triệu người tị nạn từ Syria hậu quả của cuộc nội chiến kéo dài 13 năm tại Syria. Việc này được đán.h giá là giúp cho các công ty Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi lớn khi quá trình tái thiết sau chiến tranh bắt đầu.
Nhóm phân tích của Eurasia Group cho rằng: "Ankara sẽ tìm cách định hình bối cảnh chính trị và kinh tế ở Syria để mở rộng lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ. Một kết quả tốt ở Syria đối với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp (Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ) Erdogan thể hiện mình là một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trên toàn cầu".
Pháp cử phái đoàn ngoại giao đến Syria sau 12 năm Theo TASS, quyền Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết Paris sẽ cử một nhóm nhà ngoại giao tới Syria vào ngày 27/12 để đán.h giá tình hình chính trị và an ninh sau khi Chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ. Các thành viên lực lượng đối lập sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, Syria ngày 8/12/2024. Ảnh:...