Lewandowski và mùa giải lịch sử: Hiệu quả hơn cả Messi & Ronaldo?
Lewandowski đang có mùa giải 2019/20 ghi bàn hiệu quả tốt hơn cả một số mùa giải xuất sắc của Lionel Messi và Cristiano Ronaldo.
Robert Lewandowski đang có một mùa giải hết sức xuất sắc và việc Bundesliga đang thi đấu trong khi các giải lớn châu Âu khác chưa trở lại tạo điều kiện cho phong độ của anh càng được chú ý hơn. Với bàn thắng vào lưới Bayer Leverkusen vào thứ Bảy vừa qua, anh giờ đã có 44 bàn thắng sau 38 trận ở mọi giải đấu, phá vỡ kỷ lục cá nhân 43 bàn của mùa giải 2016/17.
Robert Lewandowski có mùa giải ghi bàn tốt nhất trong sự nghiệp
Không những vậy mùa giải của Lewandowski còn có thể sẽ trở thành một trong những mùa giải thành công nhất của bóng đá châu Âu với một tiền đạo. Trong lịch sử bóng đá châu Âu, ngoài Ronaldo của mùa giải 1996/97, Ruud van Nistelrooy mùa 2002/03 và Cristiano Ronaldo mùa 2007/08 thì những mùa giải ghi bàn nhiều nhất kể từ 1990 (năm mà luật việt vị hiện nay được áp dụng) đến nay đều thuộc về thập kỷ qua.
Trong các chân sút góp mặt ở đó thì chỉ có 3 tiền đạo đã có nhiều hơn 2 mùa giải ghi bàn với tần suất cao nhất. Ngoài Lionel Messi và Cristiano Ronaldo thì Robert Lewandowski chính là người thứ 3 với 5 mùa giải, bao gồm cả mùa hiện tại. Mùa 2019/20 lúc này của trung phong người Ba Lan chỉ kém đúng 2 mùa giải đỉnh cao 2011/12 và 2012/13 của Messi.
Trung bình Lewandowski đang có 1,16 bàn/trận và với thời gian thi đấu 3233 phút, anh trung bình cứ 75 phút lại có 1 bàn thắng. Nhưng một thông số đáng chú ý hơn nữa là Lewandowski có tỷ lệ trận đấu ghi bàn nhiều hơn tỷ lệ của Messi hai mùa 2011/12 và 2012/13, khi anh đã lập công trong 78% số trận, chính xác hơn là chỉ 7 trận.
Trong khi Messi mùa 2012/13 đạt 74% và mùa 2011/12 đạt 62%. Mùa 2011/12 của Messi là mùa giải ghi bàn nhiều nhất với 73 bàn, nhưng tỷ lệ chỉ có thế: tiền đạo người Argentina có 9 trận ghi từ 2 bàn trở lên trong mùa giải ấy với tổng cộng 31 bàn trước những Leverkusen, Valencia, Espanyol, Plzen, Osasuna, Atletico Madrid, Malaga và Granada, nhưng ở các trận còn lại có một số tương đối lớn trận đấu anh không lập công.
Lewandowski có đủ cơ hội để chạm mốc 50 bàn trước khi mùa giải kết thúc. Anh còn có thể đá thêm 3 trận ở Bundesliga (anh bị treo giò 1 trận tới), 1 trận ở Cúp quốc gia (và thêm 1 trận nữa nếu vào chung kết), cộng thêm ít nhất 3 trận Champions League nếu Bayern không để Chelsea ngược dòng và đi tiếp vào tứ kết, tổng cộng là 7-8 trận.
Video đang HOT
Số phận trái ngược của dàn sao Premier League cập bến Real
CLB Hoàng gia Tây Ban Nha từng nhiều lần chiêu mộ các ngôi sao thành danh ở Premier League. Tuy nhiên, không phải bản hợp đồng nào cũng đem lại thành công.
Năm 1999, tiền vệ Steve McManaman cập bến Real theo dạng chuyển nhượng tự do, sau 9 năm cống hiến tại Liverpool. Anh được xem là bản hợp đồng đáng chú ý đầu tiên của Real từ Premier League. McManaman giành 2 Champions League và 2 La Liga tại Bernabeu, được xem là một bản hợp đồng thành công của Real.
