Lép vế trước Mỹ, Nhật, Trung Quốc muốn đóng tàu khu trục hơn 10.000 tấn
Trong cuộc phỏng vấn với Đài Truyền hình Bắc Kinh hôm 12-8, chuyên gia quân sự Trung Quốc Fang Binh cho biết, nước này có kế hoạch sẽ đóng tổng số 12 chiếc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D, nhưng cuối cùng có thể sẽ đóng được các tàu khu trục lớn hơn với tải trọng lên đến trên 10.000 tấn.
Ông Fang Binh cho biết, các tàu khu trục Type 052D có thể sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong hải quân Trung Quốc trong thời gian tới. Được biết đến như là lớp tàu khu trục Aegis của Trung Quốc, ông Fang Binh cho rằng, tàu khu trục Type 052D hiện tại là lớp tàu chiến mạnh nhất mà Trung Quốc đã chế tạo.
Theo ông, nhiệm vụ chính của các tàu khu trục Type 052D, được trang bị radar mảng pha chủ động và một hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, là đảm bảo vai trò của một lực lượng nòng cốt trong nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc.
Tàu khu trục Type 052D “Côn Minh” của Trung Quốc
Ông cho rằng, Type 052D vẫn là một lớp tàu khu trục quá nhỏ khi so sánh với các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ và lớp tàu khu trục Kongo của hực lượng hải quân Nhật Bản.
Để tăng số lượng vũ khí được trang bị trên tàu, ông Fang Binh cho rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ phải phát triển loại tàu khu trục hơn 10.000 tấn của riêng mình trong tương lai.
Video đang HOT
Ông khẳng định rằng, khi mà Trung Quốc có được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc vận hành các tàu khu trục Type 052D, thì hải quân Trung Quốc sẽ được trang bị các tàu chiến lớn hơn.
Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân bằng việc tự đóng thêm tàu sân bay
Trước đó, tạp chí quân sự nổi tiếng ở châu Á “Kanwa” đưa tin, hải quân Trung Quốc có kế hoạch sẽ chế tạo tổng số 10 tàu sân bay nội địa, nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển.
Richard Fisher, một chuyên gia quân sự đến từ Trung tâm Đánh giá và chiến lược quốc tế, cho biết, Trung Quốc có thể sở hữu từ 4 đến 5 tàu sân bay vào năm 2030. Con số này cuối cùng có thể tăng lên 10 chiếc trong vài thập niên tiếp theo.
Theo ANTD
Ý đồ của Mỹ khi mời TQ tập trận lớn nhất thế giới
Washington hy vọng Bắc Kinh sẽ từ bỏ tham vọng hất cẳng họ khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau khi thấy khả năng tác chiến của Hải quân Mỹ.
Trung Quốc là một trong 22 quốc gia tham dự cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014 theo lời mời của Mỹ. Đây là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc tham dự cuộc tập trận này, nhưng số tàu mà Bắc Kinh mang tới RIMPAC 2014 đứng thứ hai, chỉ sau Mỹ, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc(CCTV) đưa tin.
Việc Hải quân Trung Quốc(PLA) tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC đã tạo ra làn sóng chỉ trích trong chính giới Mỹ.
Chiến hạm Trung Quốc tới Trân Châu Cảng để tham dự tập trận RIMPAC 2014. Ảnh:Tân Hoa Xã
Cuộc tập trận năm nay kéo dài từ ngày 26/6 đến 1/8. Hải quân 22 quốc gia đưa tới RIMPAC 47 tàu nổi, 6 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ. Sự góp mặt của Trung Quốc thu hút sự chú ý của quốc tế trong bối cảnh mối quan hệ Washington - Bắc Kinh đang khá căng thẳng thời gian gần đây. Nhiều người cho rằng sự hiện diện của Trung Quốc ở RIMPAC 2014 không thể hóa giải những bất đồng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Hôm 14/6, 3 tàu chiến thuộc Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc, gồm hai tàu khu trục, một tàu cung ứng và hai trực thăng, đã diễn tập bắn đạn thật tại khu vực tây Thái Bình Dương.
Tạp chí Diplomat của Nhật Bản nhận định, trước năm 2010, RIMPAC không thực sự gây sự chú ý của toàn thế giới do chỉ 14 quốc gia thường xuyên tham gia cuộc tập trận hai năm một lần ngoài khơi quần đảo Hawai. Tuy nhiên, số quốc gia tham dự RIMPAC lần thứ 22 (vào năm 2010) bất ngờ tăng lên 22. Số nước đưa quân tới tham dự RIMPAC giữ nguyên trong năm 2012 và 2014.
Trong quá khứ, do Mỹ không mời Trung Quốc tham dự RIMPAC nên các nhà phê bình Trung Quốc nhiều lần cáo buộc Washington cố tình cô lập họ. Giới truyền thông Trung Quốc thường gọi tập trận RIMPAC do Mỹ dẫn đầu là nỗ lực trắng trợn chống lại Bắc Kinh, song những lời chỉ trích đã giảm trong năm nay. Việc Lầu Năm Góc mời Trung Quốc sẽ minh bạch hóa hoạt động của hải quân các nước, đồng thời ngăn chặn những hiểu lầm. Nó rất có lợi cho Mỹ, nhất là trong bối cảnh Washington đặt mục tiêu tăng cường quan hệ quân sự, đặc biệt là hải quân, với quân đội Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc cho biết, đội tàu của Bắc Kinh chỉ xếp sau nước chủ nhà về số lượng. Ảnh: Tân Hoa Xã
Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2014 khẳng định việc Trung Quốc tham gia RIMPAC sẽ không mang lại lợi ích lớn, nhưng nó tạo ra một đường dây thông tin liên lạc giữa Hải quân của Mỹ và Trung Quốc. Đường dây này chỉ phát huy hiệu quả khi mối quan hệ đôi bên căng thẳng.
Mỹ hy vọng sự tham dự của Trung Quốc sẽ làm gián đoạn chuỗi hành động cứng rắn nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh trong khu vực. Sự hiện diện của Trung Quốc còn góp phần củng cố uy tín của Mỹ đối với các nước đồng minh châu Á và cho thế giới thấy ảnh hưởng của Washington. Ngoài ra, RIMPAC 2014 sẽ giúp Washington và Bắc Kinh phối hợp ăn ý trong các hoạt động cứu trợ thiên tai trong tương lai.
Mỹ biết rõ sự hiện diện của Trung Quốc ở RIMPAC 2014 không làm thay đổi chính sách của Bắc Kinh đối với các quốc gia trong khu vực hay khiến giới lãnh đạo Trung Quốc dè chừng ảnh hưởng của Mỹ. Tuy nhiên, Washington hy vọng Bắc Kinh sẽ từ bỏ tham vọng hất cẳng họ khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau khi thấy khả năng tác chiến của Hải quân Mỹ.
Theo Zing News
Nga trang bị robot quân sự cho tàu ngầm thế hệ thứ 5 - Tàu ngầm thế hệ thứ 5 của Nga sẽ được trang bị robot quân sự, Tư lệnh Hải quân Nga cho hay. "Khả năng tác chiến của loại tàu ngầm thông thường và đa năng này sẽ được cải thiện đáng kể trong tương lai khi hệ thống robot điều khiển được triển khai trong hệ thống vũ khí của tài", Đô...