LHP chiếu ‘Timbuktu’ bất chấp sự đe dọa Hồi giáo cực đoan
Bộ phim đoạt giải Cesar, Timbuktu của đạo diễn Abderrahmane Sissako, sẽ được trình chiếu và tham gia tranh giải Ngựa Vàng tại liên hoan phim châu Phi mặc lo ngại về an ninh.
“Chính phủ Burkina Faso đã quyết định chiếu phim Timbuktu. Tuy nhiên, cùng với việc chiếu phim, an ninh sẽ được siết chặt” – Jean-Claude Dioma, Bộ trưởng Văn hóa Burkina Faso, tuyên bố và cho biết giới chức nước này đã liệu trước được những rủi ro khi chiếu phim.
Ê-kíp làm phim Timbuktu và đạo diễn Abderrahmane Sissako (giữa) tại lễ trao giải Cesar.
Phim mô tả cư dân ở thành phố cổ Timbuktu phải vật lộn để duy trì cuộc sống hàng ngày như thế nào trong khi phải đối diện với sự cai trị tàn bạo của jihadist (chiến binh của Thượng đế), những kẻ đã nắm giữ phần lớn sa mạc rộng lớn của Mali hồi năm 2012.
Năm nay, tác phẩm điện ảnh này được đề cử giải Oscar Phim tiếng nước ngoài hay nhất và đã “rinh” 7 giải Cesar, được xem là giải Oscar của điện ảnh Pháp.
Video đang HOT
Ông Dioma cho biết, tuy chưa có sự đe dọa đặc biệt nào, song “các mối đe dọa luôn rình rập ở khắp mọi nơi khi phiến quân Hồi giáo cho rằng ai đó đang làm tổn thương các khía cạnh đức tin của chúng”.
Cảnh trong phim Timbuktu.
LHP Fespaco, được thành lập từ năm 1969 và được tổ chức 2 năm/lần ở Ouagadougou, thủ đô Burkina Faso, thu hút được ít nhất 12.000 khán giả. Năm nay, liên hoan phim diễn ra từ ngày 28/2 đến 7/3.
Theo Tuấn Vĩ/ Thể thao & Văn hóa
Phim đoạt giải Oscar 'Ida' bị cáo buộc 'bài Ba Lan'
Bộ phim đang gây nên cuộc tranh cãi và nhiều người cho rằng phim thể hiện tinh thần "bài Ba Lan".
Ida - bộ phim đoạt giải Oscar Phim tiếng nước ngoài hay nhất, đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng thế giới. Tuy nhiên ở Ba Lan,Ida đang gây nên cuộc tranh cãi và nhiều người cho rằng phim thể hiện tinh thần "bài Ba Lan".
Ida là tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Anh gốc Ba Lan Pawel Pawlikowski, trong đó khảo sát sự tương tác giữa người Do Thái, người Công giáo và những chiến sĩ ở Ba Lan trong và sau nạn tàn sát người Do Thái của phát xít Đức.
Phim kể về Ida, một phụ nữ trẻ mồ côi chuẩn bị đi tu trong cuối những năm 1960, nhưng rồi cô phát hiện ra mình là người Do Thái và cha mẹ cô đã bị một tá điền người Ba Lan giết hại trong Thế chiến II.
Đạo diễn Pawel Pawlikowski nhận giải Oscar Phim tiếng nước ngoài hay nhất với Ida.
Thực tế, rất nhiều người dân Ba Lan đang ăn mừng chiến thắng ngoạn mục của phim Ida tại lễ trao giải Oscar. Tổng thống Ba Lan và nhiều nhân vật văn hóa nước này nhận thấy đây là dấu hiệu chứng minh truyền thống điện ảnh phong phú của Ba Lan đang phục hưng.
Song nhiều người dân Ba Lan lại bực mình khi trong phim không có người Đức nào hay có bất cứ sự ám chỉ nào về Ba Lan trong thời bị phát xít Đức chiếm đóng. Họ còn nhận thấy tinh thần bài Do Thái của người Ba Lan trong phim bị mô tả một cách thẳng tưng, trong khi lại không hề đề cập đến những người Ba Lan đã giúp người Do Thái như thế nào mặc cho hiểm nguy lớn đang rình rập. "Khán giả xem phim Ida sẽ không biết được đất nước Ba Lan trong thời kỳ bị quân Đức chiếm đóng ra sao mà chỉ thấy người Ba Lan đã giết người Do Thái. Cứ cho là một câu chuyện như vậy có thể xảy ra. Đã có hàng ngàn người Do Thái không may bị người Ba Lan tố cáo và giết hại, song cũng có hàng ngàn người Ba Lan đã cứu người Do Thái và hàng trăm ngàn người Công giáo đã chết trong các trại tập trung của phát xít Đức" - cây bút Michal Szuldrzynski viết trên tờ nhật báo Rzeczpospolita.
Cảnh trong phim Ida.
Jaroslaw Kaczynski, người đứng đầu đảng đối lập Pháp luật và Công lý ở Ba Lan, bày tỏ: "Là một người Ba Lan, tôi hạnh phúc với thành công của phim Ida tại lễ trao giải Oscar, song tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu như Tượng Vàng Oscar được trao cho một bộ phim kể về những người Ba Lan đã anh hùng giúp đỡ người Do Thái trong chiến tranh".
Một tổ chức các nhà hoạt động xã hội Ba Lan đã yêu cầu các nhà làm phim Ida phải bổ sung dòng chú thích Ba Lan từng bị Đức xâm chiếm từ năm 1939 đến năm 1945, rằng người Đức đã tiến hành nhiều vụ tiêu diệt người Do Thái và rằng bất cứ người Ba Lan nào từng giúp đỡ người Do Thái đều gặp nguy hiểm tới tính mạng và gia đình họ. Tổ chức này cho biết, họ đã thu thập được hơn 50.000 chữ ký ủng hộ cho yêu cầu này.
Tuy nhiên, đạo diễn Pawlikowski không quan tâm tới những lời phàn nàn đó và khẳng định ông chưa bao giờ cố gắng làm phim lịch sử. Vừa trở về Warsaw hôm 26/2 với tượng Vàng Oscar, đạo diễn Pawlikowski đã bị nhiều phóng viên vây quanh và hỏi về cuộc tranh cãi. Ông không bình luận trực tiếp, song nói rằng "ở Mỹ mọi người đều kinh ngạc khi người Ba Lan lại đưa ra những lời phàn nàn như vậy về bộ phim".
Theo Tuấn Vĩ/ Thể thao văn hóa
Oscar: Người chấm giải không xem phim, khán giả 'chém gió' Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Điện ảnh Mỹ có hơn 6.000 thành viên bỏ phiếu cho giải Oscar mỗi năm. Giải Oscar luôn đầy hào nhoáng với sự có mặt của những ngôi sao hàng đầu, thu hút sự quan tâm lớn của công chúng toàn thế giới. Nhưng có những khía cạnh khác của Oscar ít được biết đến...