LHQ báo động về số trẻ em Mỹ Latinh di cư không an toàn
Ngày 6/9, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) công bố báo cáo nhấn mạnh số trẻ em ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe rời bỏ đất nước để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn đang ở mức cao chưa từng thấy.
Điều này làm gia tăng nguy cơ trẻ nhiễm bệnh, thương tích và bị lạm dụng.
Trẻ em di cư trong hành trình theo cha mẹ tới Mỹ tại Palomares, bang Oaxaca, Mexico. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo báo cáo của UNICEF, do bạo lực, cuộc sống cơ cực và thời tiết khắc nghiệt trong nước, trong năm ngoái, khoảng 40.000 trẻ em đã vượt rừng Darien đầy nguy hiểm, ngăn cách giữa Trung và Nam Mỹ. Con số này tăng vọt so với mức 29.000 ghi nhận trong năm 2021 và cao gấp nhiều lần so với những năm trước đó. Đáng chú ý, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, hơn 40.000 trẻ em đã rời bỏ đất nước qua hành trình xuyên rừng nói trên, trong đó 600 trẻ không có người lớn đi cùng.
Báo cáo cho biết thêm, trẻ em chiếm 25% số người di cư Mỹ Latinh và Caribe, cao ngang với khu vực châu Phi Nam Sahara và cao hơn nhiêu so với mức 13% trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Trẻ dưới 11 tuổi chiếm gần 91% số trẻ rời khỏi Mỹ Latinh và Caribe.
Trong một tuyên bố, Giám đốc UNICEF phụ trách Mỹ Latinh và Caribe, ông Garry Conille nhấn mạnh: “Bạo lực băng nhóm, bất ổn, nghèo đói và các vấn đề liên quan đến khí hậu đang ở mức báo động trong khu vực này và là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều trẻ em phải rời bỏ nhà cửa”. Ông cảnh báo rằng trong hành trình này trẻ em đối mặt với bệnh tật, thương tích, chia ly với gia đình và bị lạm dụng. Ngay cả khi đến được đích, tương lai của các em vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trước thực tế đó, ông Conille kêu gọi cộng đồng quốc tế cam kết thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhân đạo mạnh mẽ hơn, đồng thời mở rộng các tuyến di cư an toàn cho trẻ em cùng gia đình để giúp bảo vệ quyền lợi và tương lai của các em.
UNICEF: Bước tiến trong xóa bỏ nạn tảo hôn rất mong manh
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết số vụ tảo hôn đang giảm, nhưng với tốc độ như hiện nay sẽ khó có thể loại bỏ tình trạng này trong vòng 300 năm nữa.
Bên cạnh đó, việc "khủng hoảng chồng khủng hoảng" như hiện nay càng gây trở ngại cho nỗ lực đảo ngược xu hướng này.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hiện bước tiến trong xóa bỏ nạn tảo hôn rất mong manh. Ảnh minh họa: Shutterstock
Bà Claudia Cappa, tác giả chính bản báo cáo của UNICEF được công bố ngày 2/5, nhấn mạnh nỗ lực loại bỏ tục tảo hôn đã đạt được tiến bộ, đặc biệt là trong 10 năm qua, tuy nhiên vẫn là chưa đủ.
Theo ước tính của UNICEF, khoảng 640 triệu bé gái và thiếu nữ đã kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi. Trung bình mỗi năm, khoảng 12 triệu trẻ em gái phải trở thành cô dâu khi còn đang ở tuổi đi học. Trong 25 năm trở lại đây, tốc độ tăng số vụ tảo hôn như vậy đang chậm lại.
Cụ thể, năm 1997, khoảng 25% nữ giới từ 20 - 24 tuổi kết hôn trước năm 18 tuổi. Đến năm 2012, con số này giảm xuống còn 23%, tiếp đó, giảm còn 19% vào năm 2022. Mặc dù vậy, nếu tỷ lệ tảo hôn giảm với tốc độ hiện nay, khoảng 9 triệu trẻ em gái sẽ phải kết hôn sớm trong năm 2030.
Bà Cappa cảnh báo các tiến bộ trên là chưa đủ và với tốc độ hiện tại, có thể phải đợi 300 năm nữa, thế giới mới có thể loại bỏ nạn tảo hôn và phần lớn tình trạng này liên quan các bé gái từ 12 - 17 tuổi. Cũng theo bà, UNICEF hiện theo dõi đặc biệt tình hình ở châu Phi cận Sahara. Các bé gái ở khu vực này có nguy cơ tảo hôn cao nhất thế giới, với hơn 33% kết hôn trước 18 tuổi. Báo cáo dự báo số lượng cô dâu trẻ em tại đây sẽ tăng 10% vào năm 2030.
UNICEF bày tỏ quan ngại những bước tiến trong nỗ lực loại bỏ tục tảo hôn hiện rất mong manh, thậm chí đang "lâm nguy". Cơ quan LHQ nhấn mạnh dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa chấm dứt, cùng với đó là các cuộc xung đột toàn cầu và tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu có thể đảo ngược những thành quả khó đạt được.
Những cuộc khủng hoảng như vậy có thể khiến các gia đình phải chọn gả con sớm như một biện pháp an toàn. UNICEF ước tính chỉ riêng COVID-19 có thể là nguyên nhân dẫn tới 10 triệu vụ tảo hôn trong giai đoạn 2020 - 2030.
Giám đốc UNICEF Catherine Russell nhận định thế giới đang chìm trong "khủng hoảng chồng khủng hoảng", điều này đang dập tắt hy vọng và ước mơ của những trẻ em dễ tổn thương, đặc biệt là những bé gái lẽ ra được cắp sách tới trường thay vì phải kết hôn sớm.
Báo cáo của UNICEF lưu ý mặc dù tảo hôn là hành vi vi phạm quyền trẻ em, nhưng các gia đình thường coi đó là biện pháp bảo vệ các bé gái, mang lại sự bảo đảm về tài chính, xã hội hoặc thậm chí cả thể chất. Nhiều bậc cha mẹ cũng coi đó là cách để bớt đi một người phụ thuộc.
LHQ: Hàng triệu trẻ em Mali có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cấp tính Khoảng một triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở Mali phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính vào cuối năm nay nếu không nhận được viện trợ kịp thời. Bác sĩ thăm khám cho một em nhỏ bị suy dinh dưỡng tại Timbuktu, Mali. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn lời người phát ngôn...