Leonardo da Vinci có đôi mắt ’siêu phàm’ giúp tạo nên bức Mona Lisa?
Họa sĩ Leonardo da Vinci được cho là sở hữu đôi mắt ’siêu phàm’ giống như các vận động viên bóng chày giúp ông bắt được những khoảnh khắc thoáng qua. Trong số này có nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa.
Nhà di truyền học David Thaler mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về họa sĩ Leonardo da Vinci nổi tiếng thời Phục hưng.
Theo ông Thaler, danh họa da Vinci có khả năng sở hữu đôi mắt cực nhạy bén giống như của các vận động viên chơi quần vợt hay bóng chày có thể nhìn rõ đường đi của những quả bóng di chuyển với tốc độ cực nhanh.
Với đôi mắt cực nhạy bén, da Vinci có thể nhìn và nhớ rõ những khoảnh khắc thoáng qua để rồi thể hiện chúng trong các bức tranh.
Danh họa da Vinci có khả năng nhìn thấy chi tiết những chuyển động nhanh mà nhiều người không thể.
Họa sĩ thời Phục hưng này sử dụng khả năng đặc biệt của mình để mô tả những thay đổi rất nhỏ bé trong biểu cảm của con người hay khi một giọt nước rơi xuống.
Bức tranh Mona Lisa được cho là được da Vinci sử dụng đôi mắt tinh tường này để vẽ.
Họa sĩ da Vinci bắt gặp khoảnh khắc nàng Mona Lisa mỉm cưởi bí ẩn và thể hiện nó trong từng nét vẽ.
Ông Thaler cho rằng, da Vinci có đôi mắt đặc biệt như vậy có thể là do gene di truyền.
Leonardo da Vinci có các gene quy định sự phát triển của võng mạc nổi trội giúp thị giác trở nên nhạy bén hơn. Điều này giúp họa sĩ vẽ được các tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, bao gồm tuyệt tác Mona Lisa.
Mời độc giả xem video: Hé lộ chân dung đích thực nàng Mona Lisa qua xét nghiệm ADN. Nguồn: VTC14.
Bệnh tiểu đường là minh chứng cho sự tiến hóa của loài người?
So với chúng ta ngày nay, con người ở thời kì Jomon có thị giác, khứu giác và thính giác nhạy bén hơn nhiều.
Con người hiện đại khác xưa thế nào?
Những người sống hoang dã ở vùng đồng cỏ khô (xavan) của châu Phi có thị lực đạt 2.0 - 3.0 là chuyện bình thường. Bởi vì họ không thể tồn tại nếu thị giác thiếu nhạy bén khi sống trong một môi trường mà chỉ một chút sơ sẩy, tính mạng của họ có thể bị thú dữ như sư tử đoạt mất bất cứ lúc nào.
Còn mắt của chúng ta dù có tốt đến đâu nhưng khi làm công việc suốt ngày nhìn màn hình máy tính, hầu như ai cũng có thể bị cận thị. Nhiều người cho rằng cận thị là một loại bệnh, nhưng thực tế đây lại là một cách thích nghi của cơ thể với môi trường.
Vì khi tiếp xúc với một môi trường mà chỉ chăm chú vào cử động của tay, mắt sẽ phải tự điều chỉnh cự li nhìn gần lại để có thể dễ dàng thấy được cả cử động của tay.
Bệnh tiểu đường mà rất nhiều người đang mắc phải cũng tương tự như vậy, đây có thể được xem như một phản ứng thích nghi của loài người để có thể tồn tại trong thời đại mới - thời đại ăn no.
Vậy chúng ta hãy cùng xem cụ thể bệnh tiểu đường là một minh chứng cho sự tiến hóa của loài người ở mức độ nào. Thuở sơ khai, các loài động vật hoang dã đã phải tự săn mồi để có thể sinh tồn trong thế giới tự nhiên.
Bệnh tiểu đường trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Ảnh: MedicalNewsToday.
Đây chính là lý do để chúng phát huy toàn bộ các cơ quan cảm giác như thị giác, thính giác và khứu giác vào việc săn mồi, nên các cơ quan này còn được gọi là "cơ quan săn mồi". Ngoài ra, tay và chân (tứ chi) cũng thuộc cơ quan săn mồi vì chúng được dùng để rượt đuổi và bắt con mồi.
Ngược lại, ở xã hội hiện đại, khi con người nuôi thú cưng và ăn thịt gia cầm thì việc săn bắt thức ăn không còn cần thiết, tự con người đã thích nghi được. Vậy điều gì sẽ xảy ra với những con vật vẫn có thức ăn mà không cần đuổi bắt con mồi?
Tất cả các cơ quan săn mồi sẽ bị thoái hóa dần. Ví dụ, lợn được nuôi không thể chạy nhanh như lợn rừng. Điều đó cho thấy các chức năng trong cơ thể sẽ bị thoái hóa khi chúng trở nên không cần thiết nữa.
Tương tự như vậy, con người trong thời kỳ Jomon có thị giác, khứu giác và thính giác tốt hơn so với người hiện đại. Khứu giác, thính giác của tổ tiên chúng ta khi xưa có lẽ cũng cực kỳ mẫn cảm, không thua gì loài chó. Tuy nhiên, ở hiện tại, các giác quan này đã bị thoái hóa nhiều.
Tiểu đường chính là căn bệnh làm thoái hóa tất cả
Tiểu đường chính là căn bệnh làm thoái hóa tất cả các giác quan săn mồi. Mắt để tìm kiếm con mồi đã bị suy yếu, nay thoái hóa gần đến ngưỡng cuối cùng sẽ trở nên mù lòa. Đây còn được gọi là "bệnh võng mạc đái tháo đường".
Do cũng không cần đuổi bắt con mồi nữa, nên chân bị suy yếu theo. Y học gọi đây là "bệnh bàn chân đái tháo đường". Việc thoái hóa dần những cơ quan không còn cần thiết nữa là sự sắp đặt của tạo hóa. Thời nguyên thủy, loài người vốn dĩ sống ở trên cây.
Loài người trong quá khứ từng có một số giác quan nhạy bén hơn loài người hiện đại. Ảnh: Realm of History.
Họ cũng có đuôi và leo trèo trên cây nhờ vào cái đuôi đó. Trải qua hàng nghìn năm, vì phần cơ thể đó không còn cần thiết nên chiếc đuôi bị mất đi, chỉ để dấu tích duy nhất là đốt xương cụt của chúng ta ngày nay.
Cũng giống như vậy, để sinh tồn trong thời kì băng hà, cơ thể con người cũng có bộ lông bên ngoài. Tuy nhiên, sau khi con người biết cách sử dụng da của các loài động vật khác khoác lên người và bắt đầu mặc quần áo, bộ lông trên cơ thể cũng dần trở nên thoái hóa.
Đối với loài người, do không còn cần phải săn mồi, nên chân tay, cơ quan cảm giác đều là những phần cơ thể không còn quá cần thiết nữa và chúng bắt đầu bị thoái hóa.
Theo một nghĩa nào đó, có thể xem đây là "sự thích nghi" đối với môi trường đang bị biến đổi đột ngột khi hướng đến thời đại ăn uống no say.
Phát hiện mới về loài cá mập lớn nhất thế giới có 'đôi mắt bọc thép' Các nhà khoa học đã phát hiện ra những con cá mập lớn nhất trên thế giới có những chiếc răng nhỏ trên nhãn cầu. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Okinawa Churashima, Nhật Bản do Taketeru Tomita dẫn đầu đã tìm thấy những chiếc răng nhỏ trên...