Lều tàng hình giúp pháo phản lực Nga qua mặt vệ tinh
Quân đội Nga sẽ triển khai lều bạt có khả năng che giấu hoàn toàn các tổ hợp pháo phản lực trước radar và vệ tinh đối phương.
Pháo phản lực BM-30 Smerch của quân đội Nga
Các tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch và BM-27 Uragan của Nga sẽ được che giấu bởi loại lều bạt làm từ vật liệu đặc biệt, giúp chúng tàng hình trước các thiết bị trinh sát như radar, vệ tinh và cảm biến hồng ngoại của đối phương, Sputnik ngày 17/1 đưa tin.
Các bộ lều được trang bị thiết bị thông gió, kiểm soát cháy, nguồn điện và hệ thống sưởi ấm riêng. 8 bộ lều đầu tiên sẽ triển khai ở Lữ đoàn tên lửa số 338 thuộc Quân khu miền Đông, đóng tại vùng Ussuriysk giáp với Trung Quốc. Quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết hàng loạt lữ đoàn pháo phản lực sẽ được biên chế loại lều đặc biệt này trong năm 2017.
Lều được dựng trên khung thép, lớp vải bọc mang họa tiết rằn ri để che giấu hình dạng thật sự và hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Vật liệu vải có khả năng che dấu tín hiệu hồng ngoại, vô hiệu hóa các cảm biến trên máy bay không người lái, phi cơ do thám hoặc vệ tinh. Lều cũng có thể chịu được mưa lớn và nhiệt độ tới -50C, cũng như động đất 6 độ Richter.
Mỗi lều dài 100 m, rộng 24 m và cao 5 m, diện tích sử dụng trên 2.000 m2. Dù có kích thước khá lớn, chiếc lều này có thể được các binh sĩ triển khai chỉ trong vài giờ.
Video đang HOT
Một khu lều tàng hình đang được Nga thử nghiệm. Ảnh: Livejournal.
“Trước đây, chúng tôi thường đặt khí tài quân sự trong các khoang chứa nhỏ hoặc đơn giản là để chúng ngoài trời. Xe tăng và thiết giáp có thể dễ dàng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, nhưng các hệ thống phức tạp như Smerch và Uragan có thể hư hỏng trong điều kiện như vậy”, chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky cho biết.
Các phương tiện chiến đấu để ngoài trời cũng dễ trở thành mục tiêu cho tình báo công nghệ của đối phương, nhất là những tổ hợp pháo phản lực và tên lửa đạn đạo như Smerch, Uragan và Iskander.
BM-30 Smerch là tổ hợp pháo phản lực uy lực nhất của Nga, được biên chế từ năm 1987. Mỗi bệ pháo gồm 12 ống phóng cỡ nòng 300 mm, tầm bắn 20-90 km và có khả năng hủy diệt mọi sinh vật sống trên diện tích 67 hecta. Quân đội Nga dự kiến trang bị hệ thống dẫn đường hiện đại để tăng độ chính xác và uy lực cho Smerch trong thời gian tới.
Theo Tử Quỳnh (Vnexpress)
BM-30 Smerch pháo phản lực đáng sợ nhất của Nga
Một xe phóng của tổ hợp pháo phản lực Smerch có thể hủy diệt mọi sinh vật sống trên diện tích 67 hecta từ khoảng cách 90 km.
Xe phóng đạn của tổ hợp BM-30 Smerch. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin.
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-30 "Smerch" (Lốc xoáy) được phát triển vào đầu thập niên 1980, đi vào biên chế Hồng quân Liên Xô từ năm 1987. Khi đó, nó là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) mạnh nhất trên thế giới. Đến nay, Smerch vẫn nằm trong số các tổ hợp pháo phản lực uy lực nhất, theo Military Today.
