LG Display đầu tư 750 triệu USD vào Hải Phòng
Đây không phải lần đầu tiên hãng công nghệ Hàn Quốc rót thêm vốn vào dự án tại Hải Phòng.
Chia sẻ với Nikkei Asian Review , LG Display tuyên bố sẽ đầu tư 750 triệu USD cho những hoạt động của công ty tại thành phố Hải Phòng. Khoản đầu tư này nằm trong kế hoạch mở rộng các cơ sở sản xuất màn hình OLED tại Việt Nam.
Việc rót vốn sẽ giúp công ty Hàn Quốc đẩy giá trị khoản đầu tư ban đầu tại Hải Phòng lên con số 3,25 tỷ USD. Ngoài Trung Quốc và Hàn Quốc, Việt Nam đang là trung tâm sản xuất chính của LG Display. Các sản phẩm màn hình OLED của LG sẽ được tích hợp trên nhiều thiết bị như TV, điện thoại thông minh của hãng.
Đây sẽ là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất Hải Phòng.
Video đang HOT
Từ tháng 10-12/2020, doanh thu của LG Display đạt 6,54 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019. Thương hiệu Hàn Quốc cho biết do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xu hướng làm việc tại nhà trên toàn cầu đang thúc đẩy nhu cầu mua sắm thiết bị công nghệ, đặc biệt là TV.
Với nguồn vốn lên tới 750 triệu USD, đây sẽ là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Hải Phòng. Theo thông báo trên website thành phố, dự án dự kiến sẽ được triển khai từ tháng 3-5/2021, qua đó giải quyết công ăn việc làm cho hơn 5.000 lao động. Hiện tại, LG đang sở hữu các nhà máy khác tại Hải Phòng, bao gồm một số nhà máy được điều hành bởi LG Innotek và Pegatron.
Việc mở rộng mô hình hoạt động của LG Display tại Việt Nam là một trong những kế hoạch của tập đoàn LG. Năm 2020, LG Electronics tuyên bố sẽ xây dựng trung tâm R&D thứ 2 tại Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số xuất khẩu hàng điện tử của chúng ta đã tăng 56% trong khoảng thời gian từ tháng 1-11/2020. Giải thích cho vấn đề này, Nikkei cho biết tình trạng các nước trên thế giới rơi vào giai đoạn giãn cách xã hội đã khiến số lượng đặt hàng máy tính và các thiết bị điện tử tăng cao.
Điểm mặt khả năng rớt hạng ở V-League
Có đến sáu đội bóng phải đá chung kết ngược để chọn một CLB xuống hạng Nhất mùa sau nhưng yếu nhất không chắc đi dễ nhất.
Khác với các mùa giải V-League trước thường sớm nhận diện đội phải rớt hạng do điều kiện kinh tế khó khăn và thiếu niềm tin, động lực khiến cho cuộc chơi gần ngã ngũ, mùa này một suất rớt hạng dự báo khắc nghiệt hơn. Nguyên do các đội bóng đều muốn trụ lại V-League mùa sau để giữ lại niềm tự hào cho địa phương và bằng mọi giá phải tồn tại.
Sau giai đoạn 1 V-League 2020, có sáu đội xếp từ hạng chín đến hạng 14 vẫn giữ nguyên điểm số cũ và phải đá vòng tròn một lượt để chọn đội xếp cuối cùng rơi xuống hạng Nhất mùa bóng 2021. Thứ tự hiện tại của các đội lần lượt là SHB Đà Nẵng (16 điểm), Thanh Hóa (15 điểm), SL Nghệ An (15 điểm), Nam Định (13 điểm), Hải Phòng (13 điểm), Quảng Nam (9 điểm).
Lý thuyết Quảng Nam chính là CLB yếu bóng vía và kém nội lực nhất trong nhóm chạy trốn rớt hạng. Nội bộ bất ổn khiến họ phải thay HLV giữa mùa nhưng phó tướng Đào Quang Hùng vẫn chưa có những điều kiện tốt nhất để thay đổi phần số của nhà vô địch V-League mùa 2017.
