LHP Tài liệu Châu Âu – Việt Nam lần thứ 4 tại Việt Nam
Liên hoan Phim Tài liệu Châu Âu – Việt Nam tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 8 – 17/6 tại Hà Nội và từ ngày 15 – 24/6 tại Đà Nẵng.
Sau thành công liên tiếp của Liên hoan Phim Tài liệu Châu Âu & Việt Nam vào các năm 2009, 2010 và 2011, năm nay 9 quốc gia châu Âu (Áo, Anh, Đức, Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Wallonie-Bruxelles (Bỉ) lại cùng chung tay với Công ty TNHH MTVHãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ươngtổ chức Liên hoan Phim Tài liệu Châu Âu & Việt Nam tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 8 – 17/6 tại Hà Nội và từ ngày 15 – 24/6 tại Đà Nẵng. Sự kiện này cũng nằm trong khuôn khổ các chương trình hoạt động của EUNIC (Liên minh các Tổ chức Văn hóa châu Âu) tại Hà Nội.
Cảnh phim Tiếng gọi từ bầy linh trưởng
Mỗi tối trong tuần phim này, một bộ phim tài liệu châu Âu và một bộ phim tài liệu Việt Nam cùng một đề tài sẽ được giới thiệu tới khán giả. Bằng việc chọn lựa rất đa dạng về đề tài phim, trên nguyên tắc như cuộc đối thoại giữa phim tài liệu châu Âu và Việt Nam, các nhà tổ chức mong muốn giới thiệu với công chúng yêu điện ảnh tài liệu Việt Nam và quốc tế sức sống mãnh liệt của điện ảnh tài liệu, đang phát triển rực rỡ từ nhiều năm nay.Thông qua liên hoan phim sẽ khẳng định vị trí của phim Tài liệu đã trở thành một loại hình điện ảnh riêng biệt, với ngôn ngữ, mật mã riêng,kĩ thuật riêng và những nhà đạo diễn chuyên biệt. Thành công của phim tài liệu từ nhiều năm nay trên trường quốc tế chứng tỏ rằng công chúng đang đòi hỏi một “nền điện ảnh hiện thực”.
Cảnh phim Ký sự đồng quê
Năm nay, một số phim của Liên hoan phim cũng sẽ được chiếu lần đầu tiên tại TP Đà Nẵng. Ngoài ra sẽ có một ngày dành riêng để chiếu phim của các đạo diễn trẻ Việt Nam.
Qua lần xuất hiện thứ tư này, Liên hoan Phim Tài liệu Châu Âu & Việt Nam đang tạo lập chỗ đứng trong bức tranh văn hóa Việt Nam và trở thành « điểm hẹn điện ảnh tài liệu » được công chúng đánh giá rất cao.
Theo Dân Trí
Nỗi đau tột cùng từ axit
Với những vết sẹo đỏ ửng đầy đau đớn chằng chịt trên khuôn mặt, Mumtaz vẫn chưa hết ám ảnh sau biến cố cuộc đời. Giờ đây Mumtaz thậm chí còn không dám soi gương. Cô là một trong rất nhiều nạn nhân của các vụ tạt axit xảy ra tại những nước có hệ thống pháp luật yếu kém như Afghanistan và Pakistan.
Những vụ tấn công kinh hoàng
Sau khi Mumtaz, 18 tuổi, từ chối lời cầu hôn, gia đình cô bị đột nhập ngay trong đêm. Không chỉ đánh đập dã man người thân trong gia đình, hai tên mang theo hung khí còn giữ Mumtaz để cho người đàn ông hỏi cưới cô nhưng không được, nhẫn tâm trút axit lên mặt cô. "Tôi điều trị tại bệnh viện ở Kunduz 10 ngày, sau đó được đưa tới Thủ đô Kabul", Mumtaz tâm sự. Cô là nạn nhân của vụ tạt axit mà hung thủ đã ra tay tàn bạo bởi y cho rằng nếu mình không lấy được thì phải làm cho không ai còn muốn "ngó ngàng" tới cô ta nữa!
Mumtaz hiện sống tại trung tâm dành cho phụ nữ Afghanistan bất hạnh. Nhiều người đã sống ở đây trong nhiều năm đơn giản vì họ không còn chỗ nào để đi. "Nếu họ không giúp, chắc tôi sẽ chết", Mumtaz cho biết, đồng thời hy vọng một ngày nào đó vết sẹo trên mặt cô sẽ được chữa lành.
