“Les Misérables” phiên bản chế gây sốt YouTube
“ Les Militaribles” – phiên bản nhái của movie đình đám “Les Misérables” – hiện đã thu hút hơn 4 triệu lượt xem trên YouTube.
Nếu như Les Misérables vừa thắng đậm tại Lễ trao giải Quả cầu vàng và hứa hẹn sẽ tiếp tục càn quétOscar 85 sắp tới thì một phiên bản nhái của bộ phim nhạc kịch đình đám này cũng đang là hiện tượng gây sốt trong cộng đồng mạng. Sau 2 tuần kể từ ngày chính thức ra mắt, đoạn clip chế có tên gọi Les Militaribles do Korean Air Force sản xuất hiện đã thu hút hơn 4 triệu lượt xem trên website chia sẻ video đình đám YouTube.
Có độ dài hơn 13 phút, bộ phim ngắn mang xuất xứ Hàn Quốc này kể về 1 chàng lính có tên gọi Jean Valjean – cùng tên với nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết kinh điển của Victor Hugo. Bạn gái của anh tới thăm đúng lúc anh chàng được giao nhiệm vụ đi dọn sạch tuyết trên sân, vì thế Valjean chỉ có vài phút ngắn ngủi để gặp cô. Cuối phim, chàng lính khốn khổ tự nhủ rằng, mình sẽ vượt qua nỗi buồn vì “mùa xuân rồi sẽ đến”.
Được biết, kinh phí thực hiện Les Militaribles chỉ vỏn vẹn 900 USD (~19 triệu đồng). Tuy nhiên, Korean Air Force đã hết sức thành công khi đoạn phim ngắn này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cư dân mạng. Chưa hết, Les Militaribles còn được các tạp chí nổi tiếng thế giới “lăng xê” miễn phí.
Wall Street Journal đã nhanh chóng giật tít: “Cơn sốt YouTube mới nhất đến từ Hàn Quốc: Bài ca của những chàng lính”. Còn Huffington Post cũng nhận định: “bộ phim có thể lặp lại thành tích của điệu nhảy ngựa Gangnam Style”.
Video đang HOT
Trong khi đó, tờ New York Times thì bình luận: “Đoạn video cho thấy sự không hài lòng của những chàng lính trẻ khi phải tuân thủ những quy tắc theo cấp bậc trong quân đội. Tuy nhiên, đó cũng là những kỷ niệm đáng nhớ trong 2 năm nhập ngũ của họ”.
Theo TTVN
"Những người khốn khổ": Chân thật đến đau đớn
Những ca khúc đều rất đáng để nghe và những màn trình diễn đều quá sức tuyệt vời...
Nhìn toàn cảnh về Les Miserables - Những người khốn khổ, đây là một bộ phim chân thật đến đau đớn, một phiên bản vừa giống mà lại vừa khác với tác phẩm nhạc kịch trên sân khấu, và có một vài chi tiết trong phim không tương đồng với tiểu thuyết Victor Hugo.
Nhìn một cách chi tiết, bộ phim gồm rất nhiều màn trình diễn tốt, mà thật ra là quá tốt. Có lẽ thông qua rất nhiều thông tin trên báo giới mà khán giả đã được đọc trước khi bộ phim này ra rạp, họ đã sớm biết rằng điểm khác biệt của Những người khốn khổ so với rất nhiều bộ phim ca nhạc khác, đó chính là các diễn viên hát "live" hoàn toàn bằng một micro nhỏ gắn trong người. Tuy nhiên việc làm này, trong thực tế cũng chỉ phát huy hiệu quả trong một vài trường hợp.
Xem phim, khán giả sẽ cảm thấy rằng bộ phim này giống như một phiên bản đơn giản hóa cuốn tiểu thuyết của Hugo nhằm làm hài lòng họ hơn là một phiên bản nhạc kịch tuyệt vời trên sân khấu Broadway.
Những người khốn khổ xoay quanh Jean Valjean (Hugh Jackman), một người đàn ông phải chịu cảnh lưu đày suốt 19 năm chỉ vì... ăn trộm bánh mì. Sau khi ra khỏi nhà tù, Valjean đã gặp một vị linh mục, người đã soi đường cho tên tù nhân giác ngộ và quyết tâm trở thành một người lương thiện. Nhiều năm sau đó, Jean Valjean trở thành một thị trưởng quyền cao chức trọng nhưng vẫn bị ám ảnh bởi quá khứ.
Ông đã gặp Fantine (Anne Hathaway), cô gái tội nghiệp buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette đang phải sống với gia đình nhà Thénardier độc ác. Sau khi Fantine qua đời, Valjean đã nuôi dưỡng và yêu thương Cosette như con đẻ. Tuy nhiên thời gian này, ông vẫn bị viên thanh tra Javert (Russell Crowe) truy đuổi ráo riết.
Sau khi Cosette khôn lớn (Amanda Seyfried đảm nhiệm vai Cosette trưởng thành), cô đem lòng yêu chàng trai quý tộc đóng giả làm dân nghèo Marius (Eddie Redmayne). Mặc dù rất đau lòng vì nghĩ đến cảnh Cosette sẽ rời xa mình nhưng Jean Valjean vẫn âm thầm tác thành cho đôi trẻ bằng cách cứu Marius thoát chết và mang anh trở về bên Cosette.