Năm 2003, Real tiếp tục mua một tiền vệ người Anh khác từ Premier League. David Beckham đến Bernabeu từ MU với giá 25 triệu bảng (hơn 31 triệu USD). Dù chỉ giúp Real giành 1 danh hiệu La Liga, Beckham vẫn được xem là một bản hợp đồng thành công của "Kền kền trắng" vì lợi ích thương hiệu ngoài sân cỏ.
Năm 2004, Real chiêu mộ trung vệ Jonathan Woodgate từ Newcastle United với giá 14,2 triệu bảng (17,8 triệu USD).Những chấn thương khiến Woodgate chỉ ra sân có 14 trận cho Real, và được xem là một bản hợp đồng thất bại của Real. Năm 2006, anh bị bán cho Middlesbrough.
Cũng trong năm 2004, Real mua Michael Owen, khi đó là một trong những chân sút hay nhất châu Âu từ Liverpool với 8 triệu bảng (10 triệu USD). Tuy nhiên, Owen chỉ ra sân 45 lần cho Real, ghi được 16 bàn thắng và được xem là bản hợp đồng thất bại của đội chủ sân Bernabeu.
Năm 2005, Real chiêu mộ Thomas Gravesen từ Everton với giá 2,6 triệu bảng (3,2 triệu USD). Gravesen ra sân 49 lần cho Real và nhiều lần gây thất vọng.
Năm 2006, Real mua Ruud van Nistelrooy từ MU với giá 10,2 triệu bảng (12,8 triệu USD). Chân sút người Hà Lan toả sáng giúp Real 2 lần vô địch La Liga.
Năm 2007, Real tiếp tục mua một cầu thủ Hà Lan khác là Arjen Robben với giá 25 triệu bảng (31 triệu USD) từ Chelsea. Robben giúp Real giành 1 La Liga dù chỉ ra sân tổng cộng 65 lần.
Năm 2009, Real kích nổ quả bom tấn Cristiano Ronaldo từ MU với giá 80 triệu bảng (hơn 100 triệu USD). Ronaldo ra sân 438 lần, ghi 450 bàn cho Real và giúp CLB của La Liga đoạt 4 Champions League, 2 La Liga và 2 Copa del Rey.
Cũng trong năm 2009, Real chiêu mộ Xabi Alonso từ Liverpool với giá 30 triệu bảng (37 triệu USD). Tiền vệ người Tây Ban Nha nhanh chóng trở thành trụ cột của Real và giúp CLB giành 1 Champions League, 1 La Liga.
Năm 2012, Luka Modric cập bến Real từ Tottenham với giá 30 triệu bảng (37 triệu USD). Tiền vệ người Croatia trở thành trụ cột của Real cho đến nay và đã giành danh hiệu Quả bóng Vàng 2018.
Năm 2013, Gareth Bale phá kỷ lục của Ronaldo với giá 85 triệu bảng (106 triệu USD) từ Tottenham. Tiền vệ người xứ Wales cũng gặt hái thành công tại sân Bernabeu với 4 danh hiệu Champions League, 1 La Liga và nhiều danh hiệu khác.
Năm 2018, Thibaut Courtois đến Real từ Chelsea với giá 35 triệu bảng (43 triệu USD). Sau quãng thời gian đầu khó khăn, thủ môn người Bỉ đang là trụ cột của CLB La Liga.
Năm 2019, Eden Hazard đến Real với giá chuyển nhượng 88,5 triệu bảng (111,1 triệu USD). Tiền vệ người Bỉ gặp nhiều chấn thương và vẫn đang trên đường tìm lại phong độ đỉnh cao của mình.
10 thương vụ chuyển nhượng kỷ lục của SC Heerenveen SC Heerenveen từng chiêu mộ Ruud van Nistelrooy và Klaas-Jan Huntelaar, nhưng cả 2 tên tuổi đình đám không có tên trong 10 thương vụ kỷ lục của CLB. Daryl Janmaat (1,62 triệu bảng): Janmaat gia nhập Heerenveen từ CLB ADO Den Haag ở kỳ chuyển nhượng hè 2008. Janmaat khoác áo Heerenveen 4 mùa giải và thi đấu khá thành công. Hè...