Cách đây vài năm xảy ra vụ tạt axit ở thành phố Kandahar, Afghanistan mà bà Laura Bush, Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ khi đó, đã lên án cuộc tấn công này là "hèn nhát và đáng xấu hổ". Đó là buổi sáng 15-11-2008, Shamsia cùng với em gái Atifa đang vội vã đạp xe tới trường vì sợ muộn học. Bỗng nhiên, hai người đàn ông đi xe máy tiếp cận, chộp lấy tay Shamsia rồi hỏi: "Chúng mày có muốn đi học nữa hay không?". Chưa kịp định thần, chúng tạt luôn axit vào mặt hai chị em. Nhưng họ không phải là những người duy nhất bị tấn công vào ngày hôm đó. Một số cô giáo và nữ sinh khác cũng trở thành mục tiêu của những kẻ tình nghi thuộc phiến quân Taliban. Trong số các nạn nhân, Shamsia, bị thương nặng nhất và bị axit dính vào mắt. Trong nỗi đau cùng cực, đôi mắt Shamsia sưng húp còn da bị bong tróc do bỏng nặng. Nhiều bậc phụ huynh sợ đến mức giữ con ở nhà không dám cho đến trường nhiều tuần sau đó.
Vụ tự tử gây chấn động
Fakhra vốn là vũ nữ ở khu đèn đỏ Karachi, Pakistan. Sau khi trở thành vợ ba của gã đàn ông Bilal Khar, cô thường xuyên bị chồng đánh đập và mắng chửi thậm tệ. Do không thể chịu đựng được nữa, cô quyết định bỏ về nhà mẹ đẻ. Nhưng không ngờ, một đêm tháng 5-2000, nhân lúc Fakhra đang ngủ say, có kẻ đã đột nhập vào nhà, đổ thẳng chai axit vào người cô. Đau đớn tột cùng, Fakhra cố vùng vẫy và la hét nhưng đã quá muộn. Vụ tấn công làm cô bị mù một mắt, cụt tai phải, mất cánh mũi, miệng và ngực cũng bị biến dạng.
Fakhra đã chịu đựng đau đớn sau khoảng 38 lần lên bàn mổ phẫu thuật chỉnh hình và hôm 17-3-2012, cô gái 33 tuổi này đã cùng quẫn tìm đến cái chết. Trong khi đó, gã chồng Bilal xuất thân từ một gia đình giàu có và có thế lực vẫn không bị pháp luật trừng trị. Cha hắn từng là Tỉnh trưởng tỉnh Punjab lớn nhất Pakistan. Năm 2002, Bilal bị bắt nhưng chỉ 5 tháng sau đã được bảo lãnh tại ngoại, sau đó được phóng thích vì "không phạm tội". Trong thời gian gần đây, Bilal từng vài lần xuất hiện trên truyền hình nhằm thanh minh cho hành động của mình, nhưng điều đó càng khiến dân chúng Pakistan phẫn nộ. Dư luận đều cho rằng Bilal đã thoát tội bởi quyền thế của gia đình gã.
Ai cứu những nạn nhân đáng thương?
Hồi tháng 3-2012, bộ phim tài liệu "Saving Face" (tạm dịch: Cứu lấy khuôn mặt) về nạn tạt axit vào phụ nữ ở Pakistan đã được trao giải Oscar lần thứ 84 ở thể loại Phim tài liệu hay nhất, nhưng điều đó cũng không giúp gì cho việc cải thiện tình hình nữ quyền ở quốc gia này. Theo thống kê, năm 2011, Pakistan xảy ra 150 vụ tạt axit, tăng từ 60 vụ năm 2010. Nhưng con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều.
Tại một số nước Nam Á, axit thường được sử dụng trong các vụ trả thù và tấn công phụ nữ bị cho là phụ tình hoặc không nghe lời. Trong khi đó, phần lớn nạn nhân do quá sợ hãi nên không dám tố cáo kẻ tấn công mình. Áp lực gia đình thường làm cho tình trạng này tồi tệ thêm. Ở bang Punjab và tỉnh Sindh của Pakistan, phụ nữ phải theo truyền thống kết hôn với người trong thị tộc. Khi họ bị tạt axit, gia đình không can thiệp. Nhiều người phải sống tách biệt và bị bỏ mặc bởi những vết sẹo của họ bị coi là vết nhơ gia đình.
Theo ANTD
Sắp chiếu phim tài liệu 'André Menras - Một người Việt' Tấm lòng của người Pháp yêu Việt Nam và gắn bó như quê hương thứ hai của mình được tái hiện trên phim. Bộ phim có thời lượng 36 phút do ông Đào Thanh Tùng đạo diễn và biên kịch, kể về ông André Menras, một người Pháp có cảm tình đặc biệt với Việt Nam. Ông là nhân chứng lịch sử trong...