Phần đầu có lẽ là phần tốt nhất của cả vở nhạc kịch lẫn bộ phim, đặc biệt là phần trình diễn của Anne Hathaway với ca khúc I Dreamed A Dream. Cảnh quay này thực tế không cầu kỳ mà rất đơn giản.Anne Hathaway trong vai cô gái điếm Fantine, cất giọng hát run rẩy, với gương mặt hốc hác và nhem nhuốc trong hai màu sắc đỏ và nâu, trên bức phông nền tồi tàn và khốn khổ được làm mờ.
Anne dường như không chỉ hát, mà cô còn như "ngấu nghiến" từng ca từ, khiến toàn bộ khán giả ngồi trước màn hình phải như nín thở tập trung dõi theo khuôn miệng run rẩy của cô. Ở thời điểm đó, Fantine đã không chỉ mất đi mái tóc dài xinh đẹp, mà còn mất đi chính phẩm giá của mình - điều mà cô luôn giữ gìn bấy lâu nay cho dù nghèo đói và cơ cực. Khi Fantine cất lên tiếng hát I Dreamed A Dream cũng là lúc cô đã hóa thành một người khốn khổ nhất trên thế giới này.
Thời gian mà Anne Hathaway xuất hiện trên màn ảnh không nhiều, nhưng nữ diễn viên xinh đẹp đã biến mọi khoảnh khắc mà cô góp mặt đều trở nên đáng giá. Nên người ta không mấy bất ngờ khi cô được đề cử giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Oscar năm nay.
Tuy nhiên, ở khoảng 2/3 thời lượng phim sau, một số tình tiết trong phim có diễn biến quá nhanh chóng, bên cạnh đó lại có nhiều chi tiết quá dư thừa. Phần này chứng kiến sự xuất hiện nhóm các thanh niên muốn thực hiện khởi nghĩa, bao gồm cả nhân vật Marius (Eddie Redmayne), nhân vật Cosette phiên bản trưởng thành (do Amanda Seyfried đóng) và cô gái Eponine (Samantha Bark) - người yêu đơn phương Marius.
Khi xem nhạc kịch trên sân khấu, trừ khi ngồi ở hàng ghế đầu, còn hầu như khán giả không thể nhìn cận mặt diễn viên để chứng kiến những cảm xúc biến đổi trên gương mặt họ, bởi thế những ca khúc đã làm thay việc đó. Tuy nhiên, với một bộ phim điện ảnh, mọi góc cạnh của cảm xúc nhân vật được bộc lộ trên gương mặt đều được biểu lộ rõ trên màn ảnh rộng. Bởi thế nên trong vài trường hợp, những ca khúc độc thoại kéo dài trở nên dư thừa, mà tiêu biểu là các trường hợp của Jean Valjean (Hugh Jackman), Javert (Russell Crowe) và Marius (Eddie Redmayne).
Thậm chí ngay cả ở trường hợp ca khúc mang tính biểu tượng On My Own dưới sự thể hiện của Samantha Barks. Ca khúc thể hiện tình yêu đơn phương vô vọng mà Eponine dành cho Marius. Tuy nhiên, ca khúc này lại tái hiện lại những gì mà khán giả đã thấy và đã biết hơn là những cảm xúc của nhân vật. Nhưng cũng phải nói rằng, với một phiên bản của Les Miserables thì khó có thể cắt đi ca khúc kinh điển On My Own.
Ngoài ra, một số chi tiết trong phim không đúng với tiểu thuyết. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nhân vật Marius đã bị thay đổi một chi tiết lớn. Trong phim, Jean Valjean sau khi kể chuyện cuộc đời mình cho Marius đã quyết định bỏ đi mà không từ biệt Cosette. Marius cũng đã thống nhất với Valjean là sẽ giấu Cosette mọi chuyện. Còn trong tiểu thuyết, sau khi Marius phát hiện quá khứ của Valjean, anh ta đã thuyết phục Cosette tránh xa Valjean vì cho rằng ông là người xấu.
Sự thay đổi trong phim đã làm dịu đi một phần bi kịch của Jean Valjean và khiến cho những trường đoạn thể hiện cao trào cảm xúc của ông bớt đi ý nghĩa.
Tất nhiên, những điều này không đồng nghĩa với việc Les Miserables là một bộ phim tồi. Những ca khúc đều rất đáng để nghe và những màn trình diễn đều quá sức tuyệt vời. Phần bối cảnh được đầu tư kỹ lưỡng, hoành tráng và chân thực. Bộ phim có thể khó tiếp cận với một bộ phận khán giả Việt - những người còn xa lạ với thể loại nhạc kịch, nhưng vẫn là một bộ phim rất đáng để xem trong những ngày cận kề năm mới này.
Theo TTVN
Những bộ phim "mở hàng" rạp chiếu Việt năm 2013 Cùng điểm qua những bộ phim nổi bật sẽ có mặt tại rạp chiếu Việt tháng 1 năm nay. 1. The Impossible - Thảm họa sóng thần Ngày phát hành: 4/1/2013 Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về sự sống sót kỳ diệu của một gia đình tại Ấn Độ Dương sau thảm họa sóng thần năm 2004. Maria (do...