Leo thang tranh chấp Hàn – Nhật, người dân tự thiêu trước đại sứ quán
Mối quan hệ giữa 2 đồng minh châu Á lâu năm của Mỹ từ lâu đã căng thẳng về các vấn đề liên quan đến sự cai trị thực dân tàn bạo giai đoạn 1910-45 của Tokyo trên bán đảo Triều Tiên.
Người dân Hàn Quốc biểu tình trước đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul với khẩu hiệu phản đối Thủ tướng Abe Shinzo.
Một người đàn ông Hàn Quốc 70 tuổi đã qua đời hôm nay (19/7) sau khi tự thiêu bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul, được cho có liên quan đến cuộc tranh chấp ngoại giao căng thẳng về vấn đề bồi thường lao động bị cưỡng bức trong Thế chiến II.
Người đàn ông quá cố đã nói chuyện với người quen qua điện thoại trước khi lái xe đến đại sứ quán Nhật rằng ông châm lửa vì “sự căm thù địch Nhật Bản” của bản thân, trong khi bố vợ của ông này được biết cũng là một nạn nhân của chế độ nô lệ thời chiến.
Video đang HOT
Vụ tự sát của người đàn ông Hàn Quốc diễn ra đúng vào thời điểm Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono triệu tập đại sứ Hàn Quốc tại Tokyo về những tranh chấp, mà các nhà phân tích cho rằng có thể phá hỏng thị trường công nghệ toàn cầu.
Diễn biến xung đột một tháng qua đã chứng kiến việc Tokyo hạn chế xuất khẩu vật liệu quan trọng đối với ngành công nghiệp điện thoại thông minh và chip hàng đầu thế giới của Seoul, sau khi tòa án cấp cao của Hàn Quốc buộc các DN Nhật Bản phải sử dụng lao động nước này như một cách bồi thường tranh chấp lịch sử.
Nhật Bản nhấn mạnh vấn đề tranh chấp đã từng được giải quyết theo một thỏa thuận được ký sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, bao gồm một gói các khoản vay. Trong khi Seoul đe dọa sẽ khiếu nại các hạn chế của Tokyo lên Tổ chức Thương mại Thế giới, đồng thời kêu gọi Washington can thiệp.
Theo Kinhtedothi
Ngoại trưởng Nhật Bản kêu gọi Iran tuân thủ JCPOA
Ngày 12/6, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã kêu gọi Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Tehran đã ký với nhóm P5 1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) năm 2015.
Kỹ thuật viên Iran làm việc tại nhà máy làm giàu urani ở Isfahan năm 2004. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, lời kêu gọi trên được đưa ra tại cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Kono với người đồng cấp Iran Javad Zarif tại Tehran, trước khi lãnh đạo hai nước gặp thượng đỉnh trong khuôn khổ chuyến thăm Iran của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Theo thỏa thuận JCPOA, Iran đồng ý ngừng chương trình làm giàu hạt nhân để đổi lại việc dỡ bỏ các trừng phạt quốc tế. Tuy nhiên, khi lên nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các trừng phạt chống Tehran.
Với mong muốn làm trung gian hòa giải căng thẳng giữa Washington và Tehran, qua đó đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực Trung Đông, chiều ngày 12/6, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã tới thủ đô Tehran, trở thành vị thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Nhật Bản thăm chính thức Iran kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Dự kiến trong hai ngày ở thăm Iran, ông Abe sẽ hội đàm với Tổng thống Iran Hassam Rouhani, hội kiến Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei. Đây cũng là lần đầu tiên một thủ tướng của Nhật Bản gặp Đại giáo chủ Iran.
Nhận định về vai trò này, giới chức Iran cùng ngày cho biết nước này sẽ đề nghị Nhật Bản đứng ra làm trung gian giữa Tehran và Washington nhằm nới lỏng các trừng phạt dầu mỏ mà Mỹ áp đặt chống Iran. Phát biểu với hãng tin Reuters, một quan chức cấp cao Iran cho biết: "Nhật Bản có thể giúp nới lỏng các trừng phạt hiện nay... Như một cử chỉ thiện chí, Mỹ nên hoặc dỡ bỏ các trừng phạt dầu mỏ phi lý, hoặc kéo dài thời gian tạm hoãn thực thi, hoặc ngừng các trừng phạt này".
Một quan chức khác của Iran cho biết: "Ông Abe có thể là một nhà hòa giải vĩ đại, có thể tạo điều kiện (nới lỏng trừng phạt dầu mỏ)... Nhật Bản luôn tôn trọng Iran và ông Abe có thể đóng một vai trò mang tính xây dựng nhằm giảm căng thẳng hiện nay vốn có hại cho khu vực (Trung Đông)".
Trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh sự hỗ trợ của Thủ tướng Abe trong xử lý vấn đề Iran, đồng thời nhấn mạnh cái mà ông gọi là "quan hệ rất tốt đẹp" giữa Tokyo và Tehran. Là một đồng minh của Mỹ và có quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Iran, Nhật Bản có thể đang đứng ở vị trí duy nhất phù hợp để làm trung gian hòa giải giữa nước CH Hồi giáo và Mỹ.
Nhật Bản được đánh giá là có mối quan hệ thân thiết với Iran. Năm 2019 là năm hai nước kỷ niệm 90 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Iran đã đẩy Tokyo vào thế khó khi Washington là một đồng minh an ninh, còn Iran là nguồn cung cấp dầu mỏ lớn cho Nhật Bản.
Bích Liên (TTXVN)
TheoTintuc
Thủ tướng Nhật bị cả thế giới đọc sai tên trong hơn một thập kỷ Tại Nhật Bản hay một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, tên người thường được sắp xếp theo thứ tự: Họ trước, tên sau. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Tuy nhiên, trên các phương tiện truyền thông phương Tây, tên của người Nhật bị viết ngược suốt một thời gian dài, CNN đưa tin hôm 22/5. Cụ...