Thanh Hóa, đội bóng nhiều bất ổn nhất trong cách làm bóng đá và liên tục thay tướng nếu không kịp củng cố sẽ có nguy cơ xuống hạng. Ảnh: PHƯƠNG NGHI
Tuy nhiên, Quảng Nam thực tế không phải gặp nhiều nguy cơ rớt hạng nhất, bởi sự trợ giúp vô hình và hữu hình từ một số thế lực để giữ vững truyền thống, duy trì món ăn tinh thần lẫn một tình yêu bóng đá mãnh liệt.
Nếu dửng dưng với một kết cục xấu, CLB Quảng Nam đã không sốt sắng tái ký hợp đồng với hơn 10 cầu thủ nội như một bảo chứng cho tương lai của họ và sớm tăng cường ngoại binh để vào cuộc đua trụ hạng. Họ gặp bất lợi nhất ở điểm số nhưng lại có ưu thế nhất từ những mối quan hệ gần gũi, cả về khoảng cách địa lý cùng sự bảo bọc của một ông chủ.
Quảng Nam sẽ càng dễ thở hơn khi CLB láng giềng SHB Đà Nẵng vừa có uy vừa có lực sớm hoàn thành mục tiêu trụ hạng trước thời gian quy định. Bởi thầy trò HLV Lê Huỳnh Đức có chơi tất tay để thắng cả năm trận còn lại, điểm số cộng dồn của giữa hai giai đoạn, ví dụ có hơn Hà Tĩnh ở nhóm trên, vẫn là vô nghĩa khi giải đấu đã tách tốp.
Tương tự, Thanh Hóa hay SL Nghệ An có nội lực mạnh mẽ hơn nhóm còn lại, khiến đường đua gần như chỉ là cuộc tranh chấp của Nam Định, Hải Phòng và đội yếu nhất lại có nhiều lợi thế nhất Quảng Nam. Mỗi cuộc gặp gỡ giữa ba đội cuối bảng này đều là một trận cầu 6 điểm nhưng nếu có một sự lơi lỏng có chủ ý của ba đội nhóm trên, ngân hàng điểm cho họ càng dày thêm.
Thanh Hóa gặp nhiều nguy cơ
Trong các cuộc đối đầu trực tiếp giữa nhóm đua trụ hạng, Hải Phòng có nhiều ưu thế tâm lý nhất khi giành 10 điểm sau năm trận đấu. Tiếp theo là SHB Đà Nẵng, Nam Định (cùng có 9 điểm), Quảng Nam (7 điểm). Hai đội SL Nghệ An và Thanh Hóa chỉ thu hoạch 4 điểm với năm lần gặp gỡ trong nhóm này. Những con số tham khảo cho thấy sự phân biệt hơn thua giữa họ và quan trọng hơn là tính ổn định của sáu đội bóng. Trong đó, Thanh Hóa đang đối diện với nhiều nguy cơ nhất về cách thức tổ chức và quản lý CLB thiên về sự cứng nhắc hành chính hơn là củng cố về chuyên môn. Ở đấy, ông chủ tịch CLB có thể can thiệp vào cách sắp xếp đội hình hoặc gây sức ép khiến HLV phải mất ghế như trường hợp HLV Nguyễn Thành Công vừa qua. Nếu không kịp chấn chỉnh nội bộ, Thanh Hóa dễ bị phân hóa nội bộ và rơi vào vòng xoáy nguy cơ xuống hạng nhất.
Liệu bầu Đệ có sớm kê cao gối ngủ được không? Với khoảng cách 6 điểm so với đội chót bảng Quảng Nam, lại có 1 lịch thi đấu khá thuận lợi. Vậy bầu Đệ liệu có kê cao gối ngủ tại vòng chung kết lần này được không? Được 15 điểm, xếp thứ 10 đã giúp Thanh Hóa có lịch thi đấu khá thuận lợi. Họ có 2 trận sân nhà gặp các...