Ngoài 106 tổ hợp đang được biên chế trong lực lượng pháo binh, tên lửa Nga, BM-30 cũng hiện diện trong quân đội 15 quốc gia khác. Smerch từng tham chiến tại Chechnya, Ukraine và gần đây nhất là Syria. Tổ hợp Smerch hoàn chỉnh được Bộ Quốc phòng Nga định danh là 9K58, xe phóng đạn có định danh 9A52.
Mỗi xe phóng đạn được trang bị 12 ống phóng cỡ nòng 300 mm. Loại đạn 9M55 tiêu chuẩn của Smerch dài 7,6 m và nặng 800 kg. Tầm bắn của hệ thống đạt 20-70 km, phiên bản đạn 9M528 có tầm bắn tới 90 km.
Các quả đạn đều có hệ thống hiệu chỉnh đường bay và tầm bắn để tăng độ chính xác. BM-30 có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm nổ mảnh (HEF), nhiệt áp (FAE), đạn cháy, đạn chùm có khả năng chống bộ binh hoặc chống tăng, cũng như đạn chống tăng tự dẫn.
Smerch có khả năng phóng từng quả đạn riêng rẽ hoặc phóng theo loạt 3, 6 và 12 đạn. Tổ hợp này đặc biệt hiệu quả đối với các nhóm quân tập trung, xe thiết giáp, khẩu đội pháo binh, sân bay và mục tiêu tản mát của đối phương.
Một loạt phóng 12 đạn của BM-30 có thể bao phủ diện tích tới 67 hecta. Đôi khi Smerch còn được gọi là vũ khí hủy diệt hàng loạt, với việc đầu đạn chống bộ binh đủ sức tiêu diệt mọi sinh vật sống trong khu vực sát thương.
Xe tiếp đạn 9T234-2 của tổ hợp Smerch. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin.
Xe phóng 9A52 có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang khai hỏa chỉ trong vòng 3 phút. Người điều khiển có thể ra lệnh phóng đạn từ trong xe hoặc từ xa. Một loạt phóng toàn bộ 12 đạn chỉ kéo dài trong 38 giây.
Bệ phóng được đặt trên khung gầm hạng nặng MAZ-543. Xe có tốc độ tối đa 60-65 km/h, có thể chạy liên tục 850 km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Việc nạp đạn được tiến hành bởi xe nạp 9T234-2. Loại xe này sử dụng chung khung gầm MAZ-543, được trang bị cần cẩu và 12 quả đạn dự trữ. Quá trình nạp đạn kéo dài 36 phút.
Mỗi tổ hợp BM-30 thường bao gồm 6 xe phóng 9A52 và 6 xe nạp 9T234-2. Sau khi khai hỏa, các xe phóng sẽ rời trận địa và nạp đạn ở khu vực riêng để tránh đối phương phản pháo.
Hệ thống điều khiển hỏa lực Vivari có thể hoạt động tự động hoặc do con người vận hành. Hệ thống này được đặt trên một xe riêng, có khả năng chỉ huy 6 bệ phóng khác nhau. Nó có nhiệm vụ tính toán đường đạn và dữ liệu mục tiêu cho từng bệ phóng.
Năm 2007, Nga đã giới thiệu phiên bản 9A52-4 Tornado, dựa trên thiết kế của BM-30. Nó đóng vai trò bệ phóng pháo phản lực hạng nhẹ và đa năng hơn Smerch, với hỏa lực giảm xuống chỉ còn 6 ống phóng. Tornado cũng được trang bị hệ thống định vị và điều khiển hỏa lực hiện đại hơn BM-30.
(Theo Vnexpress)
Chi 8 tỷ USD mua vũ khí: Quân đội Việt Nam lột xác mạnh mẽ! Trung tâm phân tích thị trường vũ khí toàn cầu Nga (TSAMTO) công bố báo cáo mới: Chi 8 tỷ USD mua vũ khí hiện đại để bảo vệ chủ quyền, diện mạo QĐND Việt Nam thay đổi ngoạn mục! Việt Nam đã chi 8 tỷ USD mua vũ khí hiện đại! Theo Báo cáo thường niên về thị trường vũ khí toàn...